Chúa
Nhật 11 quanh năm, C
(Lu-ca 7: 36 – 8: 3)
Trong
xã hội, để đối phó với tình huống người ta phạm tội ác nhiều thì luật pháp nơi
đó thường sẽ khắt khe hơn. Nhưng trong
cách giải quyết của Thiên Chúa, ta lại thấy đi ngược lại với cách giải quyết
của người đời. Cảm nghiệm được như thế,
nên thánh Phao-lô dám quả quyết: “Ở đâu
tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội” (Rm 5:20). Thi hành sứ mệnh cứu thế, Chúa Giê-su đã làm
cho “ân sủng càng chứa chan gấp bội” bằng cách tha thứ tội lỗi loài người và sự
tha thứ ấy ở cao điểm khi Người chết trên thập giá. Bài Tin Mừng hôm nay cho ta dịp chiêm ngưỡng
lòng nhân từ tha thứ của Chúa qua câu truyện Người tiếp đón một phụ nữ nổi
tiếng tội lỗi trong thành.
1) “Kìa một phụ nữ vốn là
người tội lỗi trong thành...”
Đó
là một phụ nữ không được nêu tên, mặc dù mọi người trong thành ai cũng biết chị
ta. Không nêu tên, vì thánh sử muốn tế
nhị và bác ái nên không nói rõ hơn về hoàn cảnh của chị. Nhưng không nêu tên cũng là để ta hiểu rằng
người tội lỗi ấy là bất cứ ai và có thể là chính bản thân ta nữa. Thực vậy, thân phận tội lỗi là thân phận
chung của toàn thể nhân loại, ngoại trừ Mẹ Ma-ri-a. Hậu quả của tội tổ tông làm cho ta mất khả
năng tự mình đến được với Thiên Chúa và có khuynh hướng phạm tội. Ai dám cho là mình sạch tội trước mặt
Chúa? “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ
việc lấy đá mà ném trước đi” (Ga 8:7).
Ta
không rõ nhờ đâu mà người phụ nữ tội lỗi biết được Chúa Giê-su là ai để chị
quyết định đến gặp Người. Nhưng quan
trọng hơn, ta nên chú ý tới những hành vi của chị khi đến gặp Chúa. Trước hết, chị không ngại tỏ ra mình là người
tội lỗi khi chị xuất hiện giữa một đám đông gồm những người không chút thiện
cảm. Hơn thế nữa, chị còn bất cần những
lời hoặc cử chỉ khinh miệt của họ khi chị làm những cử chỉ không thể chấp nhận,
như “đứng đằng sau sát chân Chúa mà khóc, nước mắt tưới ướt chân Người, lấy tóc
mình mà lau, rồi hôn chân Người và xức dầu thơm”. Ta có thể hiểu lầm ý nghĩa của những cử chỉ
ấy. Đó không phải là những cách để chị
biểu lộ lòng quý mến đối với Chúa Giê-su, nhưng là những cách để chị nói cho
Chúa (và những người hiện diện) biết rằng thân phận của chị là thân phận tội
lỗi và chị cầu xin Chúa xót thương. Nói
khác đi, vì chị nhận biết thân phận tội lỗi của chị nên chị đã khiêm tốn đến
xin Chúa thứ tha cho mình.
Khi
Chúa Giê-su nói với người Pha-ri-sêu đãi tiệc là ông Si-mon về ẩn dụ người chủ
nợ và hai con nợ, hẳn là Chúa muốn ám chỉ Thiên Chúa là chủ nợ và mọi người
chúng ta đều là con nợ, hoặc nợ ít, hoặc nợ nhiều, vì mọi người đều xúc phạm
đến Người. Vậy mà vẫn có những người vỗ
ngực bảo mình chẳng có tội gì cả nên không cần phải đi xưng tội! Họ cũng chẳng biết rằng Thiên Chúa là “chủ nợ
thương tình tha thứ”, nên không muốn đến xin Người tha thứ qua Bí tích Giải
tội.
2) “Ông thấy người phụ nữ
này chứ?.. Tội của chị rất nhiều, nhưng
đã được tha”
Người
phụ nữ tội lỗi đến với Chúa. Những gì
chứa chất từ bao lâu trong tâm hồn, nay chị đã biểu lộ qua những cử chỉ làm cho
Chúa Giê-su. Chị đã làm một cách khiêm
tốn, nhưng cũng đầy lòng tin và hy vọng.
Trước mặt chị chỉ có Chúa Giê-su thôi.
Không phải chỉ là Đức Giê-su người Na-da-rét nổi danh, nhưng còn là
Thiên Chúa “giàu lòng thương xót” đang mở rộng cánh tay tiếp nhận những kẻ tội
lỗi ăn năn sám hối. Những giọt nước mắt
thống hối của chị đã tưới ướt đẫm chân Chúa.
Tóc là biểu tượng cao quý của người phụ nữ giờ được sử dụng để lau
chân. Cả đến dầu thơm dùng để biểu dương
sự sang trọng quý phái của người phụ nữ bây giờ được đổ ra để xức bàn chân Chúa
đầy bụi bặm và chai đá vì rảo khắp nẻo đường rao giảng Tin Mừng. Tất cả những việc làm ấy đối với chị vẫn chưa
đủ để nói với Chúa rằng: Lạy Chúa, xin
thương xót con, vì con là kẻ tội lỗi.
Đối với Chúa, chị luôn luôn là “con nợ” và “không có gì để trả”, chỉ
biết nhìn nhận tội lỗi mình và hết lòng cậy trông vào lòng thương xót của
Người.
Chúa
Giê-su đã chứng giám lòng ăn năn sám hối của chị khi Người lên tiếng nói với
ông Si-mon về những gì chị đã làm cho Người.
Người còn trách khéo ông về những thiếu sót khi ông đón tiếp Người, cũng
là những lời trách khéo ông không biết nhìn nhận thân phận tội lỗi của chính
ông. Ông chỉ nhìn thấy người phụ nữ đến
gặp Chúa là “một người tội lỗi”, chứ ông không nhìn thấy người phụ nữ tội lỗi
ấy là một người biết sám hối. Khi Chúa
nói “ông thấy người phụ nữ này chứ?” là để nhắc nhở ông Si-mon và hết mọi người
phải theo gương người phụ nữ này mà nhận biết mình là kẻ tội lỗi và phải sám
hối. Có khiêm tốn nhận mình là kẻ tội
lỗi, ta mới có thể đến với Chúa xin ơn thứ tha.
Có khiêm tốn nhận mình là kẻ tội lỗi, ta mới quảng đại chấp nhận những
yếu đuối sai lầm của anh chị em và sẵn sàng tha thứ.
Chúa
Giê-su khẳng định với ông Si-mon: “Vì họ
không có gì để trả, nên chủ nợ đã thương tình tha cho cả hai” là ngầm hiểu Chúa
đã tha thứ tội lỗi cho người phụ nữ đến với Người rồi. Nhưng nếu cần, Chúa Giê-su sẽ sẵn sàng công
bố chị đã được tha thứ tội lỗi và thực sự Người đã làm việc này để phục hồi
danh dự cho chị và ca ngợi lòng khiêm tốn và can đảm của chị. “Tội của chị đã được tha rồi... Lòng tin của
chị đã cứu chị”.
3) “Chị hãy đi bình an”
Chúa
Giê-su đã đem lại cho chị sự bình an.
Chúa khẳng định với ông Si-mon:
“Tôi nói cho ông hay: tội của chị
rất nhiều, nhưng đã được tha”. Được tha
thứ rồi, người phụ nữ cảm nhận ơn bình an.
