NIỀM VUI HÔM
NAY
Chúa Nhật 31C Thường Niên.
Thế giới ngày càng căng thẳng.
Tìm được nụ cười như tìm thấy một bảo vật. Niềm vui thực sự là dấu chỉ của một cuộc
giải tỏa tâm hồn hay một cuộc giải thoát khỏi một hoàn cảnh khó khăn. Hôm nay Đức Giêsu đem lại một niềm vui cho
nhà Dakêu. Cần dừng lại đôi phút để
thấy niềm vui đó lớn lao chừng nào.
Oâng Dakêu là một người “đứng đầu những người thu thuế, và là người
giàu có,” (Lc 19:2) nghĩa là một “người tội lỗi” (Lc 19:7) nhất trong những
người tội lỗi. Trong khi mọi người
tránh xa những hạng người như thế, Đức Giêsu lại “vào trọ” (Lc 19:7) nhà
ông. Oâng vô cùng kinh ngạc và xúc động
vì thái độ thân thiện khác thường này.
Từ kinh ngạc đến cảm phục, ông đã thay đổi hẳn cuộc sống. Oâng “thưa với Chúa rằng : ‘Thưa Ngài, tôi
xin lấy phân nửa tài sản của tôi mà cho người nghèo ; và nếu tôi đã chiếm đoạt
của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn.’” (Lc 19:8) Đức Giêsu không hề giảng cho ông một bài nào
về công bình hay lên tiếng đánh động tấm lòng để thúc đẩy ông dốc hết tài sản
cho những người nghèo và bị bạc đãi hay đàn áp. Nhưng dung nhan Chúa đã chiếu một luồng ánh
sáng siêu nhiên phơi bầy tất cả sự thật về những việc ông làm cho đồng loại từ
xưa đến nay. Oâng chợt tỉnh và nhận ra tất cả những dơ bẩn
trong cõi lòng mình. Thế là ông nhất
quyết thanh tẩy tất cả để chuẩn bị đón nhận những hồng ân lớn lao.
Oâng đã đánh mất chính bản thân.
Nhưng nhờ Đức Giêsu, ông đã tìm lại những gì đã tiêu trầm trong vũng tội
lệ. “Vì Con Người đến để tìm và cứu
những gì đã mất.” (Lc 19:10) Hơn nữa,
ông còn tìm được một giá trị tuyệt vời.
Trước giá trị vô cùng lớn lao này, tất cả đều trở thành bóng mờ hay vô
nghĩa. Bởi đấy ông mới có thể quyết liệt
dứt bỏ những tài sản bất công ông đã chiếm đoạt của người khác.
Lúc đầu ông Dakêu cứ tưởng mình là người tìm Chúa. Nhưng thực tế, Chúa đã tìm ông. Oâng tìm Chúa để thỏa mãn tính tò mò. Oâng tò mò vì thực tế quá khác với những ưu
tư của mình. Ông giàu có và quyền lực
như thế, nhưng vẫn không chiếm được lòng người. Trong khi một anh chàng khố rách áo ôm như
Đức Giêsu lại thu hút mọi người. Không
hiểu mãnh lực nào đã khiến có sự sai biệt như thế. Mọi người xa lánh khiến ông cảm thấy cuộc
đời thật trống rỗng và vô nghĩa. Oâng
mơ một ngày được quí mến như Đức Giêsu.
Một phần thôi cũng không bao giờ được !
Đó là lý do tại sao ông “leo lên một cây sung để xem Đức Giêsu.” (Lc
19:4) Khi giáp mặt Người, ông mới cảm
thấy một sức thu hút mãnh liệt từ Con Người Giêsu. Từ tấm lòng cảm phục sâu xa, tim ông bật
thành tiếng bi thương vượt quá lòng mong đợi của những người nghèo khổ và bị áp
bức. Ơn cứu độ đã có một chiều kích xã
hội.
Đức Giêsu đã cho mọi người cảm thấy bầu khí ấm áp và thân mật của
hồng ơn Thiên Chúa: “Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng
là con cháu tổ phụ Abraham.” (Lc 19:9)
Nghĩa là, đức tin đã dẫn ông Dakêu tới nguồn ơn cứu độ là Đức Giêsu
Kitô. Rõ ràng không phải vì tò mò mà
“ông ta tìm cách để xem cho biết Đức Giêsu là ai.” (Lc 19:3)
Nhưng lòng tin thúc đẩy ông muốn tìm một lối thoát cho những bế tắc hôm
nay trong thân phận làm người. Oâng đã
mãn nguyện. Quả thực, Thiên Chúa “dùng
quyền năng mà hoàn thành mọi thiện chí của anh em và mọi công việc anh em làm
vì lòng tin.” (2 Tx 1:11)
Quyền năng đó đã thể hiện mãnh liệt khi Thiên Chúa tỏ lòng “xót
thương hết mọi người, để họ còn ăn hăn hối cải.” (Kn 11:23) Oâng Dakêu đã phung phí bao nhiêu thời giờ
và sức lực để tạo nên những bất công cho xã hội. Giờ đây, Thiên Chúa cho ông cơ hội nhìn lại
con người mình. Tất cả những gì theo
đuổi từ xưa tới nay đều vô nghĩa. Oâng
đã đánh mất chính mình khi quay cuồng với những tham vọng vật chất đó. Cứ tưởng có tiền là có tất cả. Oâng đã vong thân và tha hóa cùng cực. Bởi vậy, ông thấy phải trả giá. Nói khác, tất cả những gì đã mất mát đều
được tìm lại trong cuộc hội ngộ với Đức Giêsu dưới mái ấm gia đình ông. Những mất mát do bất công ngoài xã hội đã
được tìm lại trong bầu khí gia đình.
