Với vài dòng, chúng ta sẽ khám phá ra uy quyền và sự phong phú của Lời của Thiên Chúa là Ðấng Ki Tô : « Lời của Thiên chúa luôn sống động ». Lời của Thiên Chúa không phải là một tổng hợp những từ. Lời là một đời Sống, là Sự Sống. Thánh Gio-an nói điều đó theo cách của Ngài trong lời mở đầu của Thánh Kinh của Ngài : »Ngôi Lời đã nhập thể và đã hiện diện giữa chúng ta » (Gioan 1,14). « Ngôi Lời là Thiên Chúa » (Gioan 1,1). « Trong Lời là sự Sống và sự sống là ánh sáng của con người (Gioan 1,4) « Lời này thấm nhập vào tận trong sâu thẳm của linh hồn chúng ta » (Thư cho dân Do Thái 4,12) « Con ở trong chúng như Cha ở trong con » (Gioan 14,23)
Ngôi Lời là một tiếng gọi
Ðoạn văn ngắn này được đề cập tới trong Chúa Nhật này được diễn tả sau nhiều câu trích từ Kinh Thánh mà, đối với tác giả, không những chỉ là một sự minh họa, mà còn là một sự minh chứng của điều mà tác giả muốn diễn tả.
Thực thế, những câu trích lập lại thánh vịnh 95 (câu 7 đến 11) nhắc lại sự cứng cỏi của những tấm lòng (dân Do Thái) trong ngày cám dỗ ở sa mạc. Dân Do Thái tuy đã thấy tận mắt những công trình của Thiên Chúa trong 40 năm, vậy mà tâm hồn họ vẫn còn đi lạc hướng : « Chúng đã không biết những con đường ta chỉ » « Hôm nay, nếu các ngươi nghe được tiếng Người, đừng làm cứng lòng các ngươi » (Thu cho dân Do Thái 4,7) « Họ đã là những người đầu tiên được nhận Tin Mừng. Họ không chịu vào vì sự bất phục tòng của họ » (Thu cho dân Do Thái 4,6)
Kẻ có lòng tin là kẻ nghe thấy lời nói và trả lời lại, và nhận tùy thuộc vào Ðấng gọi mình bằng chính tên mình. Tiên Tri Giê-re-mi-a đã biết được kinh nghiệm đó khi ngài do dự trả lời cho tiếng gọi của Thiên Chúa (Giê-rê-mi-a đoạn 1) :« Con không biết rao giảng ». « Hãy đi đi, Ta ở cùng ngươi ». Người ta tuy có thể chống cự lại được Lời của Thiên Chúa, nhưng đó là tự khép kín mình cách buồn thảm, mộng tan vỡ.
Ðó chính là điều xẩy ra cho người thanh niên giầu có đã nghe tiếng mời gọi của Lời thần thánh, của chính Con Thiên Chúa. Anh ta dừng lại ở sức mạnh của mình, ở những thành quả đã thực hiện. Anh ta đã chu toàn tất cả những giới luật của Cựu Ước. Nhưng hôm nay, sự đòi hỏi của tiếng gọi quá mới mẻ. Chàng phải theo Ðấng Ki Tô vì tình yêu chứ không phải vì bổn phận. « Hãy đi, bán tất cả của cải của con ». Khi tôi sẽ có được đức tin trọn vẹn nhất, nếu tôi không có tình thương, tôi chỉ là hư không. Tình thương chịu đựng tất cả » (Thư thứ nhất cho dân Co-rin-tô 12,7)
Tiên Tri Giê-rê-mi-a đã nghe Thiên Chúa nói « Ta ở cùng ngươi ». Chàng thanh niên đã nghe « Hãy đến, theo ta ». Chàng ta dừng lại nơi chính mình và trở về trong buồn bã. Anh ta đã không để « Lời thấm nhập vào tận đáy tâm hồn mình » (Thư cho dân Do Thái 4,12)
Ngôi Lời là sự Sống
Thiên Chúa, bởi Lời Người, là Ðấng Tạo Hóa. « Ngài phán và sự vật đã thành. Ngài ra lệnh và sự vật hiện hữu » là lời ca tụng trong thánh vịnh 33 (câu 6 đến 9) và đã tóm tắt đoạïn kể về sự tạo dựng vũ trụ của Sách Sáng Thế. Lời này thì sống động khắp chốn và ở trong tạo vật mọi lúc. « Lời của Thiên Chúa luôn sống động . ; Không một tạo vật nào có thể tránh được mắt Ngài ». Lời Ngài đem lại sự sống : « Trong Ngài là sự Sống »
Chúng ta tiếp tục lật lại những đoạn Kinh Thánh khác để suy ngẫm về đoạn thư cho dân Do Thái này. « Như mưa rơi xuống và chỉ trở lại trời cao một khi đã làm cho đất ngập nước, một khi đã làm cho đất đai sinh sôi, phát mầm, một khi đã cho người gieo những hạt giống, Lời ta cũng như thế. Nó không trở về Ta nếu không có kết quả, nếu không đã thực hiện điều ta thích và nếu không đạt được mục đích mà Ta đã giao phó » (Isa-i-a 55,10)
