CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG
Thánh ca và
lời nguyện mở đầu
Kinh Thánh: Rô-ma 16: 25-27
Thư
gửi tín hữu Rô-ma khác hẳn với những thư khác của thánh
Phao-lô.Các thư khác nhằm trả
lời những vấn nạn hoặc giải quyết một số vấn đề của giáo đoàn địa
phương mà thánh Phao-lô hoặc cộng sự viên của ngài đã đến rao giảng
Tin Mừng, còn thư gửi tín hữu Rô-ma lại được viết trong khi thánh
Phao-lô chưa hề đặt chân tới Rô-ma.
Do đó, thư này có mục đích giới thiệu con người Phao-lô và gần
như toàn bộ tư tưởng thần học của ngài với cộng đoàn tín hữu Rô-ma.
Bài
đọc hôm nay trích từ Vinh tụng ca là phần kết thúc thư Rô-ma, tóm
kết tất cả những đề tài chính yếu đã trình bày trong thư.Những lời của thánh Phao-lô trong Vinh
tụng ca được Phụng vụ Lời Chúa sử dụng nhắc nhở chúng ta về những
sự kiện linh thiêng cao cả chúng ta sẽ cử hành trong lễ Giáng Sinh.Có thể đây cũng là một nhắc nhở đúng
lúc, vì chúng ta quá lo lắng về những chuẩn bị bên ngoài như chăng
đèn, mua sắm quà tặng... mà quên đi phần chuẩn bị chính yếu là nội
tâm.Do đó bài đọc hôm nay đưa
chúng ta trở lại ý nghĩa đích thực của việc cử hành mầu nhiệm Giáng
Sinh.Hai sự kiện chính yếu sẽ soi
sáng ý nghĩa việc cử hành mầu nhiệm Giáng Sinh:
a)Mầu nhiệm Ðức Giê-su Ki-tô được giữ kín tự ngàn xưa,
nhưng nay được biểu lộ
Thiên
Chúa đã có một kế hoạch cứu độ để tái tạo những gì đã bị tội lỗi
phá hủy. Người bắt đầu mạc khải
kế hoạch này từ từ qua lịch sử Ít-ra-en.
Trong câu truyện Vườn địa đàng, Thiên Chúa khẳng định tin mừng
nguyên thủy về ơn cứu độ: "Ta sẽ
gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng
giống người ấy; dòng giống đó sẽ
đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó" (St 3:15).Ý định nhiệm mầu ấy không ai hiểu
nổi, mặc dù các ngôn sứ đã nhiều lần loan báo.Thánh Phao-lô gọi ý định nhiệm mầu đó
là "lẽ khôn ngoan" của Thiên Chúa, điều mắt chẳng hề thấy, tai
chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ tới (1 Cr 2:7,9).Bao lâu Ðức Giê-su Ki-tô chưa đến để
khai mở mầu nhiệm này thì loài người vẫn còn bước đi trong tối tăm,
chưa biết được ý định của Thiên Chúa.
Từ tin mừng nguyên thủy về "dòng giống đó" đến Tin Mừng Ðức
Giê-su Ki-tô là cả một thời gian chờ đợi dài đằng đẵng, nhưng đối
với Thiên Chúa thời gian là một cơ hội chứ không phải là năm
tháng. Nay Ðức Ki-tô đã đến là
thời điểm Thiên Chúa "cho ta được biết thiên ý nhiệm mầu" (Eph 1:9).
Trong
một tấm thiệp Giáng Sinh, người ta đọc được dòng chữ này:"Chúa Giê-su là nguyên do của mùa này
(Giáng Sinh)." Ðúng vậy, Chúa
Giê-su đã mở ra cho chúng ta thấy ý định và kế hoạch nhiệm mầu của
Thiên Chúa Cha khi Người sinh xuống làm người.Người là "lời phán dạy" của Thiên Chúa "vào thời sau
hết này" (Dt 1:2), để chúng ta nghe và hiểu được Thiên Chúa muốn
gì. Giáo Hội muốn giúp chúng ta
hiểu tầm quan trọng của "nguyên do Giê-su" bằng cách nêu lên những
danh hiệu của Ðấng Cứu Thế mỗi ngày trong một tuần lễ trước Giáng
Sinh, từ ngày 17 đến 23 tháng 12, để qua mỗi danh hiệu ấy chúng ta
khám phá ra con người và sứ mệnh của Ðấng Cứu Thế. Câu xướng của phần Tung hô Tin Mừng
(Alleluia) kêu cầu với Chúa Giê-su là:
Sự Khôn ngoan của Ðấng Tối cao, Thủ lãnh nhà Ít-ra-en, Mầm non
từ gốc tổ Gie-sê, Chìa khóa nhà Ða-vít, Vừng đông xuất hiện, Vua
muôn nước, Ðức Em-ma-nu-en. Thực là vô lý khi chúng ta mừng sinh nhật
của một người mà chúng ta không biết họ là ai và làm gì!
