CHÚA NHẬT 15 QUANH NĂM
Năm B, 2003
Thánh ca và lời nguyện mở đầu
Kinh Thánh: Ê-phê-xô 1: 3-14
Thư
Ê-phê-xô có thể chia làm hai phần.
Trong phần thứ nhất, thánh Phao-lô đề cao việc Thiên Chúa tuyển chọn
những người Dân ngoại tòng giáo. Ngài
chúc tụng Chúa đã thực hiện kế hoạch nhiệm mầu qua Đức Ki-tô (chương 1), nhắc
nhở tín hữu Ê-phê-xô về quá khứ sống trong tội lỗi của họ, nhưng giờ đây trong
Đức Ki-tô họ cùng sát vai với người Do-thái để làm thành một nhân loại mới
(chương 2 và 3). Phần thứ hai là những
huấn dụ luân lý. Vì đã được tuyển chọn,
tín hữu Ê-phê-xô đừng sống như Dân ngoại đang sống, nhưng “hãy bắt chước Thiên
Chúa” (5:1).
Các dịch giả Kinh Thánh
đều công nhận rằng toàn bộ tư tưởng của Phao-lô đã được cô đọng trong đoạn Ep
1:3-14. Đoạn Kinh Thánh này mang những
chiều kích khác nhau: về ý nghĩa mầu
nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa, rửa tội, phụng vụ, tất cả cốt lõi đều đã được trình
bày một cách thật đơn giản. Những nhân
vật chính trong kế hoạch nhiệm mầu này là Thiên Chúa Cha, Thánh Tử Giê-su,
Thánh Thần, dân Do-thái và Dân ngoại.
Trước hết chúng ta xét đến vai trò của Ba Ngôi Thiên Chúa đối với kế
hoạch cứu độ, sau đó có lẽ cách tốt nhất để hiểu diễn tiến kế hoạch nhiệm mầu
này là chúng ta cứ theo cách trình bày của thánh Phao-lô.
a) Ba Ngôi
Thiên Chúa và kế hoạch cứu độ
Đoạn
Ep 1:3-14 vẫn được coi là một bài thánh thi trang trọng chúc tụng Thiên Chúa
Cha, Đấng đã thực hiện kế hoạch cứu độ, trong và nhờ Đức Ki-tô, cùng với sự
tiếp tục và sinh hiệu quả do Thánh Thần.
Chúa Cha là chủ từ. Mọi hành
động đều quy về chủ từ: Người đã thi ân
giáng phúc, Người đã chọn, Người đã tiền định, Người cho ta được biết... Tính cách chủ động của Thiên Chúa Cha ngầm
hiểu Người đã yêu thương nhân loại với tình yêu vô điều kiện và muốn nhân loại
hãy nhận biết tình yêu ấy mà đáp trả.
Tình
yêu của Chúa Cha được biểu lộ qua Đức Ki-tô.
Trước khi nói đến mỗi giai đoạn của kế hoạch, thánh Phao-lô đã sử dụng
cụm từ “trong Đức Ki-tô,” hoặc “nhờ Đức Giê-su Ki-tô.” Điều ấy nói cho chúng ta biết vai trò độc
đáo và vô cùng quan trọng của Đức Ki-tô trong kế hoạch cứu độ. Đức Ki-tô là sự thể hiện kế hoạch. Kế hoạch cứu độ không thể thực hiện ngoài
Đức Ki-tô và nhờ một nhân vật nào khác không phải là Đức Ki-tô. Do đó chúng ta có nhiều kết luận quan trọng
liên hệ đến vấn đề cứu rỗi của nhân loại là vì những cụm từ này. Không có sự cứu rỗi ngoài Đức Ki-tô. Giáo Hội khẳng định vai trò duy nhất của Đức
Ki-tô và chống lại những chủ trương ngoài Đức Ki-tô ra còn có những con đường
khác đưa con người tới sự cứu rỗi. Muốn
được cứu rỗi, con người cần phải kết hiệp với Đức Ki-tô, như chi thể liên kết
với Đầu. Đức Ki-tô quy mọi sự về một
mối (recapitulation).
Thánh
Thần được ghi nhận như là nguồn ân phúc và bảo chứng gia nghiệp cho chúng
ta. Vai trò của Thánh Thần là giúp
chúng ta nhận biết những ân huệ, nhất là ơn cứu rỗi, Thiên Chúa ban cho chúng
ta (c.3). Thánh Thần giúp chúng ta khởi
đầu hành trình được cứu rỗi bằng cách nhận ra kế hoạch tình yêu của Thiên Chúa,
thúc giục chúng ta đáp trả tình yêu ấy nhờ kết hợp với Đức Ki-tô trong đời sống
mới, và đưa chúng ta tới đích của hành trình, tức là cho chúng ta được vĩnh
viễn hưởng phần gia nghiệp Thiên Chúa dành cho chúng ta (c.14).
b) Thực hiện
kế hoạch cứu độ
Nhờ
Thánh Thần, chúng ta nhận ra những ân phúc Thiên Chúa khứng ban. Những ân phúc này là những chiều kích phong
phú của việc thực hiện kế hoạch cứu độ.
Vậy thánh Phao-lô trình bày thứ tự những ân phúc ấy như sau:
Ân
phúc thứ nhất là ơn tuyển chọn (c.4).
Động lực để Thiên Chúa tuyển chọn con người không phải do con người,
nhưng hoàn toàn do lòng yêu thương của Thiên Chúa. Con người không có lý do hoặc xứng đáng bắt Thiên Chúa phải tuyển
chọn mình. Khi tuyển chọn con người, Thiên Chúa nhắm mục đích tốt và có lợi cho
con người là họ được nên tinh tuyền thánh thiện, chứ không phải vì có lợi cho
Thiên Chúa. Tự mình, Thiên Chúa đã đầy
đủ rồi, không cần đến sự hiện diện của con người. Chúng ta thường nghe nói về tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa. Thì đây, chính trong việc tuyển chọn chúng
ta, đặc tính vô điều kiện ấy trở nên thật rõ ràng.
Ân
phúc thứ hai là ơn được làm nghĩa tử của Thiên Chúa (cc. 5-6). Sự liên kết giữa Đức Ki-tô với chúng ta qua
việc Ngôi Lời mặc lấy xác phàm và chức phận Con Thiên Chúa của Chúa Giê-su đối
với Chúa Cha là căn rễ và gương mẫu cho chúng ta được làm nghĩa tử của Thiên
Chúa. Muốn làm con cái Thiên Chúa,
chúng ta phải “nên đồng hình đồng dạng với Con của Người, để Con của Người làm
trưởng tử giữa một đàn em đông đúc” (Rm 8:29).
Ân
phúc thứ ba là ơn cứu chuộc (cc.7-8).
Đây là giai đoạn thực hiện kế hoạch cứu độ. Đức Ki-tô đã đi vào lịch sử nhân lại, sống cuộc sống con người
gương mẫu, loan báo Tin Mừng cứu độ và đi tới tột đỉnh của việc loan báo tức là
tuân phục Chúa Cha, chấp nhận chết đổ máu trên thập giá để chuộc lại việc bất
tuân phục của loài người.
Ân
phúc thứ tư là được biết thiên ý nhiệm mầu của Thiên Chúa
(cc.9-10). Kế hoạch cứu độ là kế hoạch
“Thiên Chúa đã định từ trước trong Đức Ki-tô” và chỉ một mình Người biết. Nhưng Thiên Chúa đã tỏ ra cho loài người
biết qua các ngôn sứ, và “vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta
qua Thánh Tử” (Dt 1:2). Kế hoạch yêu
thương đã được hoàn tất nơi Đức Ki-tô, Đấng sẽ quy tụ muôn loài dưới quyền thủ
lãnh của Người để đem về với Thiên Chúa Cha.
Theo thiên ý này, Do-thái và Dân ngoại không còn tách biệt nhau nữa,
nhưng sẽ làm thành một Dân mới tức là Hội Thánh của Đức Ki-tô.
Ân
phúc thứ năm là việc Thiên Chúa tuyển chọn dân Do-thái và lịch sử
của họ để thi hành kế hoạch của Người (c.11-12). Dân tộc Do-thái là nơi nuôi dưỡng niềm hy vọng mong chờ Đấng Cứu
Thế và ơn cứu độ. Kế hoạch của Thiên
Chúa là đi từ Ít-ra-en được tuyển chọn của thời Cựu Ước sang Ít-ra-en mới của
thời Tân Ước. Thánh Phao-lô cũng muốn
nói lên tâm tình biết ơn của ngài vì ngài được vinh dự là thành phần của dân
Do-thái.