Trong lời gắn bó chặt chẽ và hữu hiệu này, Thiên Chúa dấn thân cách trọn vẹn. « Thiên chúa không phải là con nguời để nói dối, cũng chẳng phải là con của A-Dong để nuốt lời nói. Có phải là Ðấng nói mà không làm ? Ðấng tuyên bố mà không thực hiện chu toàn ? » (Sách Số 23,19). Chúa Giê-Su sẽ nói điều đó cho các môn đệ : « Ðối với người trần, điều đó không có thể làm nổi. Nhưng không áp dụng được với Thiên Chúa. Bởi vì đối với Thiên Chúa, Ngài có thể làm được mọi sự »
Chúng ta như thế còn xa vời trong cách suy nghĩ, hành động và sống của chúng ta vì đường lối đó làm lời nói đối nghịch với hành động một cách dễ dàng. Hành động thì ở trong hiện thực, trong sự tìm kiếm của hữu hiệu. Những lời nói người trần thế thì thường ở trên mây trên gió. Ngược lại, « Lời của Thiên Chúa là sự sống và là năng lực » (thư Do Thái 4,12).
« Lời của Thiên Chúa thấm nhập vào tận đáy lòng, tới những chỗ khớp nối, tới tận tủy sống ». Lời của Thiên Chúa muốn tất cả của hữu-thể. « Con đã tuân giữ tất cả những điều răn này », lời nói của chàng thanh niên giầu có. Tốt đấy, nhưng chưa đủ. « Con chỉ thiếu một điều : bán tất cả rồi đến và theo ta ». Ðó là tiếng vọng của Lời mời gọi tông đồ : « Hãy đến và chúng con sẽ thấy ». Chàng thanh niên tránh ánh mắt của Thiên Chúa : «anh ta bỏ đi cách buồ bã » (Mác-cô 10,21). « Thầy nói cho các con điều đó dể niềm vui của Thầy ở trong các con và niềm vui của chúng con sẽ trọn hảo » (Gio-an 15,11)
Bài Thánh Vịnh của ngày Chúa Nhật này kể cho chúng ta về niềm vui của cuộc sống trong Chúa, nói cho chúng ta biết điều bí mật « Chúa ơi, xin hãy dạy chúng con biết đếm kỹ càng những ngày chúng con sống để tâm hồn chúng con khám phá ra được sự khôn ngoan. Hãy cho chúng con no nê tình thương của Chúa mỗi ban mai để cho chúng con sống những ngày trong hân hoan và ca mừng. Hãy cho các tôi tớ của Chúa thấy được công trình của Chúa và các con cháu của họ được thấy sự huy hoàng của Chúa » (Thánh Vịnh 89, lời cầu nguyện của Mai-Sen).
Ngôi Lời là Vĩnh Cửu
« Trời và đất sẽ qua đi. Lời của ta sẽ chẳng bao giờ qua » (Mát thê-ô 24,35)
Lời này của Thiên Chúa, vĩnh cửu, « thấm nhập vào tận đáy lòng » (Do Thái 4,12) có phải là lời của một Hoàng Ðế ? Ðó là lời nguyện của vua Sa-lô-môn : « Ta coi sự giầu có như hư không. Ta đã chọn sự Khôn Ngoan. Tất cả của cải ta có đã được cho ta qua sự Khôn Ngoan, và qua tay nàng, ta có một sự giầu sang không thể lường nổi. » (Sách Khôn Ngoan 7,11)
Chàng thanh niên giầu có đã mất « sự giầu sang không thể lường nổi » này. « Chàng bỏ đi cách buồn bã vì chàng có nhiều của cải quý giá » và Thánh Phê-rô, ngược lại, đã nhấn mạnh điều này « Chúng con đã bỏ tất cả ». Chúa Giê-Su liền xác định với Phê-rô ý nghĩa của chữ « tất cả » là : « tất cả sự giầu có vật chất, ngay cả những gì hợp lý lẽ nhất, ngay cả những giầu sang mà tình yêu của một con người có thể mang lại : gia đình, tư sản, nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, cha, con cái, ruộng đất.
Sự cho không trọn vẹn này không loại bỏ những hy sinh khác, dưới hình thức của sự bách hại có thể gây ra sự cống hiến chính bản thân, chính sự sống trần thế, sự tử vì đạo. Nhưng điều đó sẽ mang lại , cho thế hệ tương lai, một cuộc sống thực chứ không phải là một sự thay đổi đơn giản cho đời sống khá hơn hay một sự kéo dài cho cuộc sống trần thế.
