CHÚA NHẬT XX THƯỜNG NIÊN, năm B
Ngày 17/8/2003
Ga 6, 51- 58
CHÚA GIÊSU, ĐẤNG BAN
SỰ SỐNG
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
Henri J.M
Nouwen viết:” Thánh Thể đôi lúc được cử hành với một nghi lễ trọng thể, trong
những nhà thờ chính tòa lộng lẫy. Nhưng thường thườngThánh Thể chỉ là một biến
cố nhỏ ít người biết đến. Nó được cử hành trong một phòng khách, một nhà tù,
một căn hầm nhỏ, hoàn toàn xa cách những chuyển động lớn của thế gian. Nó được
cử hành cách bí mật, không áo lễ, đèn nến, hương nhang. Nó âm thầm đến độ những
người ngoài cuộc chẳng mấy ai biết đến. Nhưng dù lớn hay nhỏ, tưng bừng hay
thầm kín, đó cũng chỉ là biến cố, một biến cố công bố rằng sự sống mạnh hơn sự
chết và tình yêu mạnh hơn sợ hãi “. Phụng vụ của Chúa nhật XX, nhất là đoạn Tin
Mừng của thánh Gioan trích đọc trong thánh lễ hôm nay có thể được coi là chóp
đỉnh mạc khải của Chúa Giêsu về chính bản thân Ngài là bánh ban sự sống trường
sinh và cũng là chóp đỉnh cuộc tranh luận của Chúa Giêsu với người Do Thái về
đề tài bánh.
VẪN LÀ SỰ CỨNG TIN VÀ NGOAN CỐ CỦA NGƯỜI DO THÁI:
Đọc Tin
Mừng, nhất là Tin Mừng của Thánh sử Gioan, người ta không khỏi ngạc nhiên về
thái độ ngoan cố, cứng đầu cứng cổ, khó chịu của người Do Thái khi phải đương
đầu với những lời khẳng định của Chúa Giêsu về chính thân xác và sự sống vĩnh
cửu mà Chúa hứa ban cho những ai ăn và uống máu của Ngài. Chúa Giêsu muốn dứt
khoát vấn đề: Ngài không dừng lại ở việc tranh luận, việc giải thích mầu nhiệm
khôn lường cho người Do Thái mà Ngài muốn đi xa hơn về mạc khải của Ngài: Ngài
cho những người Do Thái biết Ngài là ai và phải liên hệ, tiếp xúc và gặp gỡ Ngài như thế nào để có sự sống của Thiên
Chúa, nghĩa là phải làm sao để được tham dự vào đời thần linh của Ba Ngôi. Lời
của Chúa Giêsu:” Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ
được sống
muôn đời.
Và bánh Tôi sẽ ban tặng, chính là thịt Tôi đây, để cho thế gian được sống”( Ga
6, 51 ). Lời tuyên bố này của Chúa Giêsu là một gồm tóm cả cuộc đời và sứ mạng
cứu thế của Chúa. Với lời này, Chúa Giêsu đặt người Do Thái và cả nhân loại
trước một sự lựa chọn. Đây là một thách đố lớn lao vì ngay sau đoạn Tin Mừng Ga
6, 51-58, ta đọc thấy Ga 6, 54a. 60-69 đã có nhiều người trong nhóm người Do
Thái khi nghe Chúa Giêsu tuyên bố và ngay cả môn đệ của Ngài, cũng đã vấp ngã,
bỏ Chúa mà đi nơi khác. Đoạn Tin Mừng Ga 6, 51-58 đưa ta tới Bí Tích Thánh Thể.
Bí Tích Chúa Giêsu đã cử hành trước lúc Chúa Giêsu chịu khổ hình thập giá để
mang lại ơn cứu rỗi cho nhân loại. Với chủ đề: “ăn, bánh và sự sống”, Chúa
Giêsu đã đặt trước mặt mọi người một sự tương phản rõ rệt:” Tổ tiên ăn manna
trong sa mạc xưa nhưng đã chết, manna là loại bánh kỳ diệu, lạ lùng, từ trời
mưa xuống, nhưng không phải bởi trời, nên nó không đem lại sự sống đời đời. Còn
những ai ăn thịt và uống máu Chúa Giêsu sẽ được ở trong Chúa Giêsu, Chúa Giêsu
ở trong người ấy và kẻ ấy sẽ được sống nhờ Chúa Giêsu, sẽ được sống lại với Ngài
trong ngày chung thẩm và sẽ được sống đời đời. Đó là mầu nhiệm của đức tin và
là sự huyền nhiệm của thịt, máu Chúa Giêsu.
THỊT MÁU CHÚA GIÊSU: ƠN CỨU RỖI CHÚA BAN CHO NHÂN LOẠI, BAN CHO LOÀI NGƯỜI:
Chúa
Giêsu đã thực hiện sứ mạng cứu rỗi của Ngài qua việc rao giảng, qua việc làm,
cuộc sống và nhất là qua cái chết trên thập giá. Ngài đã biểu lộ lòng yêu
thương tha thứ của Ngài qua cái chết thập giá “Khi nào Ta được treo lên khỏi
đất, Ta sẽ kéo mọi người về với Ta “. Lời của Chúa Giêsu đã được thực hiện nơi
cái tận cùng của đời Ngài là cái chết vì tình yêu, cái chết hy sinh, khước từ
lợi lộc:” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống
vì người mình yêu”( Ga 15, 13 ). Chúa chết, Ngài đã để lại cho nhân loại thịt
và máu của Người: đó là Bí Tích Thánh Thể, Bí Tích huyền diệu mang lại sự sống
mới, sự sống đời đời cho nhân loại, cho mỗi người. Aên thịt và uống máu của
Chúa theo thánh Gioan ở đây là hòa nhập vào Chúa, tin và hiểu Ngài như Ngài
muốn nhân loại hiểu về Ngài là Đấng được Thiên Chúa Cha sai đến để lôi kéo mọi
người về cùng Cha. Cha Tad W.Guzie, S.J. đã viết:” Trên thập giá, một con người
đã chết để qui tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi( Ga 11, 52). Trong
Bí Tích Thánh Thể, có bánh được bẻ ra, và chén rượu được chia sẻ. Bánh làm cho
tất cả những hạt lúa rải rác khắp nương đồng nên một, bánh nói về một thânn thể
được trao ban vì sự sống thế
gian.
Rượu được làm từ những trái nho bứt từ các cành của cây nho, Ngài là cây nho,
còn ta là cành. Ai tuyên xưng sự chết của Chúa Giêsu bằng cách ăn bánh và chia
sẻ chén ấy đều dấn thân hoạt động cho sự hiệp nhất, cho việc làm nên một thân
mình duy nhất “. Chúa Giêsu vẫn tiếp tục hiến mình làm bánh, làm của ăn nuôi
sống nhân loại, củng cố đức tin của người Kitô hữu qua Bí Tích Thánh Thể hằng
ngày trên khắp thế giới. Nhân loại và người Kitô hữu được mời gọi chịu lấy mình
và máu Chúa Kitô. Chịu lễ đích thực là nhận lấy chính Chúa, hòa nhập vào đời
sống của Ngài, noi theo bắt chươc cuộc đời của Chúa và tìm hiểu Lời Chúa bằng cách
thực thi những điều Chúa đã làm, đã sống, đã kinh qua trần gian này để mang lại
tình thương và hạnh phúc cho loài người. Sống như vậy hay nói một cách khác
chịu lấy Mình và Máu của Chúa là sống chíng cuộc sống của Ngài, sống nhờ Ngài
và qua Ngài, con người có sự sống đời đời. Chịu lấy Mình và Máu Chúa Kitô là ta
“ đâm rễ sâu vào Mầu Nhiệm Ba Ngôi, xây dựng trên tình yêu Ba Ngôi, mang lại sự
sống Ba Ngôi, biểu lộ tình yêu Ba Ngôi, và cuối cùng đưa ta vào quỹ đạo tình
yêu Ba Ngôi “.
Lạy Chúa
Giêsu Thánh Thể, xin cho chúng con càng ngày càng yêu mến
Mình và
Máu của Chúa. Amen.
GỢI Ý CHIA SẺ:
1. Chúa Giêsu trong đoạn Tin Mừng Ga 6,
51-58 đã mạc khải điều gì ?
2. Chịu lấy Mình và Máu của Chúa có nghĩa là
gì ?
3. Tại sao có nhiều cử tọa của Chúa Giêsu và
có một số môn đệ của Chúa đã bỏ Chúa mà đi ?