Ân
phúc thứ sáu là Dân ngoại cũng được dự phần ơn cứu độ Thiên Chúa đã hứa
cho Ít-ra-en (c.13). Để bảo đảm cho ân
phúc này, Thánh Thần đã được ban xuống trên những ai đón nhận Tin Mừng và tin
vào Đức Ki-tô.
Đến
đây, không còn là “chúng tôi” (Do-thái) hoặc “anh em” (Dân ngoại)
nữa, nhưng là “chúng ta”, cả hai đã trở thành một “dân riêng được cứu
chuộc của Thiên Chúa” (c.14).
c) Sống
trong Hội Thánh của Đức Ki-tô và trong thời đại cứu thế
Ơn
Thánh Thần (c.14) vừa kết thúc việc thực hiện kế hoạch của Thiên Chúa vừa mở
đầu giai đoạn cuối cùng của lịch sử cứu độ.
Thời điểm kết thúc kế hoạch cứu độ là ngày Đức Ki-tô tái lâm và xét xử
muôn loài. Sống trong thời đại cứu thế,
chúng ta được mời gọi hãy có một đời sống mới trong Đức Ki-tô, chủ đề được quảng
diễn trong các chương 4-6, và Phụng vụ Lời Chúa sẽ trích dẫn trong những Chúa
Nhật tiếp theo. Tuy nhiên tư thế của
chúng ta trong thời đại này là chờ đợi Đức Ki-tô sẽ trở lại. Chờ đợi như thế nào, đó là lẽ sống của Ki-tô
hữu. Dĩ nhiên không phải là chờ cách
thụ động, là “chẳng làm việc gì, mà việc gì cũng xen vào” (2 Tx 3:11), nhưng là
sống như “con người mới” theo những gì “đã được nghe nói về Đức Giê-su và được
dạy dỗ theo tinh thần của Người, đúng như sự thật ở nơi Đức Giê-su” (Ep 4:21).
Câu hỏi gợi ý chia sẻ
Qua
kế hoạch cứu độ, tôi nhận ra tình yêu tích cực Thiên Chúa Ba Ngôi dành cho tôi
như thế nào? Thánh Phao-lô đã diễn tả
tình yêu ấy qua những ân phúc Thiên Chúa ban cho nhân loại. Tôi có thể chia sẻ tâm tình của mình về bất
cứ ân phúc nào không?
Người
ta thường hiểu lầm về “Chúa tiền định điều này điều kia...” Tư tưởng của thánh Phao-lô ở đây cho thấy
chẳng có điều nào được tiền định ngoài kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa. Vậy tôi cảm thấy thế nào trước tất cả những
“tiền định” yêu thương Chúa dành cho tôi và để cho tôi được tự do đáp trả?
Tôi
có chương trình gì để sống “con người mới” trong khi chờ đợi Đức Ki-tô trở lại?
Cầu nguyện kết thúc
Sau
cầu nguyện bộc phát, nhóm cùng đọc lời nguyện sau đây:
Lạy
Chúa Giê-su, Chúa đã yêu trái đất này,
và đã
sống trọn phận người ở đó.
Chúa
đã nếm biết nỗi khổ đau và hạnh phúc,
sự bi
đát và cao cả của phận người.
Xin
dạy chúng con biết đường lên trời,
nhờ
sống yêu thương đến hiến mạng cho anh em.
Khi
ngước nhìn lên quê hương vĩnh cửu,
chúng
con thấy mình được thêm sức mạnh
để
xây dựng trái đất này,
và
chuẩn bị nó đón ngày Chúa trở lại.
Lạy
Chúa Giê-su đang ngự bên hữu Thiên Chúa,
xin
cho những vất vả của cuộc sống ở đời
không
làm chúng con quên trời cao;
và
những vẻ đẹp của trần gian
không
ngăn bước chân con tiến về bên Chúa.
Ước
gì qua cuộc sống hằng ngày của chúng con,
mọi
người thấy Nước Trời đang tỏ hiện.
(Trích
Rabbouni, lời nguyện 46)
12-6-03