Chúa Nhật thứ 3 Thường Niên

(26-1-2003)

ÐỌC LỜI CHÚA

     Gn 3,1-5.10: (1) Có lời Ðức Chúa phán với ông Giô-na lần thứ hai rằng: (2) Hãy đứng dậy, đi đến Ni-ni-vê, thành phố lớn, và hô cho dân thành biết lời tuyên cáo Ta sẽ truyền cho ngươi.

     1Cr 7,29-31: (29) Thưa anh em, tôi xin nói với anh em điều này: thời gian chẳng còn bao lâu, (31b) vì bộ mặt thế gian này đang biến đi.

 

     TIN MỪNG: Mc 1,14-20

Ðức Giê-su khai mạc công việc rao giảng (// Mt 4,12-17; Lc 4,14-15)

(14) Sau khi ông Gio-an bị nộp, Ðức Giê-su đến miền Ga-li-lê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. (15) Người nói: Thời kỳ đã mãn, và Triều Ðại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.

Ðức Giê-su kêu gọi bốn môn đệ đầu tiên (// Mt 4,18-22; Lc 5,1-11)

(16) Người đang đi dọc theo biển hồ Ga-li-lê, thì thấy ông Si-môn với người anh là ông An-rê, đang quăng lưới xuống biển, vì họ làm nghề đánh cá. (17) Người bảo họ: Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá. (18) Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người. (19) Ði xa hơn một chút, Người thấy ông Gia-cô-bê, con ông Dê-bê-đê, và người em là ông Gio-an. Hai ông này đang vá lưới ở trong thuyền. (20) Người liền gọi các ông. Và các ông bỏ cha mình là ông Dê-bê-đê ở lại trên thuyền với những người làm công, mà đi theo Người.

CHIA SẺ

Câu hỏi gợi ý:

1. Ðức Giê-su đến để xây dựng Nước Thiên Chúa. Bạn quan niệm Nước Thiên Chúa là gì? ở ngay trần gian này hay ở đời sau? Bản chất của nó là gì?

2. Bản chất của Nước Thiên Chúa chính là Tình Thương. Trong đời sống Ki-tô hữu, việc cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích rất quan trọng, nhưng so với việc thực hiện tình yêu thương thì việc nào quan trọng hơn? Cái nào là mục đích, cái nào là phương tiện? Cần phải quan trọng hóa hay làm nổi bật cái nào?

Suy tư gợi ý:

1. Ðức Giê-su đến để xây dựng triều đại Thiên Chúa

Khi bắt đầu xuất hiện công khai để loan báo Tin Mừng, Ðức Giê-su tuyên bố với mọi người: Thời kỳ đã mãn, và Triều Ðại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng. Ngài nói vậy nghĩa là gì? - Thời kỳ đã mãn nghĩa là đã hết một thời kỳ, và đã đến lúc bắt đầu một thời kỳ mới. Thời cũ là thời của Cựu Ước, với những tinh thần và luật lệ của Cựu Ước. Thời của Cựu Ước là thời chuẩn bị cho thời của Tân Ước. Và Ðức Giê-su đến để khai mở thời kỳ Tân Ước, với những tinh thần và luật lệ mới của Tân Ước. Thời Tân Ước là thời xây dựng triều đại Thiên Chúa do Ðức Giê-su chủ xướng và thiết lập. Ngài nói: Triều Ðại Thiên Chúa đã đến gần. Ðã đến gần có nghĩa là còn đang đến chứ chưa thành hiện thực. Triều đại ấy có thành hiện thực hay không còn tùy thuộc vào Ðức Giê-su và những người cộng tác với Ngài.

2. Triều đại Thiên Chúa hay Nước Thiên Chúa là gì?

Triều đại Thiên Chúa Ðức Giê-su muốn thiết lập một kỷ nguyên mới, trong đó nhân loại được sống trong an bình hạnh phúc, nhờ biết yêu thương nhau, hy sinh cho nhau, sống cho nhau. Ngài đã đưa ra một điều răn mới cho kỷ nguyên mới này: Thầy ban cho anh em một điều răn mới anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em (Ga 13,34; x. 15,12.17). yêu thương phải trở thành dấu hiệu đặc trưng của những ai theo Ngài, đặc trưng đến nỗi chỉ việc nhìn vào tình thương họ dành cho nhau, mọi người nhận ra họ người theo Ngài: Mọi người sẽ nhận biết anh em môn đệ của Thầy điểm này: anh em lòng yêu thương nhau (Ga 13,35). Ngài đã thiết lập Giáo Hội như một cộng đoàn đặc biệt của Ngài nhằm thực hiện Nước Thiên Chúa, trong đó, tình thương thống trị trong lòng mọi người, khiến mọi người trong cộng đoàn đó yêu thương hy sinh cho nhau, coi nhau như anh chị em, nhờ đó họ luôn luôn đầy đủ hạnh phúc. nhờ sự hấp dẫn luôn luôn của tình thương, Giáo Hội ấy ngày càng mở rộng, lan tràn khắp thế giới. Lúc ấy, thế giới sẽ trở thành Nước Thiên Chúa, ngay tại trần gian này. Ngài đã ban cho Giáo Hội những phương tiện rất hữu hiệu các tích để thông ban sức mạnh thiêng liêng để con người thực hiện điều ấy.

3. Một lý do khiến Giáo Hội chưa thực hiện được Nước Thiên Chúa

Thế nhưng cho đến nay, nhìn vào Giáo Hội và thế giới, người ta không khỏi nghi ngờ: liệu việc xây dựng Triều đại Thiên Chúa hay Nước Trời của Ðức Giê-su có thành tựu được không? Xem ra lý tưởng của Ðức Giê-su vẫn còn xa vời lắm, mặc dù Giáo Hội đã nỗ lực thực hiện lý tưởng ấy suốt 2000 năm nay. Có thể một trong những lý do khiến chúng ta không thành công là chúng ta chưa quan tâm đủ đến sứ điệp trọng tâm của Ðức Giê-su là tinh thần yêu thương, mà quá quan tâm đến những phương tiện - là việc cầu nguyện, các bí tích - để đạt được tinh thần ấy.

Quả thật, những phương tiện Ðức Giê-su đặt ra rất cần thiết hữu ích, nhưng thế nào chăng nữa, chúng vẫn chỉ những phương tiện. Biến những phương tiện ấy thành mục đích hay cứu cánh hiệu hóa chúng, thậm chí làm chúng biến chất, làm chúng trở nên hại thay lợi. Nếu đồng tiền một đầy tớ rất tốt, nhưng lại một ông chủ rất xấu, thì tương tự như vậy: các phương tiện Ðức Giê-su lập ra như các tích, việc cầu nguyện, v.v. những phương tiện rất tốt, nhưng lại những mục đích rất xấu. Nghĩa nếu chúng ta nhắm mục đích ràng sống yêu thương nhau, quyết tâm thực hiện sự yêu thương ấy, thì việc cầu nguyện các tích sẽ những phương tiện hết sức hữu hiệu để đạt được mục đích ấy. Còn nếu chúng ta coi chúng mục đích, thì chúng sẽ trở thành những yếu tố phá hoại sự yêu thương ấy, cũng phá hoại tôn giáo.

Khốn thay rất nhiều Ki-tô hữu không hề ý thức sứ điệp căn bản của Ðức Giê-su tình yêu thương, nên không mấy quan tâm tới điều chính yếu ấy. Họ chỉ chủ yếu quan tâm tới việc thực hành những phương tiện Ðức Giê-su lập ra để đạt mục đích ấy, coi việc thực hành những phương tiện ấy chính bản chất việc sống đạo Ki-tô giáo. Họ đã biến phương tiện thành mục đích, thế, những phương tiện ấy chẳng những chẳng đạt được mục đích Ðức Giê-su muốn chúng đạt được, chúng lại trở thành một thế lực ngăn cản con người đạt đến mục đích ấy. Thật vậy, biết bao Ki-tô hữu cảm thấy mình đạo đức chỉ đã đi lễ hằng ngày, rất siêng năng lãnh nhận các tích, rất chuyên cần đọc kinh cầu nguyện. đang khi họ đối xử với tha nhân, thậm chí với cả những người trong gia đình mình, chẳng mấy tốt đẹp. Như thế họ đã quan niệm sai lầm về việc sống đạo, nhất về bản chất của Ki-tô giáo. Ðiều này thiết tưởng những người nhiệm vụ rao giảng, dạy dỗ trong Giáo Hội phải chịu trách nhiệm phần nào!

4. Ðể xây dựng Nước Thiên Chúa, Ðức Giê-su cần những người cộng tác

Ngay khi bắt đầu sứ mạng loan báo và xây dựng Nước Thiên Chúa, việc đầu tiên Ðức Giê-su phải làm là tìm những người có tâm huyết cộng tác với Ngài. Chắc hẳn những người được Ngài mời gọi theo Ngài làm tông đồ, Ngài đã nhận ra nhiệt huyết của họ trong những lần Ngài nói chuyện với dân chúng về Nước Trời trước đó. Vì thế, khi Ngài mời gọi họ, họ lập tức bỏ mọi sự để lên đường theo Ngài ngay. Và với 12 môn đệ - tức 12 người cộng tác đắc lực - được Ngài tuyển chọn, Ngài đã lập nên cả một Giáo Hội phát triển rộng lớn như ngày nay. Sau 20 thế kỷ khởi công xây dựng Nước Thiên Chúa, người theo Ðức Giê-su hiện nay trên thế giới tuy rất đông nhưng dẫu sao vẫn còn rất ít ỏi so với số lượng đáng lẽ phải đạt được. Vì hiện nay số người Ki-tô hữu mới chỉ chiếm 1/3 dân số thế giới. Ðó là nói về số lượng, còn chất lượng người Ki-tô hữu thì sao? Bao nhiêu phần trăm Ki-tô hữu thật sự sống tinh thần yêu thương của Ðức Giê-su đúng như Ngài đã truyền: Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em (Ga 13,34)? Ðối với thế giới, Ki-tô giáo có phải là một biểu tượng hay gương mẫu của tình thương, của sự khoan dung, hay chỉ là biểu tượng của lễ nghi, của sự khắt khe, không khoan nhượng?

Thời nào Ðức Giê-su cũng cần những người có tâm huyết cộng tác với Ngài. Và chắc chắn thời nào cũng không thiếu những con người nhiệt tình sẵn sàng hy sinh cho công cuộc của Ngài. Nhưng nhiệt huyết xuông, không đủ, chúng ta cần phải đi đúng đường lối của Ngài. Nếu không, nỗ lực của Giáo Hội chúng ta sẽ chỉ là những nỗ lực kiểu dã tràng xe cát biển đông, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì. Thiết tưởng chúng ta cần phải nắm vững cái nào là cái chính yếu, cái nào là cái phụ thuộc; cái nào là mục đích, cái nào là phương tiện; cái nào là bản chất, cái nào là hiện tượng. Nhờ phân biệt rõ ràng như thế, chúng ta mới biết hy sinh cái phụ thuộc cho cái chính yếu, coi nhẹ phương tiện hơn mục đích, coi trọng bản chất hơn hiện tượng.

Cứ thử xét cách dùng danh từ của nhà đạo chúng ta thì biết chúng ta đã quan trọng hóa cái gì: cái chính yếu hay cái phụ thuộc? Chúng ta gọi những việc cầu nguyện hay tích những việc đạo đức. Ðiều đó khiến nhiều Ki-tô hữu lầm tưởng rằng cứ cầu nguyện hay lãnh nhận các tích cho nhiều trở thành người đạo đức. Nhưng thật ra rất nhiều người làm được như vậy một cách rất gương mẫu, nhưng chẳng ai mến phục chỉ họ sống thiếu tình thương. Thực ra đạo đức được thể hiện trong chính cuộc sống thường ngày: trong cách xử, cách làm việc, cách nói năng. Một người đạo đức khác với những người không đạo đức chủ yếu trong chính cách xử, làm việc, nói năng. chứ không phải trong việc cầu nguyện lãnh nhận các tích. thế, thiết tưởng khi chúng ta làm những bổn phận hằng ngày như làm ăn buôn bán, quét nhà nấu ăn giặt giũ, tiếp xúc nói chuyện xử với mọi người. nếu chúng ta làm với tinh thần yêu thương vị tha, thì chính khi làm như vậy ta thực hiện những việc đạo đức. Việc cầu nguyện các tích giúp ta ơn Chúa, sức mạnh để làm những việc ấy với tinh thần yêu thương của Chúa, chứ chúng không thay thế tinh thần yêu thương ấy.

Cầu nguyện hay lãnh nhận các bí tích mà không thể hiện tình yêu thương trong cách cư xử, làm việc, ăn nói, suy nghĩ, thì giống như một người đi làm quần quật suốt ngày để có tiền, nhưng chẳng dùng số tiền ấy vào việc gì, cứ cất vào một chỗ để dành. Như thế tiền bạc ấy trở nên vô ích. Tiền bạc chỉ trở nên ích lợi và đem lại hạnh phúc khi được chi tiêu để thỏa mãn những nhu cầu cần thiết của đời sống. Cũng vậy, cầu nguyện hay lãnh nhận bí tích chỉ có ích lợi và đem lại ơn cứu rỗi khi chúng nhắm thực hiện mục đích mà Chúa muốn là thể hiện tình yêu thương cách hữu hiệu.

Cầu nguyện

Lạy Cha, bản chất của Cha là Tình Yêu, và bản chất của Nước Trời do Ðức Giê-su thiết lập cũng là Tình Yêu. Do đó, tình yêu chính là mục đích và bản chất của Ki-tô giáo. Việc cầu nguyện, các bí tích chính là những phương tiện hữu hiệu để thực hiện mục đích hay bản chất ấy. Xin Cha đừng để người Ki-tô hữu chúng con lầm lẫn mục đích với phương tiện, điều chính yếu với điều phụ thuộc. Có như vậy, Nước Trời mới thật sự hình thành tại trần gian này. Xin cho chính bản thân con ý thức điều đó.

Joan Nguyễn Chính Kết


Về Trang Suy Niệm Chủ Nhật Năm B | Về Trang Nhà