CHÚA NHẬT XXXIII
THƯỜNG NIÊN, năm B,
Ngày 16/11
Mc 13, 24-32
CON NGƯỜI ĐẾN TRONG VINH QUANG RẠNG NGỜI
Linh mục Giuse Nguyễn
Hưng Lợi DCCT
Suy nghĩ về
cái chết, về đời sau vẫn là vấn nạn lớn mà con người muôn thời đã ưu tư, thắc
mắc tự hỏi, tự giải quyết và nhờ người khác giúp hiểu hơn, thấu triệt hơn để
bình an mà vui sống. Phụng vụ chúa nhật 33 thường niên trình bầy, gợi lên, vén
lộ những giá trị con người có thể bắt gặp được trong mầu nhiệm cao sâu và hết
sức huyền diệu này.
Con người muôn
thời không sao tránh khỏi cái chết: “
đó là mầu nhiệm, đó là chân lý của đức tin.Con người ai cũng phải chết: sinh
quí tử qui, sống ở thác về” Tuy nhiên, sau cái chết còn có cái gì hơn nữa. Bài
đọc I trích bản văn Đanien 12, 1-3 cho thấy:” sau cuộc sống ở trần gian, còn có
một sự sống khác”. Thiên Chúa ban cho
con người sau cái chết một sự sống mới để phạt kẻ ác và thưởng kẻ lành vì muôn vàn ơn phúc, muôn vàn việc
thiện họ đã làm ở trần gian khi họ còn sống.Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu
Do Thái bài đọc 2 đã trình bầy cái chết của Chúa Giêsu. Chính cái chết của Chúa
Giêsu trên thập giá có giá trị đổi mới, thanh luyện và thánh hóa các môn đệ khi
các Ngài liên kết, biến tan trong mầu nhiệm sự chết và phục sinh của Chúa
Giêsu. Bài Tin Mừng Mc 13, 24-32 nói về diễn từ của Chúa Giêsu về thời cùng
tận, thời cánh chung hay nói nôm na là ngày tận thế.Diễn từ này được Chúa Giêsu
trình bầy vào những ngày giờ cuối cùng của Ngài ở trần thế, vì sau đó ít ngày,
Chúa Giêsu bị bắt, bị kết án và bị giết chết trên thập giá. Lối diễn tả về ngày
cùng tận là lối văn khải huyền và thánh Marcô đã dùng nhiều hình ảnh của các
ngôn sứ, đặc biệt là của Đanien...
Thánh sử Marcô
đã cho thấy cái chết quả thực đau khổ. Nhưng cái cùng tận của Chúa Giêsu không
phải chỉ chấp nhận cái chết như người bình thường mà chóp đỉnh tiến về công
trình cứu độ của Ngài là cái chết thập giá:” Không có tình yêu nào cao vời cho
bằng tình yêu của người hiến mạng sống mình vì người mình yêu”( Ga 15, 13
).Thập giá là cùng tận của mạc khải về lòng thương xót của Chúa Giêsu. Thập giá
là nơi giao hòa giữa con người và Thiên Chúa. Thập giá cũng là nơi Đức Giêsu
Kitô được tôn vinh bên hữu Thiên Chúa.Chính cái chết cứu chuộc của Chúa Giêsu,
thế giới, nhân loại bước vào một giai đoạn mới, một thời kỳ được Thiên Chúa cứu
độ và thế giới con người thuộc về Thiên Chúa.
Qua cái chết
của Chúa Giêsu, Ngài khích lệ các môn đệ đang bị bách hại, đang gặp khó khăn
hãy kiên vững vì như cái chết của Ngài là khởi điểm chiến thắng là vinh quang
rạng ngời, thì cái chết của các môn đệ đang khi họ bị bách hại cũng là niềm hy
vọng vinh quang cho một cuộc sống mới phục sinh.Chúa Giêsu biết ngày Ngài sắp
rời bỏ các môn đệ: những hiện tượng tang tóc, mặt trời, vũ trụ, tinh tú sẽ rơi
rụng, quyền lực sẽ bị lung lay vv...là một cách nói muốn đề cập đến một sự
chuyển mình, thay đổi từ một trạng thái cũ, sang một trạng thái mới. Đây không
phải như là lời báo trước về những gì sẽ xẩy ra vào ngày tận thế. Vì ngày tận
thế không ai biết được sẽ xẩy đến vào giờ nào, lúc nào, nhưng với cái chết và
phục sinh, tôn vinh của Đức Kitô, nhân loại sẽ có một cuộc sống mới vinh quang
vì ơn cứu chuộc đã đẩy lui mọi bóng dáng của tội lỗi và tình thương cứu độ của
Chúa đổ tràn trên mọi người. Chúa tiếp tục củng cố, động viên, khích lệ các môn
đệ trước khi Ngài sống biến cố đau thương của thập giá để các môn đệ kiên tâm,
can đảm trong cơn bách hại kéo dài sau
khi Chúa sống lại. Cuộc quang lâm của Chúa phục sinh sẽ là nguồn an vui và niềm
hy vọng cho các môn đệ được an ủi, nâng đỡ.
Người Kitô hữu
cũng như các môn đệ của Chúa Giêsu chỉ có thể đứng vững khi họ sống đức tin để
đẩy lùi tội lỗi, tránh xa những thế lực của sự dữ, satan, ma quỉ, triệt hạ
những ngẫu tượng, đẩy lùi những tính hư nết xấu, ích kỷ, tham lam, và nhất
quyết góp tay xây dựng một thế giới đầy tình người trong đó hận thù, chia rẽ sẽ
nhường chỗ cho yêu thương, quảng đại, cảm thông và chia sẻ. Lạy Chúa Giêsu, xin
ban cho chúng con một con tim mới để chúng con luôn sẵn sàng phục vụ Chúa và
tha nhân, đồng thời luôn biết chấp nhận cái chết như ý định tuyệt vời nhất của
Chúa nơi mỗi người.
GỢI
Ý CHIA SẺ:
1. Bạn hiểu thế nào về ngày tận thế ?
2. Theo bạn cái chết là gì ?
3. Bạn cảm nghiệm thế nào về cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá ?