MỘT ÔNG THÁNH
NGOẠI ĐẠO
Chúa Nhật 28C Thường Niên
Còn niềm vui nào bằng tấm lòng tri ân cảm tạ Thiên Chúa ? Vì thương xót con người, Thiên Chúa đã thi
ân giáng phúc. Con người cũng làm ơn
cho nhau. Nhưng tại sao nhiều khi làm ơn mắc oán ?
Nhìn kỹ vào việc Đức Giêsu làm ơn cho người bị bệnh phong cùi hôm nay
mới có thể học cách Chúa đối xử với những người chịu ơn ra sao.
MỘT CÁI NHÌN SÂU SẮC.
Từ xưa đến nay những người phong cùi vẫn bị tách biệt khỏi hoàn cảnh
sống chung quanh. Nhất là người Samaria
phong cùi hôm nay bị cô lập gấp đôi chín người kia, vì thành kiến của người Do
thái. Nhưng tất cả đều chung một số
phận. Tình trạng khốn khổ đến nỗi tất cả
đều kêu lên : “Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi !” (Lc 17:13) Như vậy, tất cả đều đặt niềm hi vọng nơi
Chúa. Khi gặp bước khốn cùng con người
đều có chung một khát vọng. Khát vọng
đó là mong được cứu thoát. Đức Giêsu
xuất hiện kịp thời như hiện thân lòng xót thương của Thiên Chúa.
Nghe thấy tiếng kêu thảm thiết đó, chắc chắn Đức Giêsu phải động
lòng trắc ẩn. Người lợi dụng ngay cơ
hội này để thi thố tất cả quyền năng Thiên Chúa trong việc cứu độ con
người. Người sai cả mười người đến
trình diện các tư tế (Lc 17:14), để họ được trở lại với cộng đồng. Nhưng dù trình diện, người Samaria cũng
chẳng bao giờ được diễm phúc ấy. Thế
nhưng khi ông ta “thấy mình được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng
tôn vinh Thiên Chúa,” (Lc 17:15) Đấng đã
thi thố quyền năng nơi Đức Giêsu Kitô.
Đây chính là dịp Chúa muốn cho thấy chiều kích phổ quát của ơn cứu độ.
Bởi thế Người mới nói : “Không phải cả mười người đều được sạch sao ? Thế thì chín người kia đâu ? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên
Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này ?” (Lc 17:17) Không có gì có thể ngăn cản quyền năng cứu
độ của Thiên Chúa. Quyền năng đó không
phải chỉ để chữa lành, nhưng còn để cứu độ.
Đằng sau những phúc lộc trần gian, Thiên Chúa muốn che dấu một hồng ân
trọng đại hơn. Đó là hồng ân cứu
độ. Chỉ những con mắt tinh đời mới thấy
được ! Bởi thế Chúa mới nói : “Phúc cho
mắt nào được thấy điều anh em thấy !” (Lc 10:23) Từ việc cảm nghiệm hồng ân, “anh ta sấp
mình dưới chân Đức Giêsu mà tạ ơn.” (Lc 17:16)
Hành vi này đã quyết định cả vận mệnh cuộc đời anh. Anh đã được cứu độ, chứ không phải chỉ được
chữa lành. Tuy không được nhận vào cộng
đồng Do thái với những tập tục và luật lệ chằng chịt, nhưng anh được giải thoát
và gia nhập cộng đồng Dân Chúa.
Số ít được cứu độ (Lc 13:23-24) không phải vì Thiên Chúa muốn
thế. Bằng chứng khi chữa lành cho mười
người, Đức Giêsu đã không đối xử phân biệt.
Trái lại, Người tôn trọng mười người như nhau. Trong khi họ bị gạt ra bên lề xã hội và bởi
đấy mất tất cả quyền làm người, Đức Giêsu vẫn coi họ là người : “Không phải cả
mười người được sạch sao ?” (Lc 17:17)
Thánh Luca cũng tế nhị gọi họ là “mười người phong hủi” (Lc
17:12), chứ không gọi là bọn phong cùi.
Dù bị bại liệt (Lc 5:18) hay bi quỉ ám (Lc 8: 27), họ vẫn luôn được gọi
là người. Nhân phẩm vẫn còn nơi
những người bị gạt ra ngoài lề xã hội đó.
Nhưng hơn nữa, giá trị của họ còn là chính niềm tin nơi Thiên Chúa. Bởi đấy Chúa nói : “Lòng tin của anh đã cứu
chữa anh.” (Lc 17:19) Chỉ một mình
Chúa mới nhận ra giá trị tuyệt đối đó mà thôi.
Chính vì được Chúa tôn trọng, người Samaria mới cảm thấy lớn lên
trong tình yêu Thiên Chúa và đủ khả năng tôn vinh Thiên Chúa và tạ ơn
Người. Đồng cảnh ngộ, tướng Naaman
nước Aram cũng nghiệm thấy sự thật lớn lao đó sau khi được ngôn sứ Eâlia chữa
khỏi bệnh phong hủi : “Tôi tớ ngài sẽ không còn dâng lễ toàn thiêu và hy lễ cho
thần nào khác ngoài Đức Chúa.” (2 V 5:17)
Nếu Đức Giêsu cũng có một thái độ như mọi người, chắc chắn không bao giờ
được ghi ơn như thế. Người rất thấu hiểu
tâm lý con người. Người không muốn con người bị lệ thuộc đến nỗi phải đánh đổi
nhân cách lấy lợi lộc vật chất. Nói
khác, Người muốn dùng hồng ân để giúp con người lớn lên, chứ không muốn đè bẹp
con người. Thế mới biết của cho không
bằng cách cho !
