Chúa Nhật thứ 4 Mùa Vọng - ngày 20 tháng 12 năm 2020

 

Lm. John P. Cush. STD

 

Bài đọc: 2Sm 7: 1–5, 8B – 12, 14A – 16 • Tv 89: 2–3, 4–5, 27, 29 • Rm 16: 25–27 • Lc 1: 26–38

bible.usccb.org/bible/readings/122020.cfm

 

Đoạn kết thúc Tin Mừng Lu-ca hôm nay có câu: “Đối với Thiên Chúa, không gì là không thể làm được.” Vừa nghe câu Kinh Thánh do sứ thần Thiên Thần Gabriel cất lên vào lúc khởi đầu cuộc tạo dựng mới khi Đấng Cứu Độ đến, chúng ta liên tưởng đến sách Sáng Thế, cuốn đầu tiên trong bộ Kinh Thánh. Chương 11 nhắc đến câu chuyện Tháp Babel. Dĩ nhiên chúng ta nhớ lại rằng Thiên Chúa đã không hài lòng với sự kiêu căng và ngạo mạn mà tổ tiên chúng ta đã làm. Dù bị tác động nặng nề do tội Nguyên tổ cũng như đang sống vào thời trước cả giao ước Áp-ra-ham, cuối cùng con người vẫn cùng nhau hành động. Họ có cùng một lời nói, một ngôn ngữ, và từ phía Đông, họ di cư đến thung lũng Si-na; ở đây họ đã xây dựng một thành phố, với ngọn tháp có đỉnh cao chọc trời, như Kinh Thánh mô tả là để họ có thể “ làm cho danh tiếng chúng ta lẫy lừng, để khỏi bị phân tán trên khắp mặt đất."

 

Và trong bối cảnh này, Thiên Chúa khôn ngoan và công minh, Đấng đã đến phán rằng: "Đây, tất cả chúng nó họp thành một dân, nói một thứ tiếng. Chúng mới khởi công mà đã như thế thì từ nay, chẳng có gì chúng định làm mà không làm được. Nào ! Ta xuống và làm cho tiếng nói của chúng phải xáo trộn, khiến chúng không ai hiểu ai nữa”.

 

Trong sách Sáng Thế, bạn có hiểu được câu "Họ cho là không có gì nằm ngoài tầm tay của họ" không? Có bản dịch khác lại viết: "Không có gì mà họ định làm lại không thể đối với họ!". Thoạt tiên, ý đồ này phát xuất t con người, chứ không phi Thiên Chúa. Các kế hoạch của con người không khởi sự dưới sự soi sáng của Thiên Chúa, không tiếp tục nhờ sự trợ giúp và hướng dẫn của Người và không đạt tới một kết thúc thành công. Kế hoạch của họ, ngôn ngữ của họ, tất cả của họ để “làm cho danh tiếng chúng ta lẫy lừng”. Đó là để tự tôn vinh họbảo đảm cho sự an toàn của họ mà thôi.

 

Trái ngược với những gì chúng ta đã trình bày là khung cảnh trong lễ Truyền Tin với một thiếu nữ không hề bị vết nhơ tội nguyên tổ làm hoen ố.  Thiếu nữ ấy không xây dựng trong cô một tòa tháp cao bằng thịt xương của cô, nhưng xây một pháo đài kiên cố là Chúa Giê-su. Sự kiêu căng của Babel được thay thế bằng sự khiêm nhường của ngôi làng nhỏ Na-da-rét, nên Mẹ Maria đã nói trong lời tuyên xưng Magnificat rằng: “Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường”. Ngôn ngữ của Mẹ không mơ hồ và khó hiểu. Nó rõ ràng, đơn giản và trực tiếp. Mẹ biết sự thật, biết mình là người con gái của E-và, cho nên Mẹ thưa "xin vâng" (fiat), chắc chắn không phải để bảo vệ mình hoặc đề cao bản thân, vì Mẹ sẽ phải chịu đau khổ rất nhiều suốt cuộc sống của Mẹ, nên Mẹ trở thành Mẹ Sầu Bi.

 

Trong cuộc đời Kytô hữu, có thể có nhiều xu hướng người ta cần phải chống trả ngay lập tức. Với lòng nhiệt thành tông đồ và ước muốn có tinh thần Giáo hội đích thực, chúng ta dễ trở thành người dân tháp Babel hơn là dân làng Na-da-rét của thánh Gioa-kim và An-na. Vì tính tự cao tự đại, người ta dễ đắm chìm trong một thế giới chỉ tin vào bản thân hơn là biêt cởi mở, quan tâm, bén nhạy, yêu thương và trung thực trước mặt Chúa. Không phải tự bản thân mình, chúng ta có thể làm bất cứ điều gì; nhưng mọi sự trong cuộc sống chúng ta đều khởi sự nhờ ơn Chúa soi sáng, tiếp tục nhờ có Người phù trợ và chỉ dưới sự dẫn dắt của Người, mọi việc mới có thể đạt được thành công, vì “Không có gì là không thể đối với Thiên Chúa”.

 

Nguồn: Homiletic & Pastoral Review – (hprweb.com)

Chuyển ngữ: JB. Đào Ngọc Điệp

 


Suy Niệm Lời Chúa Năm B