Khi chạy ra bên ngoài, người ta dễ đánh mất những giá trị đích thực bên
trong. Ra đi là mất mát, là chết
chóc. Trở về là sống dồi dào, phong
phú. Chỉ khi nào trở về với chính nội
tâm, con người mới nhận ra “Đấng yêu sự sống” (Kn 11:26) và “là sự sống” (Ga
11:25) đang hiện diện rất gần gũi với mình.
Oâng Dakêu đã cảm nhận sự sống ấy như một kho tàng vô cùng phong
phú. Thế nên, ông đã đánh đổi tất
cả. Những hi sinh của ông chẳng là gì
so với ân sủng ông đón nhận qua bàn tay Đức Giêsu.
Sở dĩ ông Dakêu đã đón nhận được hồng ân cao cả đó, vì “Chúa nhắm
mắt làm ngơ, không nhìn đến tội lỗi loài người, để họ còn ăn năn hối cải.” (Kn
11:23) Chúa khác hẳn con người. Thế mới biết lòng Chúa vô cùng bao la. Trước mắt con người giàu có như Dakêu đáng bị
lên án. Hình như Đức Giêsu cũng đồng ý
như thế : “Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao ! Quả vậy, con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ
hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa.” (Lc 18:24-25) Nếu Chúa cũng giống con người, không bao giờ
con người có thể được tha thứ. Người
sống trên xương máu đồng bào như Dakêu chỉ có mỗi con đường duy nhất là xuống
hỏa ngục ! Tình trạng vô cùng tuyệt
vọng. Thế nhưng, đứng trước tình trạng
vô phương cứu vãn đó, Đức Giêsu đã bật sáng lên một tia lửa cuối đường hầm :
“Những gì không thể đối với loài người, thì đều có thể được đối với Thiên
Chúa.” (Lc 18:27) Thực tế, “Chúa xót
thương hết mọi người vì Chúa làm được hết mọi sự.” (Kn 11:23) Người đến cứu rỗi cả người nghèo lẫn người
giàu. Ơn cứu độ không hề lệ thuộc vào một
ranh giới nào !
Người giàu nhưng có thiện chí như ông Dakêu, làm sao Chúa ngoảnh
mặt làm ngơ cho đành ? Thực thế, Chúa
“dùng quyền năng mà hoàn thành mọi thiện chí của anh em và mọi công việc anh em
làm vì lòng tin.” (2 Tx 1:11) Oâng đã
chứng tỏ thiện chí và lòng tin khi tìm mọi cách giáp mặt Đức Giêsu. Một nỗ lực âm thầm như thế được Thiên Chúa
đánh giá rất cao. Bởi vậy, Người mới
lấy ơn cứu độ để đáp trả thiện chí ấy.
Có lẽ trong quá khứ, đối với những người đã làm nhiều việc bất công như
ông Dakêu, “Chúa sửa dạy từ từ, Chúa cảnh cáo họ, nhắc cho họ nhớ họ đã phạm
tội gì, dể họ bỏ điều ác mà tin vào Chúa.” (Kn 12:2) Cuộc hội ngộ với Đức Giêsu chỉ là giọt nước
tràn ly. Giọt nước nặng ký đó phủ ngập
ân sủng. Việc gì phải đến đã đến. Đức Giêsu là tất cả nguồn ân sủng lớn lao
biến cải toàn thể cuộc đời ông.
Oâng còn sống sót tới lúc đón nhận nguồn ân sủng ấy. Điều đó không ngoài thánh ý Chúa. Biết bao người đã ghê tởm, nguyền rủa, lánh
xa ông. Nhưng, “Chúa không ghê tởm bất
cứ loài nào Chúa đã làm ra, vì giả như Chúa ghét loài nào, thì đã chẳng dựng
nên. Nếu như Ngài không muốn, làm sao
môọt vật tồn tại nổi ? Nếu như Ngài
không cho hiện hữu, làm sao nó có thể được duy trì ?” (Kn 11:24-25) Thế nên thời gian ông đang sống là một thời
gian của lòng thương xót. Ơn cứu độ
cũng trào ra từ lòng thương xót đó.
Nhìn vào ông Dakêu, chúng ta mới thấy rõ tất cả sự thật về con
người và cuộc đời mình. Cuộc sống chỉ
thật có ý nghĩa và phong phú khi “danh của Chúa chúng ta là Đức Giêsu, sẽ được
tôn vinh nơi anh em, và anh em được tôn vinh nơi Người, chiếu theo ân sủng của
Thiên Chúa chúng ta và của Chúa Giêsu Kitô.” (2 Tx 1:12) Aân sủng Thiên Chúa chỉ biểu lộ nơi Danh Đức
Giêsu, Danh gói trọn toàn thể lòng thương xót của Thiên Chúa đối với loài
người. Chính vì Danh ấy, chúng ta được
kêu gọi làm Kitô hữu. Nghĩa là, chúng ta
được kêu gọi để biểu lộ lòng thương xót của Thiên Chúa !
Lm. Giuse Đỗ Vân Lực, OP