Ðó chính là đời sống vĩnh cửu, nghĩa là Cuộc Sống Thần Thánh đích thực bởi vì chỉ có mình Chúa là trường tồn.
Vua Sa-lô-môn cắt nghĩa tại sao Ngài đã xin sự khôn ngoan : « Ta yêu sự khôn ngoan hơn cả sức khỏe, hơn cả sắc đẹp. Tất cả của cải ta có là do sự khôn ngoan. Ta thích sự khôn ngoan hơn cả ánh sáng, bời vì ánh sáng của khôn ngoan không bao giờ tắt. (Khôn ngoan 7,11)
Kể từ nay, chúng ta đã có tiền đạt cọc cho cuộc sống vĩnh cửu. « Chớ gì nghi thức này, được cử hành với tình yêu, đưa chúng ta đến vinh quang trên trời » (kinh dâng lễ vật).
Nhưng để được điều đó, chúng ta còn phải biết nghe và biết tiếp đón lời gọi của Chúa Ki Tô bằng một tâm hồn rộng mở. « Hãy đến và theo ta » đến tận cả cuộc sống thần linh.
Bài Ðọc thứ nhất (Sách khôn ngoan 7, 7-11)
Tất cả một phần của bài này có thể mang chữ ký của một triết gia Hy-Lạp không tín ngưỡng : « Ta thích sự khôn ngoan hơn là ngai vàng và vương trượng. So với sự khôn ngoan, ta coi sự giầu sang như hư không. Ta không so sánh sự khôn ngoan với những trân châu bảo ngọc. Tất cả vàng bạc thế gian bên cạnh sự khôn ngoan chỉ là một nắm cát và trước dung nhan của Khôn Ngoan, tiền bạc được coi như là bùn nhơ. »
Dĩ nhiên, không cần phải có đức tin mới nói được những lời đó. Nhân loại dã không đợi Thánh Kinh và Ðạo của Thiên Chúa của Is-ra-en để khám phá ra là sự giầu có của thông minh và nhất là của con tim thì quý giá hơn là vàng hay nữ trang trên đời này.
Nhưng lợi ích của bài đọc này là ở điểm khác. Ðây không phải là một bài học muốn dậy cho chúng ta cách cư xử trong cuộc sống, dù là chẳng có gì cấm chúng ta coi đó như là một bài học. Vì trong đoạn đó có một sứ điệp được dấu ẩn : tôi xin cắt nghĩa : sách khôn ngoan dàn cảnh vua Sa-lô-môn và chính là vị vua này được chỉ định để nói với chúng ta. Ðể hiểu được điều vua Sa-lô-môn sắp nói với chúng ta ở đây, chúng ta phải nhớ lại một giai thoại rất danh tiếng về đời Ngài (sách các vua, quyển 1, đoạn 3) : lúc đó vào giai đọan ban đầu của triều đại Ngài. Sau những mánh khóe hãi hùng của triều đình và tất cả những cuộc trả thù thanh toán nhau khác, Sa-lô-môn đã được chọn làm Vua, tất cả những thù địch chính trị của Ngài đều bị tiêu diệt. Chẳng bao lâu, Ngài xây dựng Ðền Thờ Giê-ru-sa-lem, nhưng trong lúc này, tại thành Gabaon, cách Giê-ru-sa-lem 12 cây số về phía bắc, Ngài tổ chức đại lễ đầu tiên để mừng triều đại của Ngài. Sa-lô-môn đã dự tính hy sinh một ngàn thú vật để làm của lễ cúng thần Gabaon. Việc đó đòi hỏi dĩ nhiên một ít thời gian. Phải tin là Ngài đã phải ngủ lại tại chỗ, vì chính trong đêm đó, Ngài đã được một giấc mộng mà mọi người còn biết đến. Thiên Chúa đã hiện ra và nói với Ngài : « hãy xin Ta mọi điều ngươi muốn ». Sa-lô-môn đã trả lời : « Con còn là một thanh niên, con không biết cư xử như một vị lãnh đạo. con ở giữa dân tộc mà Chúa đã chọn, một dân tộc đông đảo, đông đến độ không thể đếm nổi. Xin cho cho, lạy Chúa, một trái tim đầy sự phán đoán để phân biệt được điều lành cũng như điều xấu. Bởi vì ai có thể cai trị được dân của Chúa đông đảo đến chừng đó ? »
Ðoạn văn tiếp tục : « Lời cầu xin đó đã làm Chúa vui lòng. Chúa nói với Sa-lô-môn : »vì ngươi đã xin điều đó, và ngươi đã không xin cho ngươi một cuộc sống trường thọ, vì ngươi đã không xin cho ngươi sự giầu có, vì ngươi đã không xin sự chết cho thù địch của ngươi, nhưng ngươi đã xin trí phán đoán để cai trị với lòng ngay thẳng, này đây, Ta thực hiện lời ngươi xin : Ta cho ngươi một con tim khôn ngoan và hữu hiệu, đến độ chưa bao giờ có ai được như ngươi trước ngươi, và sau ngươi cũng sẽ chẳng có ai được như ngươi. Và ngay cả những điều ngươi đã không xin, Ta cũng ban cho : vừa sự giầu sang vừa vinh dự, đến độ trong suốt cuộc đời ngươi, sẽ chẳng có ai, trong các bậc vua chúa, được như ngươi. (sách các vua, cuốn 1, 4-13 ; sách niên giám cuốn 1, 7-13).
