CHÚA NHẬT THỨ V THƯỜNG NIÊN, B
Ngày 09/02
Mc 1, 29-39
NGHỈ NGƠI VÀ CẦU NGUYỆN
" Trời đã tối đêm về gió lay nhẹ, trăng với sao, mình
con đây thầm nguyện xin Chúa thương con.". Ðó là khúc hát của cha Thành
Tâm trong bài "Nguyện cầu". Một bài hát mà cứ mỗi khi chiều tà, giờ
đọc kinh tối, cất lên với tâm hồn thinh lặng, tôi vẫn cảm thấy như có cái gì đó
nhẹ nhẹ, nhưng rất ấn tượng và đạo đức, linh thiêng. Mỗi khi bị giao động, mỗi
khi làm việc tất bật, một sự thinh lặng, một phút ngơi nghỉ, một lời khẩn cầu,
diện đối diện với Ðấng vô cùng thánh thiêng, quả thực rất cần thiết. Chúa
Giêsu, sau những giờ mệt mỏi, làm việc cật lực cùng với các môn đệ, đã tách rời
đám đông để tới chỗ cô tịch, tĩnh mịch để giãn xả và cầu nguyện.
Trong cuộc đời công khai sau 30 năm ẩn dật với cha mẹ của
Ngài tại Nagiarét, Chúa Giêsu đã kết nạp một số môn đệ đi theo Ngài, Ngài đã
cho các môn đệ thấy công việc của Ngài là loan báo nước trời. Khởi đầu sứ vụ
công khai, Chúa Giêsu đã nói:" Hãy sám hối và Tin vào Tin Mừng". Loan
báo điều đó, Chúa Giêsu đã chỉ ra rằng, Ngài không rao giảng một thứ Ðạo trên
mây, trên gió, một mớ lý thuyết mông lung và không thực tế, mà lời rao giảng
của Chúa Giêsu, rất thực và rất người. Ngày nào cũng vậy, Chúa Giêsu và các môn
đã rảo khắp các làng mạc, các vùng để công bố Tin Mừng. Chúa Giêsu không chỉ
nói không không, nhưng lúc nào Ngài cũng làm việc: làm phép lạ, xua đuổi ma
quỉ. Ðây là những dấu chứng của nước trời. Ngài để cho dân chúng quấy rầy vì
hầu hết những người đến với Ngài là những người đau ốm, tật nguyền, bệnh hoạn
và bị quỉ ám. Chúa Giêsu không xua đuổi họ. Ngài cảm thông với họ, yêu thương
họ và hiểu thấu những nỗi khổ đau trong thân xác của họ. Ngài biết rõ những
người này luôn bị gán cho có tội, luôn bị ghép cho là quân tội lỗi. Chúa không
thờ ơ với họ, Ngài tận tình cứu chữa họ vì nó thuộc vào công trình cứu rỗi của
Chúa. Ngài lưu tâm đến đám đôngvì thế có lúc dân chúng mải mê nghe lời Ngài
giảng dậy, trời xế chiều, Ngài sợ dân chúng đói, khát, các môn đệ thì sợ rầy
rà, sợ phiền phức, nên đã muốn giải tán họ. Chúa ra lệnh:" Hãy cho họ ăn
". Chúa chú ý cả phần xác đói khổ của dân. Ðoàn lũ đông đảo dân chúng cứ
thế đồn thổi và họ tuôn đến từ khắp nơi tới với Chúa Giêsu.Họ muốn được ăn
bánh, muốn xem phép lạ Ngài làm và muốn tôn Ngài làm vua theo quan niệm của
trần gian. Hôm nay, Chúa vẫn làm việc không ngừng, Chúa vẫn không ngơi nghỉ vì
khi đi ra khỏi hội đường Chúa đã ghé nhà ông Simon Phêrô, Chúa đã chữa lành cho
bà nhạc gia ông Phêrô đang sốt nặng. Chữa bà nhạc gia ông Simon Phêrô, Chúa
Giêsu phải chăng muốn đề cao vai trò của các bà đạo đức, đề cao vai trò các nữ
tu sau này ? Vì Chúa đã có lần nói:" Ai tiếp đón các môn đệ, các vị thừa
sai là đón tiếp chính Chúa Giêsu". Chúa Giêsu làm việc:" Cha Ta làm
việc, Ta cũng làm việc". Cuộc đời của Chúa Giêsu là một cuộc đời phục vụ
liên lỉ. Dân chúng đủ mọi thứ bệnh hoạn, tật nguyền và bị quỉ ám vẫn tuôn đến
với Chúa Giêsu vì họ nghe danh Ngài, họ muốn quấy rầy Ngài. Chúa luôn để cho
đám đông quấy rầy Ngài, Ngài yêu mến họ vì họ luôn cần được cứu rỗi.
