CHÚA NHẬT 6 QUANH NĂM
Thánh ca và lời nguyện mở đầu
Kinh Thánh: 1 Cô-rin-tô 10:31-11:1
Trong phần thảo luận tín hữu được phép
hay không được phép ăn thịt cúng mua ở ngoài chợ về (chương 9-10), thánh
Phao-lô đã đưa ra câu trả lời là hãy hy sinh, không nên ăn vì bác ái và tránh
gương xấu cho những anh em bối rối. Ðể củng cố thêm cho câu trả lời này, ngài
đã chia sẻ gương hy sinh quyền lợi cá nhân mình cho việc rao giảng Tin Mừng
được hữu hiệu hơn và vì ích lợi của người khác. Kết luận phần thảo luận, thánh
tông đồ đưa ra một nguyên tắc căn bản cho đời Ki-tô hữu: Anh em hãy làm tất cả
để tôn vinh Thiên Chúa. Rồi với tâm tình trìu mến của một người cha tinh thần,
một người hướng đạo, ngài nói thêm: Anh em hãy bắt chước tôi, như tôi bắt chước
Ðức Ki-tô.
Ðiểm
đặc biệt nhất trong tư tưởng Phao-lô là qua những diễn biến của một vấn đề xảy
ra trong đời sống cá nhân hay tập thể cộng đoàn Ki-tô hữu, bao giờ chúng ta
cũng gặp được những nguyên tắc luân lý tuyệt vời và thực tế. Vậy điều chỉ nam
"hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa" sẽ là đề tài suy niệm Phụng
vụ Lời Chúa muốn trình bày và "gương Phao-lô" giúp chúng ta biết sống
thế nào để tôn vinh Thiên Chúa.
a)Ðể tôn vinh Thiên Chúa
Một
hiểu lầm thông thường nhất gặp thấy nơi tín hữu là người ta cứ tưởng để tôn
vinh Thiên Chúa, thì họ cần phải làm những việc thiêng liêng, thánh thiện, cao
cả như cầu nguyện, giảng đạo, xây nhà thờ, đền thánh... Không phải vậy đâu.
Thánh Phao-lô đưa chúng ta trở lại mức độ căn bản và tầm thường nhất để đặt lại
mục đích cuộc đời chúng ta là để tôn vinh Thiên Chúa. Chúng ta không chỉ tôn
vinh Chúa trong nhà thờ, trong những công tác tông đồ to lớn, nhưng chúng ta có
thể và phải tôn vinh Chúa trong tất cả những gì thuộc chính cuộc sống cá nhân
chúng ta.
Vấn
đề thánh Phao-lô muốn đặt lại, đó là nhắm mục đích tôn vinh Chúa trong toàn bộ
cuộc sống của chúng ta, chứ không phải chỉ một số hành vi chọn lựa. Bao lâu
chúng ta thu hẹp mục đích "để tôn vinh Thiên Chúa" trong một số hành
vi thôi, thì chúng ta có thể rơi vào tình trạng "phân đôi," sống đạo
để trong nhà thờ, còn ra ngoài là đời sống khác.Ði từ sự sống còn của sự sống
thể xác, thánh Phao-lô đan cử một số hành vi cụ thể để tôn vinh Thiên Chúa như
việc ăn uống chẳng hạn. Thế nào cũng có người cười, cho rằng Phao-lô "tầm
thường" quá. Khi ăn uống, cùng lắm là tôi đọc kinh cám ơn Chúa đã cho tôi
của ăn của uống cũng đủ rồi, chứ "để tôn vinh Chúa" qua việc ăn uống
thì... Chúa đâu có muốn tầm thường như vậy!
Trước khi chúng ta hành động, "để tôn vinh
Chúa" là một nhắc nhở cần thiết tối hậu giúp chúng ta biết phải làm mọi sự
cho đúng theo mục đích tốt của nó. Sau khi hành động, "để tôn vinh
Chúa" cũng là nguyên lý kiểm chứng việc chúng ta làm là việc tốt hay việc
xấu. Nhờ sống theo nguyên lý ấy, chúng ta mới biết mình có sống theo ý Chúa hay
không và chúng ta có trở nên thánh mỗi ngày một hơn hay không. Nên thánh khởi
đầu từ những việc tầm thường nhất trong cuộc sống. Nhưng chính trong việc tầm
thường nhất, chúng ta lại cũng có thể làm tổn thương vinh danh Chúa. Thánh
Phao-lô nêu lên một thí dụ cụ thể: nếu việc ăn uống đối với mình là tốt, nhưng
lại làm gương xấu cho người khác, thì đó là vì người ta không nhằm tôn vinh
Chúa mà là để thỏa mãn quyền lợi của mình, do đó vinh danh Chúa bị loại ra
ngoài.