Nếu sách khôn ngoan, (trong bài đọc ngày hôm nay), 900 năm sau nhắc lại câu chuyện này, không phải là để cho chúng ta một bài học về lịch sử đời vua Sa-lô-môn, nhưng là vì sách chứa đựng một điều rất quan trọng để loan báo cho những người thời đó. Sách bao gồm nhiều chương mục về sự khôn ngoan. Khi sách đề cập đến vua Sa-lô-môn nói rằng : « Ta đã khẩn xin, và thần linh của khôn ngoan đã đến trong ta. »
Trong câu đó chắc chắn có một điểm châm biếm đối với những kẻ cầm quyền trên thế gian này : tất cả những chính trị gia của mọi thế hệ luôn có mộât khuynh hướng tự tin mình là có sự khôn ngoan cách bẩm sinh ... và chỉ mình họ là có độâc quyền ! Bài đọc này muốân nói cho họ là : »Quý vị nên biết là ngay cả cho những vua chúa, sự khôn ngoan không phải là mộât giống di truyền. ... Phải xin điều đó cách khiêm nhượng trong lời nguyện : ngay cả Ðại Vương Sa-lô-môn, lừng danh bố bể về khôn ngoan, đã biết là Ngài sở dĩ có sự khôn ngoan là do Thiên Chúa và đã có tâm tình khiêm tốân để xin Chúa điều đó.
Chúng ta có thể đi xa hơn nữa : còn hơn là mộât mũi châm biếm đốâi với sự kiêu căng của những nhà cầm quyền, đó là cả mộât điều mặc khải. Ở đây, mộât lần nữa, chúng ta thấy Thánh Kinh vừa phần có vẻ giốâng như những bài viết tương tự nhưng đồâng thời cách biệt hẳn những sách đó : và chính trong sự cách biệt này ta thấy sự hiện diện của Mặc Khải. Trong những dân tộâc khác, và đặc biệt là bên Ai Cập, theo mộât niềm tin cổâ truyền, Vua là mộât nhân vật xuất chúng, được đặc ân khôn ngoan bởi dòng dõi vương tộâc. (Dĩ nhiên, tất cả những nghi thức của Triều Ðình đều được dựng nên để làm cho niềm tin này được vững chắc hơn trong dân gian ! ). Thánh Kinh, ngược lại, dàn cảnh ở đây mộât Vị Vua tiếng tăm lừng lẫy mà không ai dám phản đốâi sự cao trọng, những thành tích, sự giầu có của Ngài, là kẻ tự nhận mình chỉ là mộât người phàm mà thôi. « Ta tuy lả mộât đứa bé giòng giõi quý tộâc ... nhưng dù vậy ta biết rằng ta sẽ không thể có được sự khôn ngoan bằng mộât cách nào khác ngoài cách được lãnh nhận như quà tặng của Thiên Chúa « (khôn ngoan 8,21). Và ngay cả Vị Vua Sa-lô-môn này đã tuyên bốâ : » Ta cũng thế, ta chỉ là mộât con người bình thường, ngang hàng với tất cả những người khác, xuất thân từ con người đầu tiên đã được tạo dựng nên từ đất bụi. Trong bụng của mộât người mẹ, ta được khắc chạm nên xác thịt ... Ta cũng thế, từ ngày ta sinh ra, ta đã hít thở không khí chung cho mọi người chúng ta và ta cũng đã từng ngã đập đất và cũng cảm thấy nỗâi đau như mọi người : như tất cả, tiếng kêu đầu tiên của ta là những tiếng khóc. Ta đã được nuôi nấng trong khăn tã, giữa những lo âu. Không mộât vua chúa nào đã bắt đầu đời mình mộât cách khác hơn. Ðốâi với tất cả chúng ta, chỉ có mộât cách vào đời và mộât cách rời khỏi cõi đời. » (khôn ngoan 7,1-6). Và Ngài tiếp tục : » Vì thế ta đã cầu xin và sự thông minh đã được Chúa ban cho ta ... « và phần tiếp của bài đọc ngày hôm nay.