Khi Đấng có quyền tha tội đã tha thứ cho mình, thì mình còn phải lo lắng
sợ hãi gì nữa. Chỉ có Chúa Giê-su, Đấng
có quyền tha tội, mới ban cho ta sự bình an đích thực của Người, bình an mà thế
gian không thể ban cho ta.
Bình
an nảy sinh lòng yêu mến. Nhờ được tha
thứ và được bình an, người phụ nữ sám hối sẽ yêu mến Chúa nhiều, được tha nhiều
thì càng yêu mến nhiều hơn. Lòng yêu mến
là hiệu quả của sự tha thứ. Ở đây, ta
thường hiểu lầm lòng yêu mến của chị như là nguyên nhân để Chúa tha thứ. Nhưng ngược lại, chính sự tha thứ lại là lý
do để ta phải yêu mến Chúa hơn.
Sau
khi tha thứ tội lỗi cho người phụ nữ sám hối, Chúa nói với chị: Chị hãy đi bình an. Vậy chị ấy sẽ đi đâu và đi làm gì? Thánh Lu-ca kể tiếp là sau đó, cùng đi với
Chúa, ngoài các Tông đồ ra còn có “mấy người phụ nữ đã được Người trừ quỷ và
chữa bệnh” cũng đi theo Chúa để giúp đỡ Người và các Tông đồ. Dĩ nhiên thánh sử không nói người phụ nữ sám
hối có ở trong số người ấy, nhưng đó cũng là một cách để nhắn nhủ ta rằng: sau khi được tha thứ, ta phải yêu mến Chúa
hơn và sẵn sàng lên đường với Người để chia sẻ sứ mệnh rao giảng Tin Mừng của
Người.
4) Suy nghĩ và cầu nguyện
Có
khi nào tôi giống như ông Si-mon trong câu truyện Tin Mừng, kiêu căng cho mình
là kẻ thánh thiện hơn người khác và xa tránh những người tôi coi là “kẻ tội
lỗi” không? Tôi sẽ làm gì để giúp họ?
Mỗi
lần đi xưng tội, tôi có thực sự nhìn nhận “tình trạng” tội lỗi của tôi, hay chỉ
thấy những tội tôi sắp xưng là những sự kiện và những con số? Nói khác đi, có bao giờ tôi xét tội như một
“tình huống” với những nguyên nhân nào, hoàn cảnh nào, người nào... không? Nếu không thì tại sao?
“Được
tha nhiều thì yêu mến nhiều, được tha ít thì yêu mến ít”. Vậy mỗi lần sau khi đi xưng tội, tôi sẽ biểu
lộ lòng yêu mến Chúa bằng cách nào?
Cầu nguyện
“Lạy
Chúa Giê-su,
khi
đến với nhau,
chúng
con thường mang những mặt nạ.
Chúng
con sợ người khác thấy sự thật về mình.
Chúng
con cố giữ uy tín cho bộ mặt
dù
đó chỉ là chiếc mặt nạ giả dối.
Khi
đến với Chúa,
chúng
con cũng thường mang mặt nạ.
Có
những hành vi đạo đức bên ngoài
để
che giấu cái trống rỗng bên trong.
Có
những lời kinh đọc trên môi,
nhưng
không có chỗ trong tâm hồn
và
ngược hẳn với cuộc sống thực tế.
Lạy
Chúa Giê-su,
chúng
con cũng thường ngắm mình trong gương,
tự
ru ngủ và đánh lừa mình,
mãn
nguyện với cái mặt nạ vừa vặn.
Xin
giúp chúng con cởi bỏ mọi thứ mặt nạ,
đã
ăn sâu vào da thịt chúng con,
để
chúng con thôi đánh lừa nhau,
đánh
lừa Chúa và chính mình.
Ước
gì chúng con xây dựng bầu khí chân thành,
để
chúng con được lớn lên trong bình an.”
(Trích
RABBOUNI, lời
nguyện 91)
Lm. Trần Đình Nhi
15-6-2007