b)Tấm gương Phao-lô
Mặc
dù chủ đề "bắt chước Phao-lô" thường gặp thấy trong các thư của ngài
(xem 1 Cr 4:16; Pl 3:17; 1 Tx 1:6) và lời Phao-lô mời gọi tín hữu bắt chước
ngài có vẻ như khoe khoang đối với những cộng đoàn đương thời với ngài, nhưng
điều này không có gì là xa lạ và khoe khoang đối với những người đã được
Phao-lô giúp trở lại đạo. Vì họ không được thấy Chúa như Phao-lô đã thấy, nên
họ cần có một gương mẫu và gương mẫu ấy không thể là ai khác ngoài Phao-lô.
Không ai hiểu con cái hơn cha mẹ, vì thế, đóng vai trò người cha của những đứa
con ngài đã sinh ra trong đức tin, cho nên Phao-lô đã xử sự như một người cha.
Có lẽ nhiều lần chính chúng ta là bậc cha mẹ đã dạy con cái hãy bắt chước chúng
ta, không phải vì chúng ta muốn khoe khoang ta đây, nhưng vì muốn lợi ích cho
con cái.
Vậy
ở đây Phao-lô xin chúng ta bắt chước ngài về điều gì?Ngài trả lời:"Cũng
như tôi đây, trong mọi hoàn cảnh, tôi cố gắng làm đẹp lòng mọi người, không tìm
ích lợi cho riêng tôi, nhưng cho nhiều người, để họ được cứu độ" (10:33).
Quên mình để sống cho tha nhân, cố gắng giúp cho người khác được hạnh phúc, nhất
là giúp họ đạt được phần rỗi đời đời, đó là lý tưởng sống mà Phao-lô muốn hết
thảy chúng ta bắt chước ngài. Chúng ta đừng vội la lên: lý tưởng cao quá, làm
sao chúng tôi thực hiện nổi! Cũng là bắt đầu từ những cái tầm thường nhất trong
cuộc sống mà thôi. Như ăn uống, nói năng, mỉm cười, một lời khen, một giúp đỡ
nhỏ bé... Hoặc nói theo Phao-lô là: "Trong mọi hoàn cảnh, tôi cố
gắng..."Nhưng chúng ta thường không muốn bắt chước Phao-lô, vì chúng ta
chỉ chọn lựa "một số hoàn cảnh" và ngại "cố gắng." Vì chúng
ta không muốn bị mất quyền lợi, không muốn đặt lợi ích của mình dưới lợi ích
của người khác. Và nhất là vì ít khi nào chúng ta xác tín rằng sự cứu rỗi của
người khác và của chúng ta lại liên hệ với nhau. Câu nói của Ca-in "tôi
đâu có phải là người giữ em" (St 4:9) thường phản ảnh thái độ của chúng ta
đối với tha nhân, đặc biệt trong một xã hội đề cao chủ nghĩa cá nhân. Giúp cho
người khác được hạnh phúc qua miếng ăn ngụm uống, qua lời nói việc làm, để mỗi
ngày họ thấy rõ hơn hình ảnh của Chúa, đó là chúng ta đang "tôn vinh Thiên
Chúa" rồi! Những gì Phao-lô chia sẻ với chúng ta không phải do ngài phát
minh ra đâu, nhưng chỉ là những gì ngài đã học được nơi vị Tôn sư của ngài và
của cả chúng ta nữa: Ðức Ki-tô, Ðấng đã làm người, đã sống, đã chết và đã sống
lại "vì chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi."
Tôi
có "lý tưởng hóa" việc nên thánh không?Nên thánh một cách toàn diện
con người đòi tôi phải xét lại lối sống của mình như thế nào? Từ những việc tầm
thường nhất trong ngày cho đến những việc thiêng liêng như cầu nguyện, dự thánh
lễ...? Tôi đã làm tất cả với mục đích nào? Có phải "để tôn vinh Thiên
Chúa" không?
Tôi
có "làm gương" cho những người khác không?Xét lại môi trường sống của
mình, tôi có thể nói được tới mức độ nào câu nói của thánh Phao-lô: "Anh
em hãy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Ðức Ki-tô"? Nhất là đối với con
cái, những người tôi có nhiệm vụ trông coi dẫn dắt?
Trong
cuộc xét mình hằng ngày, tôi có khi nào đặt vấn đề làm gương xấu cho người khác
không? Làm sao để áp dụng việc xét mình về khía cạnh này cho có hiệu quả?
Cầu nguyện kết thúc
Sau
cầu nguyện bộc phát, nhóm cùng đọc Thánh Vịnh 148.