Như vậy, bài học đầu tiên của bài đọc này là các vua chúa cũng chỉ là những con người phàm trần bình thường. Họ không khác biệt mộât chút gì cả những người phàm khác. Chỉ có mình Thiên Chúa là Chúa, vua chúa không phải là Thượng Ðế cũng chẳng phải là Thần Thánh. Và bài học thứ hai : mọi Khôn Ngoan đều đến tự Thiên Chúa, sự khôn ngoan là mộât món quà tặng của Thiên Chúa. Chẳng ai trên cõi đời này có thể tự hào là mình có được khôn ngoan do chính mình. Sách Khôn Ngoan còn đi xa hơn nữa và bài đọc hôm nay đã ngầm chứa nộâi dung đó : trong tất cả những đoạn kế tiêp, sách khôn ngoan khẳng định rằng kho tàng của sự Khôn Ngoan này được ban cho những bậc vua chúa cũng chỉ là những phàm nhân như mọi người khác, cũng có thể được ban cho tất cả mọi người phàm tục khác. Chỉ cần xin điều đó trong lời kinh nguyện. Cũng như phấn cuối của bài đọc còn nói lên rằng : » qua từng lớùp tuổi, sự khôn ngoan của Thiên Chúa thấm qua những tâm hồân thánh thiện để biến họ trở thành những thân hữu của Thiên Chúa và của những Tiên Tri » (khôn ngoan 7,27).
Ðiều đó muốn nói là cả nhân loại đều có ơn gọi để chia sẻ sự khôn ngoan của Vua Sa-lô-môn.
THÁNH VỊNH 89 (90)
Chúng ta có cảm tưởng như đang ở trong mộât nghi thức xám hốâi ở đền Giê-ru-sa-lem sau chuỗâi ngày lưu đầy ởo Ba-bi-lôn. Lời kinh : « Xin trở lại, lạy Chúa, tại sao Chúa chậm trễ chưa đến ? Xin Chúa hãy đổâi ý để đoái nhìn đầy tớ Chúa » là mộât phương thức tiêu biêu của nghi lễ đền tộâi. Vả lại, câu được dịch « tại sao Chúa chậm trễ chưa đến ? » , theo tiếng do thái, có nghĩa « cho đến khi nào ? « , hiểu ngầm là « trong lúc này, chúng con đau khổ, chúng con bị trừng phạt về những lỗâi phạm của chúng con. Xin tha thứ cho chúng con và cất sự trừng phạt. Cho đến khi nào Chúa còn giữ hình phạt ? Một dấu chỉ thứ hai cũng cùng mộât ý nghĩa : câu « xin biến đổâi thành những niềm vui những ngày trừng phạt của Chúa và những năm tháng mà chúng con nếm mùi bất hạnh. « Những ngày trừng phạt này, những năm tháng của bất hạnh này, theo ngôn từ Kinh Thánh, là 50 năm bị lưu đầy ở Ba-bi-lôn. Vì cuộâc lưu đầy này luôn được coi như là môt hình phạt cho tất cả những thiếu sót của Is-ra-el đốâi với Giao Ước.
Như thế, bài Thánh Vịnh này là mộât lời kinh nguyện để cầu xin sự hoán cải : « Xin dậy chúng con biết mức giới hạn đích thực của những ngày sốâng của chúng con để tâm hồân chúng con được thấm nhuần sự khôn ngoan »... Sự hoán cải, nghĩa là sốâng theo sự khôn ngoan của Thiên Chúa, là biết rằng « mức giới hạn đích thực của những ngày sốâng của chúng con « . Không phải là mộât chuyện ngẫu nhiên nếu bài Thánh Vịnh này được tặng cho chúng ta như mộât tiếng vọng của bài đọc thứ nhất trong ngày chúa nhật này : bài đọc này là mộât đoạn của sách khôn ngoan và đây là bài Thánh Vịnh đem cho chúng ta mộât định nghĩa tuyệt diệu của sự khôn ngoan : mức giới hạn đích thực của những ngày sốâng của chúng ta.
Ở đây, tác giả của Thánh Vịnh gợi ý cho chúng ta suy niệm về sự đốâi lập giữa A-dong và Sa-lô-môn : cả hai đều đã được tạo dựng để được làm Vua. Sách Sáng Thế cho chúng ta biết là A-dong đã được ơn gọi để cai trị tạo vật. Còn về phần Sa-lô-môn, Ngài đã được gọi để điều khiển hướng dẫn dân Chúa. Nhưng mộât kẻ đã nổâi phồâng kiêu ngạo, trong khi Sa-lô-môn đã không bao giờ quên là mình chỉ là mộât tạo vật. Những tín hữu biết rằng chỉ mình Thiên Chúa biết được sự lành và sự dữ. Và sự kiêu ngạo của A-dong trong vườn địa đàng của sách Sáng Thế đã tự hào là chính mình có được sự hiểu biết đó. « Các ngươi sẽ trở thành như Thiên Chúa nếu các ngươi ăn quả của cây hiểu biết sự thiện sự ác » con rắn đã hứa điều đó cho Adong và E-va.
Sa-lô-môn, ngược lại, đã biết rằng sự khôn ngoan không phải là sự tự nhiên của con người và Ngài đã cầu xin để được sự khôn ngoan. Sách Khôn Ngoan thuật lại cho chúng ta lời nguyện của Sa-lô-môn : » Lạy Chúa của tổâ tiên con và là Chúa của thương xót, bởi lời Chúa, Chúa đã tạo dựng nên Vũ Trụ. Chúa là Ðấng, do sự khôn ngoan của Chúa, đã tạo thành con người (ám chỉ A-dong) để con người cai trị mọi tạo vật khác Chúa dựng nên, để con người điều khiển thế giới với lòng tôn sùng Chúa, với công bằng và xét xử với mộât tâm hồân ngay thẳng, xin cho con sự Khôn Ngoan và đừng loại bỏ con khỏi hàng con cái của Chúa. Chúa thấy, con là đầy tớ của Chúa và là con cái của nữ tỳ của Chúa, là mộât người phàm yếu đuốâi và cuộâc sốâng ngắn ngủi, thiếu thốân nhiều thông minh hiểu biết về luật lệ. Ngay cả nếu có ai được trọn hảo trong sốâ những con cái của con người, mà nếu không có khôn ngoan đến bởi Chúa, cũng chỉ được coi như là hư không « (khôn ngoan 9,1-6).
Ðó là người đã biết mức giới hạn đích thực của những ngày sốâng của mình ! Người mà đã biết nhận diện tác phẩm của Thiên Chúa, sự cao cả của Người... « Xin Chúa hãy làm cho những tôi tớ Chúa được biết công trình của Chúa, và sự vinh quang cao cả của Chúa cho các con cái của Chúa ». Và đó chính là bí quyết của hạnh phúc. Sự khôn ngoan đích thực, chính là biết ở đúng cương vị mình, mộât chỗ hết sức nhỏ bé trước mặt Thiên Chúa. Trước mặt Ngài, chúng ta chỉ là hư không ... chỉ là mộât hạt bụi nhỏ trong tay Ngài. Và khi con người biết tự nhận ra mình là ai, con người có thể sung sướng được, có thể no nê tình thương của Thiên Chúa mỗâi ban mai, có thể sốâng mộât cuộâc sốâng trong hân hoan và ca hát. « Xin Chúa hãy cho chúng con no nê tình thương của Chúa mỗâi buổâi sáng. Ước gì chúng con sốâng được những chuỗâi ngày trong hân hoan va ca hát ».
Vì, trong Kinh Thánh, sự nhận biết về thân phận nhỏ bé của con người không bao giờ là mộât sự hổâ nhục, bởi vì chúng ta ở trong bàn tay Thiên Chúa : đó là mộât sự nhỏ mọn đầy tin tưởng, hiếu thảo. Hiếu thảo và tin chắc chắn vào tình thương của Cha mà chúng ta có thể cầu xin với tất cả tấm lòng tin tưởng : « Ước gì rải xuống trên chúng con sự êm ái của Chúa, Thiên Chúa chúng con » (câu 17 không có được trích ra trong ngày chúa nhật này).
Tác giả Thánh Vịnh đã viết kinh nguyện này khi trở về từ lưu đầy và đã lưu tặng ông Mai-Sen. Nếu quý vị lần giờ kinh thánh, quý vị sẽ thấy rằng câu thứ nhất xác định rằng : « Lời nguyện của Mai-Sen , người của Thiên Chúa ». Thực vậy, chúng ta tưởng tượng dễ dàng là Mai-Sen đã có nhiều dịp suy gẫm về sự thiếu khôn ngoan của dân tộc này mà ông đã dẫn dắt trên con đường Si-nai. Một hôm, thiếu can đảm, Mai-Sen đã thốt lên : « Từ ngày các ngươi ra khỏi Ai-Cập, cho tới lúc đến đây (nghĩa là tới cửa Ðất Hứa), các ngươi không ngừng phản đối chống lại Thiên Chúa » (sách Dt 9,7). Và chúng ta biết rằng chuyện kể về lỗi lầm của A-Dong trong vườn địa đàng cũng đã được cảm hứng từ kinh nghiệm của sa mạc và của cơn cám dỗ luôn khơi lại để quên đi sự cao cả của Thiên Chúa và mực độ đích thực của thân phận nhỏ bé của chúng ta.