GIEO GIÓ GẶT BÃO.
Đức Giêsu đã dạy một bài học rất sâu sắc về mối tương quan giữa
người và người. Tiền của đã chia nhân
loại thành hai hạng người thi ân và thụ ân.
Những người thi ân nhiều khi không phải vì thương những người nghèo khổ,
nhưng chỉ vì ham danh lợi. Họ có thể
tạo ra những bất công lớn lao ngay khi làm những việc bác ái, một thứ bác ái
chỉ nhằm khoe cái tôi ! Chính sách viện
trợ nhân đạo của Mỹ là một điển hình.
Dân Mỹ nổi tiếng vì đã viện trợ các nước nghèo trên thế giới. Thế nhưng tại sao họ vẫn bị nhiều dân tộc
căm thù ? Biến cố 11/9/2001 chỉ cụ thể
hóa lòng căm ghét đến tột độ đó mà thôi.
Biến cố này là một cơ hội lớn cho người Mỹ nhìn lại chính sách bất công
của mình. Cần phải có một cuộc cách
mạng văn hóa thay đổi não trạng những người Aâu Mỹ. Chính sách bất công cũng bắt nguồn từ cái
nhìn và lối sống cao ngạo của người Tây Phương trước những dân tộc khác. Chính Thủ tướng Ý cho rằng văn minh Kitô giáo
cao hơn Hồi giáo.
Có phải đó là cách giải thích hay nhất chính sách “cái gậy và củ cà
rốt” Mỹ đang áp dụng trong cuộc chiên Afganistan không ? Theo Đức Thượng Phụ Nasrallah Sfeir thuộc
Nghi Lễ Đông phương Maronite, “cuộc tấn công quân sự có lẽ không ổn định được
tình hình quốc tế. Sẽ có nhiều cuộc
khủng bố cho tới khi nào đưa ra những cội rễ phát sinh bạo động. Cuộc chiến này chỉ có một lý do duy nhất :
sự bất công trong hoàn cảnh Palestine và Israel.” (CWNews 12/10/2001) Nhiều khi Hoa Kỳ quá thiên vị Israel, bất
chấp cả lương tri, chỉ nhắm tới quyền lợi riêng.
Đức Giêsu không bao giờ thủ lợi.
Cả khi cứu chữa mười người phong cùi, Người cũng quên chính mình. Người không hề đòi hỏi phải nhìn nhận quyền
bính tối cao nơi mình. Trái lại, Người
cho đó chỉ là do sức mạnh của niềm tin mà thôi. Đường lối của Hoa Kỳ khác hẳn. Họ bắt mọi người phải cúi đầu khi nhận lãnh
viện trợ. Có phải vì thế mà tại Peru,
“trong thời kỳ Tổng thống Alberto Fujimori, hơn 300,000 phụ nữ, phần đông là
nông thôn đã bị buộc phải triệt sản thông qua một chương trình giải phẫu triệt
sản tự nguyện, thực tế là một chương trình bắt buộc. Giờ đây những phụ nữ này là những người vô
cùng đau khổ. Đa số những ông chồng của
những người đàn bà không có khả năng sinh sản này ruồng rẫy họ để kết hôn với
người khác. Những phụ nữ này còn chịu
nhiều bệnh tật và gia đình họ phải tốn tiền chạy chữa” (VietCatholic
10/10/2001) ? Từ đó, bao nhiêu vấn đề
gia đình và xã hội đang phá hủy hạnh phúc con người ! Ai đã dính líu trong việc triệt sản này ?
Chỉ biết “dưới áp lực của chính
phủ Clinton và của Liên Hiệp Quốc, các khoản viện trợ kinh tế cho các nước
thường đi kèm với những điều kiện kế hoạch hóa gia đình.” (VietCatholic
10/10/2001)
Chắc chắn chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ không thể tránh khỏi áp
lực những tay tài phiệt. Họ đặt quyền
lợi lên trên tất cả. Chủ nghĩa Duy Lợi
này đã khuynh đảo đường lối ngoại giao của Hoa Kỳ, tạo ra nhiều kẻ thù chưa
từng thấy. Cụ thể, Pax Christi Hoa Kỳ
đã can đảm “đưa ra danh sách những siêu thế lực dân sự đáng bị tiêu diệt trong
xã hội Hoa Kỳ.” (VietCatholic 10/10/2001)
Ngày nào còn bị các tay tài phiệt
đó chi phối, ngày đó còn bất công, nghèo đói và loạn lạc khắp nơi. Chẳng hạn, “vì quyền lợi dầu hỏa, Hoa Kỳ xúi
giục Iraq tấn công Iran và cố duy trì cuộc chiến của hai nước này bằng cách bán
vũ khí cho cả hai nước để họ đánh nhau đến kiệt quệ. Cũng vì quyền lợi mà Hoa Kỳ đã tiếp tay với
các nhóm Hồi giáo cực đoan tại Trung Á để in ra hàng mấy chục triệu cuốn Kinh
Koran và các tài liệu cực đoan trong thời gian chống Liên Sô.” (VietCatholic
10/10/2001) Đúng là gieo gió gặt bão !
Lm. Giuse Đỗ Vân Lực, OP