Niềm vui có Chúa
Suy niệm Tin
Mừng Chúa nhật XXIII – B
(Mc 7, 31 - 37)
Đặt
mình vào hoàn cảnh của dân Israel và của chính người câm điếc trong Tin Mừng
Marcô hôm nay, chúng ta sẽ cảm nghiệm được niềm vui có Chúa. Có Chúa mọi sự sẽ
trở nên tốt lành, người bệnh được chữa lành.
Lâm
cảnh cùng quẫn
Israel
được Chúa chọn là dân riêng, vì thế mà được Chúa yêu thương, chăm sóc giữ gìn
như con người mắt Chúa. Vậy mà họ đã phản bội lại tình yêu ấy, đi thờ ngẫu
tượng, sống bê tha, luân lý suy đồi. Lời Chúa qua các ngôn sứ nhắc nhở đều vô
ích, nên lưu đầy là ‘liều thuốc mạnh’ Chúa phải dùng để sửa trị dân. Họ phải
chịu cảnh cùng cực cả về thể xác lẫn tinh thần. Họ phải đi bộ cả ngàn cây số,
cuộc sống sống thiếu thốn, đức tin bị thử thách, khiến họ đặt ra những câu hỏi:
Có Thiên Chúa hay không ? Nếu có thì tại sao Ngài lại để đất nước, thành thánh
Giêrusalem và Đền thờ bị phá hủy ? Hay là Thiên Chúa yếu hơn thần Marduk ?
Thiên Chúa có còn nhớ lời hứa nữa hay không ?
Khi
lâm cảnh cùng cực họ mới nhận ra cái giá phải trả do tội lỗi gây ra. Tội xúc
phạm đến Thiên Chúa đã đẩy họ ra khỏi vòng tay yêu thương của, hạnh phúc tiêu
tan, họ lâm vào cảnh nước mất nhà tan, lối tận đường cùng trong cảnh lưu đày.
Sống
hy vọng vào Chúa
Nhà
cửa và thành trì của họ bị tàn phá. Đền thờ bị phá đổ tan hoang. Họ
bị cướp bóc và đuổi ra khỏi nhà. Họ phải sống trong thân phận tù đày
nơi đất kẻ thù. Thời huy hoàng không còn nữa. Họ phải sống cảnh lưu
đày, tương lai mù mịt. Không ai có sức cứu họ thoát khỏi cảnh khổ
cực này. Và giả như họ có thoát được cảnh lưu đày, thì làm sao có
thể vượt qua được sa mạc khô cằn để về nước, mà có thoát chạy về nước
thì ở đó cũng chẳng còn gì.
Trong
lúc dân Israel đang bị giam cầm, khó lòng thoát khỏi quân Babylon đánh thì
Isai tuyên sấm : "Can đảm lên, đừng sợ ! Này đây Thiên Chúa các
người đến để phục thù. Chính Người sẽ đến và cứu thoát các người" (Is
35, 4). Những lời trên mới đẹp làm sao, vì nó chứa đầy tình thương của Thiên
Chúa đối với dân đang lâm cảnh nước mất nhà tan, chẳng thể nhìn, nghe không
được và lê bước được cũng không xong. Tin vui Chúa đến làm cho người mù nhìn
thấy được, người điếc sẽ nghe được, người què nhảy nhót như nai, người câm nói
được (x. Is 35, 4-7). Những lời trên thắp sáng niềm tin và hy vọng cho dân Chúa.
"Effatà
- Hãy mở ra"(Mc 7, 34). Chúa Giêsu là hiện thân của Thiên Chúa Cha,
đến để hoàn tất lời hứa. Lời Chúa Giêsu hô to sau hơi thở dài trước mặt người
câm điếc, với bàn tay đưa ra đụng vào tai và lưỡi anh ấy, "tức thì tai
anh ta mở ra, và lưỡi anh ta được tháo gỡ, và anh nói được rõ ràng"(Mc
7, 37).
Từ
việc chữa lành người câm điếc "mở ra" cho cho thế giới chúng ta một
sự khởi đầu với các quan năng nghe Lời Chúa và cất lời ca tụng những điều kỳ
diệu của Chúa. Chúa đã làm người để con người bị câm điếc bên trong do tội lỗi
có khả năng nghe tiếng Chúa, tiếng của tình yêu nói với con tim, và dạy con
người học nói thứ ngôn ngữ của tình yêu, và thông truyền cho nhau những công
trình tốt đẹp Chúa đã làm.
Thế
giới đang cần Chúa chữa
Ngày
nay nhiều người mất khả năng nghe lời Chúa và tiếng nói của đồng loại. Có người
mất khả năng nói ngôn ngữ của tình yêu, hòa bình và xây dựng với chính mình
cũng như tha nhân. Có người mù không nhìn thấy những điều kỳ diệu của Đấng Sáng
Tạo mà ca tụng Chúa, cũng như không thấy được sự tốt đẹp nơi tha nhân.
Isaia
loan báo, sẽ đến ngày Thiên Chúa đến đem lại niềm vui khi mở mắt người mù, mở
tai người điếc, cho người què đi được và người câm nói được. Tin Mừng cho thấy,
Chúa Giêsu đã thực hiện lời Isaia tiên báo năm xưa là chữa lành cho người câm
điếc để anh nghe và nói được. Hành động Chúa kéo anh ta ra khỏi đám đông hỗn
độn gồm cả dân ngoại lẫn dân Do Thái để anh thuộc về Chúa chứ không còn thuộc
về loài người nữa. Chúa Giêsu đặt tay vào tai anh và bôi nước miếng vào lưỡi
anh chứng tỏ Chúa không chỉ đụng chạm đến tai, đến miệng của anh, mà Chúa còn
chạm đến trọn con người, gồm trái tim và tâm hồn anh nữa. Chúa Giêsu không chỉ
chữa anh khỏi câm, ngọng, Chúa còn mở tai, mở mắt tâm hồn để anh có thể nhận ra
Người là Thiên Chúa quyền năng và lắng nghe Lời của Chúa.
Ngày
nay, có quá nhiều tiếng ồn bên ngoài và cả bên trong ta, như âm thanh của tiền
bạc, danh vọng và các thú vui, làm giảm khả năng nghe, nhìn và nói về Thiên
Chúa, lời Chúa không thấm vào tâm hồn chúng ta được. Nhiều người mất khả năng
lắng nghe nhau bởi họ không muốn nghe người khác hay họ nói nhiều hơn nghe.
Nguy hiểm hơn là tình trạng câm điếc trong tâm hồn đang xảy ra nơi chúng ta,
khiến ta không nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa, không nhìn thấy những việc
tốt đẹp Chúa làm trong đời ta. Có người điếc vì làm ngơ trước lời kêu cứu của
anh chị em đang gặp khổ đau. Có người câm vì sợ hãi không dám nói lên sự thật
và không dám bênh vực sự thật. Có nhiều người vì quyền lợi, địa vị hoặc vì một
thứ bổng lộc nào đó của xã hội, mà chấp nhận biến mình thành kẻ câm, điếc hoặc
mù lòa.
Lạy
Chúa, xin đến chạm vào tai, môi miệng và mắt con, để con nghe được tiếng Chúa,
thấy được tha nhân và ca tụng Chúa đến muôn thủa muôn đời. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