Tin mừng Marcô trong trích đoạn Mc 1, 29-39 nói lên cái
thực tế của Chúa Giêsu, Ngài sống thân mật với các môn đệ, điều này làm cho
Người nên khác, nên lạ lùng khiến các môn đệ ngạc nhiên. Chúa chữa lành bà nhạc
gia của Simon. Bà chỗi dậy, sau khi được chữa lành và thết đãi Chúa Giêsu cùng
các môn đệ. Chúa sống đơn giản, thân mật trong cái thường ngày. Ngài không tỏ
ra phi thường mà rất giản dị trong những cái thật đời thường. Chúa Giêsu đã
chứng tỏ thực sự cho con người biết Ngài, biết Ngài có nghĩa là đi theo Ngài,
nên một với Ngài đến cả hy sinh cả mạng sống:" Khi nào Ta bị treo lên khỏi
đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta". Ma quỉ biết Chúa là ai, nhưng biết
của chúng đồng nghĩa với thù hận chứ không đi vào tình tri giao với Chúa. Các
môn đệ sau này biết Chúa đã đi vào mối thân tình với Chúa đến nỗi họ hy sinh cả
mạng sống họ cho Tin Mừng, cho tình thương cứu độ. Chúa làm việc không ngừng,
nhưng lúc nào Ngài cũng bỏ ra nhiều giờ để đi vào mối thân tình với Thiên Chúa
Cha. Chúa thường đi vào nơi vắng vẻ, cô tịch để cầu nguyện, để nói chuyện và
hỏi ý Chúa Cha. Sau những giờ mệt nhọc, Chúa Giêsu đi cầu nguyện. Mọi người vẫn
thích quấy rầy Chúa, nhưng Chúa luôn yêu thương con người và dậy con người phải
cầu nguyện. Chúa cầu nguyện khi chọn các tông đồ, khi làm một công việc to lớn,
khi muốn thực hiện ý Chúa Cha, cứu độ trần gian. Chúa còn phải lo công việc của
Cha Người và như thế, Chúa Giêsu đi rao giảng khắp nơi để thực hiện ý định phổ
độ của Chúa Cha. Tuy nhiên, Chúa luôn cầu nguyện: cầu nguyện riêng, cầu nguyện
trong nơi thanh vắng, cầu nguyện kín đáo. Chúa lắng nghe Chúa Cha nói. Chúa đến
cốt để làm công việc loan báo Tin Mừng. Rao giảng là cầu nguyện vì khi loan báo
Tin Mừng mà không cầu nguyện là con người đi ra khỏi quĩ đạo của yêu thương.
Chúa đã nói:" Thầy nói thật anh em, nếu anh em xin Chúa Cha điều gì nhân
danh Thầy, thì Người sẽ ban cho anh em"(Ga 16, 23 ) hoặc " Thầy không
nói với anh em là Thầy sẽ cầu xin Chúa Cha cho anh em. Chính Chúa Cha yêu mến
anh em vì anh em đã yêu mến Thầy, và tin rằng Thầy từ Thiên Chúa mà đến"(
Ga 16, 26-27 ). Chúa mời gọi mọi người loan báo Tin Mừng, ở lại với Người và đi
theo Người. Nhưng, Chúa vẫn làm gương cho mọi người về thái độ nghỉ ngơi, giãn
xả và cầu nguyện. Cầu nguyện là nguồn sống c ủa con người, của đời người vì nếu
không cầu nguyện con người sẽ không bao giờ gặp được Chúa. Chúa vẫn mời gọi con
người đi làm vườn nho cho Chúa với tất cả con tim, với tất cả đời cầu nguyện
của mình. Và rồi lời ca:" Khấn xin Ngài thương con nhiều, khấn xin Ngài
thứ tha lỗi lầm của bài ca cầu nguyện vẫn vang lên, cao vút, trong đêm vắng như
lời cảm tạ tri ân, tha thiết nhất để khẩn nguyện gặp được Chúa Ba Ngôi.
Gợi ý chia sẻ: