CHÔNG CHÊNH.
Chúa Nhật 21C Thường Niên.
Nước Trời mang tính phổ quát hay giới hạn ? Chúa luôn mời gọi mọi người. Nhưng nhiều người đã từ chối vì Kitô giáo
khắt khe. Nhưng những ai chấp nhận, sẽ
nhận được nguồn an ủi lớn lao. Cả một
bầu trời thênh thang trước mắt.
CON ĐƯỜNG HẸP.
Nước Trời luôn rộng
mở đón nhận muôn dân. Chính Đức Giêsu
quả quyết : “Trên nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở…” (Ga 14:2) Ngôn sứ Isaia cũng nhắc tới tiếng gọi phổ
quát của Giavê (Is 66:20). Nhưng hôm
nay, tại sao Đức Giêsu lại nói phải chui qua “cửa hẹp” mới vào được Nước
Trời. Người không ngần ngại nói sự thật
: “Có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được” (Lc 13:24) ? Tại sao không vào được ? Phải chăng vì họ thiếu đức tin hay những việc
lành ? Hay phải chăng họ đã vô lầm cửa
? Phải chăng vì định mệnh khắt khe
? Hay tại họ thiếu ân sủng nên không
được Thiên Chúa tuyển chọn ? Nếu thế tự
do con người ở đâu ?
Quả thực, lời Chúa
chưa vén màn bí mật về số phận con người.
Nhưng Đức Giêsu muốn cho thấy hai mặt của một thực tại. Một đàng Nước Trời phổ quát, vì “thiên hạ sẽ
từ đông tây nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa.” (Lc 13:29) Đàng khác, Nước Trời thênh thang đó chỉ có
một “cửa hẹp”. Chẳng mấy ai thích cửa
hẹp. Nhưng thực tế, “cửa rộng và đường
thênh thang thì đưa đến diệt vong.” (Mt 7:13)
Bởi vậy, cần chiến đấu để qua cửa hẹp mà vào” (Lc 13:24) Nước Trời. Sức chiến đấu đó vừa cho thấy con người tự
do vừa mạc khải Thiên Chúa tình yêu.
Chính vì tự do nên con người có thể chọn chiến đấu cho những giá trị
Nước Trời. Chính vì bản chất là tình
yêu, Thiên Chúa mới mời con người đáp trả tình yêu.
Tình yêu sẽ hướng
dẫn qua những nẻo đường chông gai.
Nhiều khi có những vấp ngã đau điếng trên đường về nhà Cha. Thế nhưng Thiên Chúa đầy lòng yêu thương luôn
vực dậy những ai sa ngã. Đôi khi cần
những biện pháp hơi mạnh. “Thuốc đắng
giã tật”. Xin “đừng coi nhẹ lời Chúa
sửa dạy, chờ nản lòng khi Người khiển trách. Vì Chúa thương ai thì mới sửa dạy
kẻ ấy.” (Dt 12:5-6) Không phải lúc nào
cũng dễ dàng chấp nhận những lời cảnh
giác. Nhưng càng được sửa dạy, càng thấy mình thuộc về Thiên Chúa. Muốn làm con Thiên Chúa, “anh em hãy kiên trì
để cho Thiên Chúa sửa dạy.” (Dt 12:7)
Thiên Chúa không bao giờ sửa phạt cho thỏa cơn giận hay có ý báo thù. Nhưng Người sửa dạy để như gọt đẽo chúng ta
cho vừa khung cửa hẹp của Nước Trời. Người sửa dạy khác hẳn với người đời. Quả
thế, “những người chịu (Thiên Chúa) rèn luyện như thế sẽ gặt được hoa trái là
bình an và công chính.” (Dt 12:11) Bình
an và công chính là đặc tính của Nước Trời.
Bởi thế, ngay từ đời này, ta đã cảm thấy tất cả kích thước chật hẹp của
cửa trời và cả bầu trời thênh thang trong Nước Chúa.
Nhưng nếu không chịu
đi qua cửa hẹp, người ta sẽ cảm thấy nhục nhã của kiếp lưu đầy khỏi Nước
Chúa. Thái độ lạnh lùng của Chúa càng
gây kinh ngạc cho những ai quan tâm tới những đòi hỏi của Tin Mừng : “Cút đi
cho khuất mắt ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính !” (Lc 13:27) Thật là kinh hoàng khi phải nghe những lời
cứng cỏi đó ! Thái độ lạnh lùng đó nhằm xua đuổi và loại trừ những người đã
không sống công chính theo lượng ân sủng Chúa.
Họ tự hào vì đã dành rất nhiều thời giờ đồng bàn với Chúa và lắng nghe
lời Chúa (x. Lc 13:26). Còn ai có thể
hiểu biết Chúa hơn họ ? Vậy mà Chúa vẫn lạnh lùng đáp : “Ta không biết các anh
từ đâu đến !” (Lc 13:25.27) Người ta đã
phí phạm biết bao thời giờ hay cả cuộc đời vì đã quên mất một yếu tố chính tức
là mở rộng cõi lòng đón nhận Nước Chúa.
Người ta đã quá khép kín tâm hồn và không thi hành tất cả những đòi hỏi
của Tin Mừng là sống “công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần.” Không bao giờ Đức Giêsu lại trình bày Nước
Chúa như một bánh vẽ. Trái lại, Nước
Chúa là một thực tại sống động và là một đòi hỏi gắt gao.