b)Theo lệnh của Thiên Chúa, mầu nhiệm Ðức Giê-su Ki-tô
phải được thông báo cho muôn dân biết
Thiên
Chúa đã thực hiện việc cho chúng ta biết được ý định nhiệm mầu của
Người. Nhưng bản chất cố hữu của
con người vẫn là quay lưng lại với Thiên Chúa.Do đó, Thiên Chúa đã "ra lệnh" phải thông báo ý định
của Người cho toàn thể nhân loại.
Một người cha đôi khi phải ra lệnh cho con cái, vì yêu thương,
có khi cũng vì tự ái nữa. Còn
Thiên Chúa yêu thương chúng ta, chỉ nghĩ đến thân phận khốn nạn của
chúng ta, đã ra lệnh hoàn toàn vì yêu thương và vì ích lợi của chúng
ta mà thôi.
Vậy
theo kế hoạch của Người, Thiên Chúa đã mạc khải mầu nhiệm này
trước hết cho các Tông đồ để các ngài trở nên "người phục vụ Tin
Mừng" (Ep 3:7; Cl 1:23). Các ngài
có nhiệm vụ rao giảng Ðức Giê-su Ki-tô, thông báo mầu nhiệm này cho
muôn dân. Cũng theo kế hoạch này,
Thiên Chúa muốn mọi người tin vào Ðức Giê-su Ki-tô và vâng phục
Người, tức là sống theo Tin Mừng ấy.
Biết mầu nhiệm này thôi thì chưa đủ, nhưng phải sống mầu nhiệm
này nữa.
c)Trước kế hoạch nhiệm mầu của Thiên Chúa, chúng ta phải
có tâm tình nào?
Thánh
Phao-lô đã thay cho chúng ta nói lên tâm tình của nhân loại.Trước hết là chúc tụng sự khôn ngoan
thượng trí của Thiên Chúa. Nhận
biết sự khôn ngoan của Thiên Chúa cũng có nghĩa là nhìn lại thân
phận mình để nhận ra ân huệ Thiên Chúa đã ban cho mình.Tự sức riêng, chúng ta không biết
được kế hoạch nhiệm mầu ấy, nhưng Thiên Chúa đã cho chúng ta biết
qua Ðức Ki-tô.Do đó, đi theo tâm
tình chúc tụng phải là lòng biết ơn.
"Tạ ơn Thiên Chúa là Thân Phụ Ðức Giê-su Ki-tô" là những lời
Phao-lô thường sử dụng trong nhiều thư của ngài để chia sẻ tâm tình
cảm tạ ấy với các tín hữu.
Nhưng
điểm hết sức độc đáo của Phao-lô là tự bản chất con người, chúng
ta không thể làm được công việc chúc tụng và tạ ơn Thiên Chúa. Vậy ai sẽ giúp chúng ta làm công việc
phải làm ấy? Phao-lô luôn có
cùng một câu trả lời: "Nhờ Ðức Giê-su
Ki-tô." Thật lạ lùng!Nhờ Ðức Giê-su Ki-tô, Thiên Chúa Cha
đã cho loài người biết được ý định nhiệm mầu của Người, thì bây giờ
cũng nhờ Ðức Giê-su Ki-tô mà con người mới có thể "kính dâng Người
mọi vinh quang đến muôn thuở muôn đời."
Nhờ Ðức Giê-su Ki-tô, tư tưởng cốt lõi của thần học Phao-lô,
chính là "nguyên do của mùa Giáng Sinh" vậy!
Những
tư tưởng của thánh Phao-lô giúp tôi hiểu thêm thế nào về Mầu nhiệm
Chúa Ki-tô trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa và trong việc Giáo
Hội cử hành Mầu nhiệm Giáng Sinh?
Có
bao giờ tôi suy niệm về những danh hiệu của Chúa Cứu Thế được nêu
lên ở phần Tung hô Tin Mừng trong
các Thánh lễ từ 17-23 tháng 12 không?
Tôi có dự định sẽ suy niệm vào những mùa Vọng các năm tới
không?
Tôi
đã làm gì để "thông báo mầu nhiệm Ðức Giê-su Ki-tô" cho muôn dân?
Sau
cầu nguyện bộc phát, nhóm cùng hát một bài hát Giáng Sinh để chúc
tụng Thiên Chúa và sự khôn ngoan thượng trí của Người.