Câu cuối cùng của Thánh Vịnh thật là tuyệt diệu : « Xin Chúa củng cố cho chúng con công trình tay chúng con làm nên ». Câu đó có lẽ muốn nói đến công trình bắt đầu với biết bao nhiêu khó khăn khi trở về từ chốn lưu đầy, nghĩa là công trình xây dựng lại đền thánh Giê-ru-sa-lem, giữa mọi chống đối đủ loại. Nhưng, cách chung, câu đó muốn nói đến công trình chung của Thiên Chúa và con người : chính con người hành động, con người làm việc trong sáng tạo, và chính Chúa đem lại cho tác phẩm của con người sự vững chắc, sự hữu hiệu.
Ngược lại, hậu quả của tội A-dong là sự lao động vất vả, bạc bẽo và cực nhọc. Nhưng thế thì chúng ta có thể tự hỏi : mỗi lần mà những cố gắng của chúng ta để làm nước Trời tiến tới làm chúng ta có vẻ quá cực nhọc, có phải là chúng ta đã quên đi « mức giới hạn đích thực của những ngày chúng ta sống », như Thánh Vịnh viết, nghĩa là chúng ta đã quên giao phó thân phận nhỏ bé của chúng ta trong tay Chúa ?
Bài Phúc Âm (Mát cô 10,17-30)
Chúng ta đọc bài phúc âm cách giản dị theo đúng thứ tự của bài viết : một người chạy tới, quỳ xuống và nói : « Thưa Thầy nhân lành, con phải làm gì ? » . Ôi sao nhiều thiện ý quá ! Chúa Giê-Su không trả lời cách trực tiếp : Ngài bắt đầu bằng cách giúp người môn đệ tiềm năng đổi hướng mắt nhìn về Thiên Chúa thay về nhìn mình « Tại sao con gọi ta là nhân lành ? Không ai nhân lành cả, trừ Thiên Chúa ». Sau đó, Ngài mới trả lời câu hỏi của anh ta, câu hỏi « Con phải làm gì . để có thể hưởng gia tài ? . » và Chúa Giê-Su có vẻ trả lời trên cùng một tầng số : để có sự sống đời đời, đây là những điều phải làm : giữ những điều răn : « Ngươi chớù giết người, chớ trộm cắp, chớ lười dối, đừng làm hại ai, tôn kính cha mẹ ». Lạ lùng thay, Chúa Giê-su đã quên điều răn thứ nhất « ngươi hãy yêu Thiên Chúa là Chúa ngươi », và nói ngay lập tức đến tình thương tha nhân.
Và người đó trả lời : »Thưa Thầy, con đã tuân giữ những giới răn đó từ thuở nhỏ ». Anh ta chắc đợi được ban bằng cấp về hạnh kiểm tốt mà anh ta xứng đáng, nếu thực sự anh ta tuân giữ những giới răn đó từ nhỏ như anh ta nói. Nhưng Chúa Giê-Su không phải là một ông thầy dạy lý thuyết : Ngài không tự mãn nguyện để nói điều phải làm cho đúng luật : những giới răn chỉ là một giai đoạn. Người đàn ông này vừa mới gặp được một dịp may trong đời : Chúa Giê-Su thương anh ta và mời gọi anh ta theo Ngài. Khi nói điều đó, Chúa Giê-Su đã mở mắt cho anh ta thấy là sự sống đời đời không phải là một phần thưởng cho ngày mai, nhưng là cuộc sống với Chúa Giê-Su ngay lập tức và mãi mãi. Chương trình của Thiên Chúa là để thu gồm tất cả mọi sự trong Ðức Ki-Tô mà anh ta là một trong những người đầu tiên được mời tham dự.
Nhưng sự đề nghị này của Chúa Giê-Su đã chạm đúng ngay cái kẽ hở của đời sống của anh ta : để theo Chúa Giê-Su và để nhập vào nhóm môn đệ của Ngài, phải chăng còn phải có tự do không bị ràng buộc bởi bất cứ thứ gì : « con chỉ còn thiếu có một điều, hãy đi, bán tất cả những gì con có », và Ngài hiểu là những của cải của anh ta giữ anh ta lại như là bị trói buộc. Anh ta lệ thuộc của cải như người nghiện bị lệ thuộc xì ke. Anh ta bỏ ra đi, buồn bã, và sự buồn bã của anh ta vang dội như một lời tự thú. Chúa Giê-Su chỉ còn biết ghi nhận : « người giầu có khó có thể vào được nước trời ». Chúa Giê-Su chỉ có hòn đá gội đầu phải nhận rằng con người bình thường thích những tài khoản của họ trong ngân hàng hơn là tình yêu mà Ngài đề nghị cho họ.
