CHÚA NHẬT
IV THƯỜNG NIÊN.
MỒNG HAI
TẾT.
KÍNH NHỚ TỔ
TIÊN VÀ ÔNG BÀ CHA MẸ.
Mt 15, 1-6
Ca
nhập lễ hôm nay có viết:" Con ơi giữ lấy lời cha, chớ quên lời mẹ, nhớ mà
ghi tâm. Ðèn soi trong chốn tối tăm, ấy là chính những lời răn, lệnh truyền.
Nhớ cầu cho bậc tổ tiên, khắc ghi công đức một niềm tri ân"( Cn 6,
20.23abc ). Dân tộc Việt Nam ta có truyền thống đạo đức rất đáng trân trọng:
chữ hiếu lúc nào cũng được đặt nặng. Vì thế, việc đền ơn báo hiếu tổ tiên, ông
bà, cha mẹ mang một tầm vóc rất quan trọng trong gia đình, cá nhân và từng gia
tộc. Người có đạo và người không có đạo vẫn tương đồng về chữ hiếu. Ðạo hiếu
được người Việt Nam rất tôn trọng, nó không đi ngược lại với niềm tin Kitô
giáo.
Người
Việt Nam vốn có truyền thống đạo đức rất đáng trân trọng. Chữ hiếu lúc nào cũng
được người Việt đặt ở hàng đầu. Người con hiếu thảo là người con biết nhớ đến
cội nguồn của mình. Tổ tiên, ông bà, cha mẹ là những bậc sinh thành và là nguồn
gốc của sự giầu sang, phú quí. Tổ tiên, ông bà, cha mẹ trải qua dòng đời có một
mối giây kết hợp mật thiết và linh thiêng, huyền nhiệm. Dân tộc Việt Nam có
lòng đạo sâu xa, vì thế họ diễn tả chữ hiếu bằng nhiều cách: khi ông bà, cha mẹ
còn sống, họ vâng phục, phụng dưỡng, biết ơn. Khi các Ngài khuất bóng, người
Việt nhớ tới các bậc sinh thành trong những ngày giỗ, ngày kỵ, ngày tết, ngày
lễ lớn, những biến cố của gia đình. Theo tập tục, truyền thống, bàn thờ tổ
tiên, cha mẹ luôn có đèn nhang, hoa quả đầy ắp. Con cái, cháu, chắt luôn hướng
về cội nguồn và tỏ lòng biết ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục. Người Việt Nam
ta không những chỉ có gia đình, gia tộc. Lòng biết ơn đối với tiền nhân, đối
với các bậc đi trước trong làng, trong xã, trong xóm luôn được thể hiện bằng sự
tưởng nhớ, ghi công trên bia, trên mộ, cả những anh hùng vô danh cũng luôn được
người Việt trân trọng ghi nhớ, biết ơn. Ðây là nét đặc biệt trong nền văn hóa
nước ta.
Ðiều
răn thứ bốn trong mười điều răn đã viết:" Hãy thảo kính cha mẹ". Lòng
tôn kính, hiếu thảo đối với cha mẹ phát xuất từ sự biết ơn đối với các bậc sinh
thành, đã nuôi dưỡng, giáo dục con cái, giúp con cái lớn lên về tầm vóc, khôn
ngoan và ân sủng" Hãy hết lòng tôn kính cha con, và đừng quên ơn mẹ đã
mang nặng đẻ đau. Hãy luôn nhớ công ơn dưỡng dục sinh thành, công ơn ấy con lấy
chi đáp đền cho cân xứng ?(Hc 7, 27-28 ). Lòng hiếu thảo được bày tỏ qua sự
khôn ngoan và vâng phục chân thành" Con khôn giữ lời cha nghiêm huấn, kẻ
nhạo báng chẳng nghe lời sửa dạy"( Cn 13, 1 ). Ðiều răn thứ tư còn cho
những người con đã trưởng thành biết trách nhiệm của họ đối với cha mẹ, về vật
chất cũng như tinh thần, khi các Ngài già yếu, bệnh tật, cô đơn hay hoạn nạn.
Lòng hiếu thảo sưởi ấm bầu khí gia đình" con cái là vinh quang của tuổi
già"( Cn 17, 6 )( Sách giáo lý công giáo số 2215-2219 ). Người công giáo
vừa sống chữ hiếu theo truyền thống mà vẫn hài hòa trong việc giữ giới răn thứ
tư của Ðạo trong mười thập giới của Thiên Chúa.
ÐẠO
HIẾU XƯA VÀ NAY
Hơn
bao giờ hết chữ hiếu luôn đứng hàng đầu trong văn hóa dân tộc Việt Nam. Với các
tư tưởng của Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử và Phật Giáo, chữ hiếu luôn được trân
trọng, bảo tồn và phát huy. Người Kitô hữu không chỉ có bổn phận phải thảo hiếu
với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Nhưng theo Chúa, người tín hữu còn biết ơn biết
bao vị thánh đã ra đi trước, đã làm đẹp lòng Chúa và đã được tôn vinh trên bàn
thờ, trên trời. Họ là những người đã xây dựng Giáo Hội. Theo Chúa người Kitô
hữu không chỉ dừng lại ở đạo hiếu đối với tổ tiên, cha mẹ, thân bằng, quyến tộc
mà Ðạo của Chúa trải rộng vô biên, bao la. Chúa dạy:" Hãy thương yêu
nhau". Ðức ái của Kitô giáo bao la, vô biên và vô giới hạn. Yêu thương,
yêu người không có nghĩa dừng lại trên những người thận, trên những người yêu
mình, mà yêu người vì mọi người đều mang hình ảnh Thiên Chúa, họ là anh em với
ta trong tư cách họ được Chúa dựng nên. Yêu người không chỉ yêu người yêu ta mà
yêu ngay chính cả kẻ thù nữa. Ðó là tình yêu đích thực của Kitô giáo. Tình yêu
bắt nguồn từ Thiên Chúa là tình yêu. Tình yêu hy sinh, từ bỏ để làm cho người
khác được hạnh phúc:" Không có tình yêunào cao vời bằng tình yêu của người
hiến mạng vì người mình yêu" ( Ga 15, 13 ). Ðức thánh cha Gioan Phaolô II
đã làm một cử chỉ nêu gương sự hiếu thảo khi về thăm quê hương Ba Lan vào tháng
5 năm 1987: Ngài thăm mộ song thân và cầu nguyện cho cha mẹ của Ngài nơi chính
phần mộ ngoài nghĩa địa.
Ngày
mồng hai tết Giáo Hội dành riêng để kính nhớ Tổ Tiên-Ông Bà Cha Mẹ, xin Chúa
ban cho mọi Kitô hữu biết sống hiếu thảo, xứng đáng là những người con của Ðạo
Tình Thương và là những người theo Chúa.
"Lạy
Chúa là cha rất nhân từ, Chúa dạy chúng con phải giữ lòng hiếu thảo. Hôm nay
nhân dịp đầu năm mới, chúng con họp nhau để kính nhớ tổ tiên và ông bà cha mẹ.
Xin Chúa trả công bội hậu cho những bậc đã sinh thành dưỡng dục chúng con, và
giúp chúng con luôn sống cho phải đạo đối với các Ngài "( Lời nguyện nhập
lễ, lễ kính nhớ tổ tiên-ông bà cha mẹ, mồng hai tết).