Đòi hỏi gắt gao nhất
là phải mở rộng cõi lòng theo chiều kích Nước Chúa. Nếu trong cuộc sống còn một chút gì kỳ thị
đông tây nam bắc, chắc chắn không thể vào được Nước Trời. Vì “thiên hạ sẽ từ đông tây nam bắc đến dự
tiệc trong Nước Thiên Chúa.” (Lc 13:29)
Như vậy, những kẻ “còn đứng ở ngoài” sẽ không bao giờ có thể nếm
đượchương vị ngọt ngào và thơm tho của bàn tiệc Nước Chúa. Tất cả những người công chính, bất kể phát
xuất từ đâu, đều được nhập tiệc với “các ông Abraham, Isaac và Jacob cùng tất
cả các ngôn sứ.” (Lc 13:28) Nói khác,
họ là những người vất vả phấn đấu để được cứu thoát. Họ phải trả giá bằng chính con người và cuộc
đời. Nếu còn lấn cấn với những giới hạn
về văn hóa, chủng tộc, màu da, chính kiến, tôn giáo của mình, họ không bao giờ
có thể hiểu nổi những chiều kích lớn lao của Nước Thiên Chúa. Vì ơn cứu thoát chỉ dành cho những người
biết hòa nhập với sứ mệnh của Đấng đã phán : “Ta sẽ đến tập họp mọi dân tộc và
mọi ngôn ngữ.” (Is 66:18)
Nước Trời quả thực
là một hồng ân dành cho hết mọi người. Nhưng hồng ân đó cũng là tặng phẩm dành riêng
cho từng người. Bởi vậy, Nước Trời vừa
có chiều kích phổ quát vừa thuộc về từng cá nhân. Phải
nhận ra hai chiều kích đó mới thấy niềm hi vọng của mình tươi sáng chừng
nào và nỗ lực theo đuổi hi vọng đó lớn lao tới đâu.
NƯỚC CHÚA GIỮA TRẦN
GIAN
Nhưng Nước Chúa
không ai có thể độc chiếm. Chỉ có Đức
Giêsu mới là cửa độc nhất dẫn vào Nước Chúa.
Chính Người đã quả quyết : “Tôi là cửa.
Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu.” (Ga 10:9) Nhưng Người là cửa hẹp hay rộng ? Quả thực, không một nền luân lý thông thường
nào có đòi hỏi gắt gao như giáo lý của Đức Giêsu. Thế nhưng, cũng không ai có một sức mạnh
giải thoát bằng Người. Bởi vậy, thánh
Phaolô đã xác định sứ mạng lớn lao của Đức Giêsu : “Chính để chúng ta được tự
do mà Đức Kitô đã giải thoát chúng ta.” (Gl 5:1) Chính Người đã tìm được phương giải thoát
cho thân phận làm người. Con người
không thể thoát ra khỏi luật lệ. Nhưng
có nhiều thứ luật trói buộc con người trong vòng nô lệ. Có những luật dẫn tới tự do hạnh phúc. Đức Giêsu đã xác định rõ về bản chất lề luật
: “Ngày sabbat được làm ra vì con người, chứ không phải con người vì ngày
sabbat.” (Mc 2:27) Bởi vậy, luật lệ
Nước Trời cũng nhằm phục vụ con người.
Đức Giêsu là cửa hẹp nhưng mở ra vô biên. Đó là sự thật.
Sự thật ấy đã được
chứng minh qua hai ngàn năm lịch sử.
Giáo hội làm chứng Đức Giêsu là “con đường, sự thật và sự sống.” (Ga
14:6) Thế nhưng, vẫn có những người
xuyên tạc sự thật và không chịu nhìn nhận sứ mạng đó của Giáo hội. Chẳng hạn, thứ bảy 18/8/2001 vừa qua, Thủ
tướng Aán Độ Atal Behari Vajpayee tuyên bố “động cơ” đằng sau các hoạt động bác
ái của người Kitô hữu là “chiêu dụ tín đồ” (CWNews 20/08/2001) Rõ ràng, Thủ tướng đã cố tình không muốn đọc
thấy sứ điệp Kitô giáo ngang qua những hoạt động vô cùng cần thiết cho những
người nghèo khổ và những thành phần bị gạt ra ngoài lề xã hội. Mặc nhiên ông biện minh cho những thái độ
thù nghịch tôn giáo đang lan rộng khắp nước Aán độ. Oâng đã khoán trắng việc trợ giúp các nạn
nhận lũ lụt đầu năm nay cho Rashtriya Swayamsevak Sangh, một tổ chức Aán giáo
cực đoan, thủ phạm đã giết nhiều linh mục, giáo dân và tấn công nhiều giáo xứ
Công giáo trong vòng hai năm nay. Tổ
chức đã thúc giục các cộng đồng Aán giáo từ chối các phẩm vật cứu trợ từ các tổ
chức Kitô giáo (x. VietCatholic 22/8/2001)
Trên đất nước đầy những thù nghịch đó, Kitô hữu đang phải chui qua cửa
hẹp. Lời chứng càng mạnh mẽ hơn khi
nào. Lực lượng thù nghịch càng cố gắng
giới hạn sức mạnh Giáo hội, Thánh Linh càng có cơ hội làm cho nhiệm thể Chúa
Kitô phát triển. Những nỗ lực thù nghịch
chỉ để lộ ra sự sợ hãi trước những ảnh hưởng của Giáo hội. Chẳng hạn, nữ tu Têrêsa Calcutta đã nhá lên
cho thế giới thấy tình yêu như ánh sáng đang soi chiếu vào tận những nơi tăm
tối nhất trong thân phận làm người và sởi ấm những ẩm thấp nhất nơi những hang
cùng ngõ hẻm trên thế giới.
Lm. Giuse Đỗ Vân Lực, OP