Trong khi đo, Thánh Mát Cô cho chúng ta biết là những môn đệ khác rất lấy làm chưng hửng, bối rối, ngạc nhiên : các môn đệ cũng vậy, họ cũng không cùng tr6n một tần số với Chúa Giê-Su : theo thói quen, của cải được coi như là món quà của Thiên Chúa. Nhưng Chúa Giê-Su nhấn mạnh : « con lạc đà đi qua lỗ kim còn dễ hơn là người giầu có vào nước của Thiên Chúa ». Hình ảnh này làm chúng ta ngạc nhiên luôn mãi. Nhưng chúa Giê-Su không phải là người đầu tiên cũng không phải là người độc nhất đã dùng hình ảnh đó để diễn tả một điều hầu như không có thể có. Chẳng hạn như một bản văn tiếng do thái cùng thời với kinh thánh (sách Talmud của Ba-bi-lôn) cũng nói về một con voi đi qua một lỗ kim. Vả lại không phải chỉ có một lần đó Chúa Giê-Su dùng ngụ ngôn, thí dụ « Các ngươi, những người hướng dẫn mù lòa, lựa lọc những con ruồi nhỏ nhưng nuốt trửng con lạc đà » (Mát Thê-ô 23,24). Hoặc là « cái rơm và cái xà nhà trong mắt » (Lu-ca 6,21). Còn về phần chúng ta, chúng ta cũng có lúc nói « bỏ thành phố Ba-Lê vào trong một cái chai ». Hình ảnh này phải làm chướng tai gai mắt. Chúa Giê-Su đã muốn thế để báo động chúng ta « thật là khó khăn cho những người giầu có vào được nước Chúa ». « Có lẽ bởi vì thông thường chính những của cải chiếm hữu chúng ta. Có lẽ bởi vì của cải là những thứ mà chúng ta đã không chia sẻ với những người nghèo hơn chúng ta. Và nếu ngay như sự cứng rắn của Thánh Kinh làm chúng ta phật lòng, chúng ta không thể nào xóa bỏ được tính cách đó. Cuối cùng có lẽ bởi vì của cải của chúng ta dạy chúng ta tự thấy mình là đủ và không dạy chúng ta biết ở trong tư thế của kẻ đón nhận.
Tất cả những điều đó đều vượt qua sự hiểu biết của các môn đệ : « Nhưng thế thì ai có thể được cứu rỗi ? ». Câu trả lời của Chúa Giê-Su có lẽ đã không làm cho các môn đệ an tâm ngay lập tức. « Ðối với con người thì không có thể nhưng không như đối với Thiên Chúa. Bởi vì đối với Thiên Chúa mọi sự Chúa đều có thể thực hiện « . Ở đây, lời nói của Ðức Ki-Tô không phải là để làm chán nản bất cứ ai. Ngài chỉ nhắm gây sự thức tỉnh lương tâm và đặt mỗi thứ vào chỗ của mình. Ðối với Thiên Chúa, mọi sự đều có thể. Thiên Chúa có đủ cách để cứu rỗi chúng ta. Chỉ mình Ngài có thể và muốn giải thoát chúng ta. Sự buồn bã của người giầu có là một điềm tốt : anh ta đang thức tỉnh lương tâm mình. Khi mà anh ta sẽ ngừng muốn « làm » để « chiếm hữu » theo nghĩa để được sự cứu rỗi, anh ta sẽ đón nhận sự cứu rỗi mà Thiên Chúa sẽ cho anh ta. Chúa Giê-Su đã trả lời anh ta trên cùng một tần số mà anh ta đã gài : tần số của « tự làm lấy sự cứu rỗi cho mình ». Và trên tần số đó, người giầu có đã không thể theo được, nhưng , may mắn thay, không phải vềø điều đó mà chúng ta muốn bàn tới.
Chúa Giê-Su đề nghị chúng ta một cách thay đổi lối nhìn : sự cứu rỗi không phải là vì mình xứng đáng, sự cứu rỗi phải được lãnh nhận bằng cách quỳ gối xuống trong sự biết ơn. Nhưng để thực hiện được điều đó, phải có tự do, phải biết rời bỏ mọi sự ràng buộc chúng ta. Các môn đệ, họ cũng thế, sống trong lối lý luận của xứng đáng : »Chúng con đã từ bỏ tất cả » (hiểu ngầm là chúng con xứng đáng được thưởng một vài điều gì). Thay vì phần thưởng, Chúa Giê-Su chỉ báo tin cho các môn đệ sự bắt bớ. Ngài căn dặn các môn đệ « Các con đừng mong đợi được vỗ tay ». Nhưng nhất là, Ngài đã hứa cho các môn đệ nhiều hơn mọi hy sinh mà các ngài có thể làm : gấp trăm lần trong mọi thứ. Ngài hứa cho các môn đệ sự sống đời đời, nhưng như là một món quà tặng chứ không như một phần thưởng.