CHÚA NHẬT LỄ THÁNH GIA
Thánh ca và lời nguyện mở đầu
Kinh Thánh: Cô-lô-xê 3: 12-21
Giáo
lý thư Cô-lô-xê trình bày vai trò của Ðức Giê-su Ki-tô trong kế
hoạch tạo dựng và cứu chuộc của Thiên Chúa. Thánh Phao-lô quan tâm đến đức tin của anh chị em tín hữu
Cô-lô-xê, nhất là khi họ sống trong một môi trường bị ảnh hưởng do
những học thuyết bề ngoài hấp dẫn mà thực ra sẽ đưa tín hữu xa dần
Chúa Ki-tô. Thánh tông đồ muốn
nhấn mạnh đến việc cần phải "bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên
nền tảng là Ðức Giê-su Ki-tô" (2:7), để khi đã kết hợp với Chúa
Ki-tô Phục sinh, đời sống Ki-tô hữu mới có thể gây ảnh hưởng và
thay đổi được gia đình và xã hội.
Mặc
dù chúng ta đọc thấy chỉ thị của thánh Phao-lô về đời sống gia đình
trong đoạn 3:18-4:1, nhưng Phụng vụ Lời Chúa lại trích dẫn đoạn
3:12-21, là có ý trình bày một nguyên tắc sống cho gia đình phải bắt
đầu từ đời sống cá nhân. Nói
cách khác, muốn có được một gia đình hòa thuận (câu 18-21) thì trước
hết mỗi phần tử "phải có lòng bác ái" (câu 12-17).
a) Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái
Ðể
quảng diễn định đề này, thánh Phao-lô muốn mỗi người chúng ta hãy
nhìn lại chính mình và hỏi: Tôi là
ai? Câu trả lời rất quan trọng, vì
nó xác định bản chất của chúng ta, không chỉ dựa trên nền tảng nhân
bản nhưng là trên cấp độ của Thiên Chúa. "Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến
thánh và yêu thương." Khi Thiên
Chúa thi hành kế hoạch ba bước (tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương)
là Người muốn chúng ta sẽ sống như con cái của Người, tức là sống
như Người dạy, hoặc cụ thể hơn, sẽ sống theo gương mẫu Con Một Người
là Ðức Ki-tô. Thiên Chúa quá
"cẩn thận" đến độ không chỉ dạy dỗ suông, nhưng còn cho chúng ta một
gương mẫu sống động để chúng ta không còn vịn vào lý do "ngoài sức
con người, không làm nổi." Căn
tính của chúng ta là "được Thiên Chúa yêu thương" cho nên chúng ta
phải sống theo căn tính của mình.
Thực
vậy, chúng ta hiện hữu là do tình yêu Thiên Chúa. Trong Ðức Ki-tô, Thiên Chúa đã tạo
dựng muôn loài muôn vật và chúng ta.
Phương thức hoạt động của Thiên Chúa bao giờ cũng dựa trên
yêu thương. Yêu thương là động lực
thúc đẩy mọi hành động của Thiên Chúa.
"Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một" (Ga 3:16). Ðức Ki-tô cũng đi theo cùng một đường
lối hành động của Thiên Chúa.
"Ðức Giê-su trông thấy một đám người đông đúc thì chạnh lòng
thương và chữa lành các bệnh nhân của họ" (Mt 14:14). Hoặc "Người chạnh lòng thương, giơ tay
đụng vào anh và bảo: ‘Tôi muốn,
anh sạch đi!’" (Mc 1:41). "Người
chạnh lòng thương" đã trở thành một điệp khúc được lập lại mỗi lần
trước khi Chúa Giê-su chữa lành, làm phép lạ bánh hóa nhiều... và
tất cả những hành động của Người được kể lại trong sách Tin
Mừng. Chúa Giê-su đã đặt lòng
bác ái trên hết mọi đức tính, rồi Người dạy: "Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em" (Ga
13:34). Nguyên tắc sống của Người
là vì yêu thương và yêu thương cho đến cùng, đến chết trên thập
giá. Trình bày định đề "Trên hết
mọi sự, anh em hãy có lòng bác ái," Thánh Phao-lô đã hoàn toàn dựa
trên mẫu mực tình yêu Thiên Chúa và gương sống động của Ðức
Ki-tô. Những điều ngài kể ra tiếp
theo chỉ là một số những hành động cụ thể, thường gặp trong đời
sống hằng ngày chúng ta. Nhưng
trên hết cần phải có nguyên tắc căn bản là yêu thương.
b) Lòng bác ái là mối dây liên kết tuyệt hảo
Sau
khi đã xác định vị trí của lòng bác ái đứng trên mọi đức tính, thánh
Phao-lô nói đến dụng tính toàn năng của lòng bác ái, đó là liên
kết. Liên kết mang những chiều kích
khác nhau. Trước hết nó liên kết
chúng ta với anh chị em trong cùng một Thân thể mầu nhiệm là Giáo
Hội. Khi mọi phần tử trong Giáo
Hội được ràng buộc với nhau trong tình bác ái thì dấu hiệu rõ ràng
nhất và mạnh mẽ nhất là chính sự bình an. Không có những chống đối giáo dân với cha xứ. Không có những mắng chửi, lên án từ
trên tòa giảng chĩa vào giáo dân.
Không có những phe phái theo cha, theo ông trùm ông trưởng trong
giáo xứ. Không có thư nặc danh
nói xấu cha xứ. Không có những
tranh giành giữa hội đoàn này với hội đoàn kia...
Thánh
Phao-lô cũng nhắc đến mối liên kết giữa chúng ta với Ba Ngôi Thiên
Chúa: Ðức Ki-tô, Thần Khí và Thiên Chúa Cha. Lòng yêu thương sẽ giúp chúng ta để cho "lời Ðức Ki-tô
ngự giữa chúng ta thật dồi dào phong phú." Lòng yêu thương sẽ thúc giục chúng ta nương theo sự linh
hứng của Thánh Thần để ngợi khen Thiên Chúa qua lời ca tiếng hát. Lòng yêu thương sẽ mở lòng chúng ta
để nhận ra những ân sủng Thiên Chúa ban cho và luôn luôn biết cảm
tạ Thiên Chúa Cha.
Nhưng
đặc biệt nhất và thực tế nhất, lòng yêu thương là mối dây liên
kết mọi phần tử trong gia đình lại với nhau. Ðiều chắc chắn là thánh Phao-lô không chủ trương một
mối quan hệ giữa vợ chồng theo kiểu "chồng chúa vợ tôi" hoặc quá
nghiêm khắc giữa cha mẹ với con cái.
Ðọc đoạn thư này cũng như đoạn Ê-phê-xô 5:21-33, chúng ta phải
đọc dưới ánh sáng của định đề "Trên hết mọi đức tính, anh em phải
có lòng bác ái" (Cl 3:14) và theo nguyên tắc "Vì lòng kính sợ Ðức
Ki-tô, anh em hãy tùng phục lẫn nhau" (Ep 5:21). Nếu lấy định đề và nguyên tắc ấy làm căn bản, thì
những động từ "tùng phục, yêu thương, vâng lời" chỉ là những cách
diễn tả khác nhau về cùng một thực tại là thực thi lòng yêu thương,
chứ không thể hiểu theo nghĩa đen của những từ ấy.
Có
lẽ hơn ai khác, người Việt Nam chúng ta cần phải nghiền ngẫm những
lời Kinh Thánh này, để chúng ta vượt qua được những gò bó quá đáng
do ảnh hưởng của một xã hội quá đóng kín và khắt khe. Nếu Tin Mừng của Chúa Ki-tô được loan
báo để bênh vực những kẻ bị xã hội loại bỏ chèn ép và nếu Thánh
Gia thất là một gương mẫu giải phóng gia đình khỏi những định chế bất
công, thì Tin Mừng về lòng yêu thương và gương sống của Thánh Gia
thất càng có ý nghĩa hơn đối với gia đình Công giáo Việt Nam. Tuy nhiên điều ấy không có nghĩa là
phá bỏ hoàn toàn lề thói của gia đình Việt Nam. Quan trọng hơn, đó là suy nghĩ điều hay
điều dở và gạn lọc, đối chiếu, để đưa gia đình Công giáo Việt Nam
rập theo khuôn mẫu Thánh Gia thất.
Quả thực là một thách đố vô cùng lớn lao!
Chúng
ta thường nghe về một nguyên tắc sống do đức Khổng Tử đề ra: Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên
hạ. Dựa theo suy tư của thánh
Phao-lô, tôi đã tu thân bằng cách tập sống theo lòng yêu thương như
thế nào? Tôi có những chia sẻ gì
về sống trong gia đình theo định đề "Trên hết mọi đức tính, anh em hãy
có lòng bác ái"? Sống lòng bác
ái đã ảnh hưởng thế nào trên gia đình tôi?
Có
thực sự là tình yêu liên kết tôi với cộng đoàn, với gia đình, với
xã hội... hay là một động lực nào khác, như tiền bạc, danh vọng...?
Suy
nghĩ về những sứt mẻ trong những quan hệ gia đình, cha mẹ-con cái,
vợ-chồng, anh-chị-em... và đưa ra những cố gắng sửa chữa.
Cầu nguyện kết thúc
/span>Sau
cầu nguyện bộc phát, nhóm cùng hát bài "Cầu xin Thánh gia."
Lm. Ðaminh Trần Ðình Nhi