Ngày 24 tháng 11
Lễ Các Thánh Tử Ðạo Việt
Lòng Mến Hoàn Thành Mọi Sự
(Sách Khôn Ngoan 3,1-9; Thư Rôma 8,31b-39; Tin Mừng Gioan
12,24-26)
Phúc Âm: Lc 20, 27-38
Ai coi thường mạng
sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời.
(24) Chúa Giêsu bảo các
môn đệ rằng: "Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất
không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều
hạt khác.
(25) Ai yêu quý mạng sống
mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại
được cho sự sống đời đời.
(26) Ai phục vụ Thầy, thì
hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy,
Cha của Thầy sẽ quý trọng người ấy".
Suy Niệm:
Ngày 24 Tháng 11
Lễ Các Thánh Tử Ðạo
Việt
(Sách Khôn Ngoan
3,1-9; Thư Rôma 8,31b-39; Tin Mừng Gioan 12,24-26)
Ngày lễ các Thánh Tử
đạo Việt
1. Số Phận Người Nhân
Nghĩa
Muốn hiểu bài sách
Khôn Ngoan, chúng ta hãy nhớ lại lịch sử dân Chúa sau lưu đày, tức là các thế
kỷ ngay trước Chúa Giêsu giáng sinh. Con cái
Sách Khôn Ngoan ra
đời vào chính lúc có nhiều người đang tự hỏi như thế. Riêng trong đoạn trích
đọc hôm nay, tác giả muốn trực tiếp nói với những kẻ đang nghi ngờ. Ông bàn về
cái chết của các tử đạo; nói đúng hơn, về số phận những người sống theo nhân
nghĩa.
Trước mặt người đời,
những người công chính có vẻ thua thiệt. Vì khi còn sống họ bị kẻ dữ ăn hiếp;
và khi qua đời, họ chẳng thấy tương lai. Ðặc biệt có những người còn bị chính
kẻ vô đạo sát hại mà công lý dường như làm ngơ. Nơi mắt phường ngu xuẩn, tức là
theo tâm tư những kẻ không tin tưởng, thì chính những người kia như đã chết tận
tuyệt, vô ích và thiệt thân.
Nhưng tác giả nói, đó
chỉ là bề ngoài, đúng theo lẽ thế gian. Chứ thật ra, hồn những người nhân nghĩa
đang ở trong tay Chúa và đang hưởng phúc an bình. Khổ hình đã không đụng tới
họ. Ðó chỉ là lò luyện cho vàng sáng thêm. Và sự chết chỉ đưa họ sang nơi tràn
đầy bất tử. Hơn nữa, vào buổi Chúa viếng thăm chung thẩm, họ sẽ sáng rực, cùng
Chúa xét xử chư quốc và cầm quyền trên các dân. Ðó mới thực sự là số phận Chúa
dành cho những người được chọn.
Dĩ nhiên lý luận này
không có ý nghĩa gì cả đối với người không có đức tin. Nhưng tác giả sách Khôn
Ngoan hy vọng gợi lên được nhiều suy nghĩ cho mọi người. Ðối với chúng ta hôm
nay mừng lễ các Thánh Tử đạo Việt
Thời nào cũng vậy, muốn
làm tốt đời đẹp đạo, mọi tín hữu của Chúa đều phải phấn đấu can đảm và quảng
đại. Chính trong những hoàn cảnh khó khăn và thử thách, người ta mới dễ phân
biệt ai đạo đức và cao thượng thật. Tư lợi trước mắt không lôi cuốn được người
công chính đi vào những hành động bất xứng. Và gian khổ đớn đau không làm họ
bớt cương quyết, chu toàn các nghĩa vụ của mình. Theo nhãn giới người phàm, cư
xử như vậy là thiệt thòi; nhưng trước mắt tinh thần đó là những tấm gương sáng
ngời.
Tuy nhiên nói thì dễ,
làm thì khó. Xác thịt con người rất yếu đuối và các cám dỗ ở đời này cũng rất
mạnh. Ðể giữ vững đức tin và lý tưởng của mình, để sống đạo và ăn ở nhân nghĩa,
ý chí con người nhiều khi không đủ. Phải vận dụng niềm tin như tác giả sách
Khôn Ngoan hôm nay.
Hơn nữa phải cầu xin
ơn giúp đỡ. Các Thánh Tử đạo Việt
Thật ra mỗi khi thấy
chúng ta đến với mình, các ngài sẽ không chấp nhận giữ chúng ta ở lại mãi với
mình và chỉ nhìn vào mình. Các ngài sẽ đưa chúng ta đến với Chúa và nhìn vào
Chúa. Thiên Chúa mới thật là ánh sáng và là sự sống của hết mọi người công
chính. Nơi Người mới thật sự có nguồn trợ lực mạnh mẽ và hiệu nghiệm để sống
nhân nghĩa ở đời. Hôm nay chính Người cũng muốn gặp và nói với chúng ta nơi Con
Một yêu quý của Người qua bài Tin Mừng.
2. Tương Lai Người
Công Chính
Tác giả Gioan thuật
rằng: Hôm ấy Chúa Giêsu khải hoàn vào thành Giêrusalem. Thiên hạ nô nức đón
chào Người. Có nhiều người Hy Lạp, tức là lương dân cũng tìm cách gặp Người.
Chúa Giêsu biết đã đến lúc cứu cả dân Do Thái lẫn Hy Lạp. Người thấy cuộc khổ
nạn đã gần. Người không nhắc tới bài sách Khôn Ngoan đọc hôm nay. Người nhìn
thử thách đau thương và sự chết sắp đến một cách khác hẳn. Người nói: Như hạt
lúa gieo xuống đất không chết đi, thì nó trơ trọi một mình; nhưng nếu nó chết
đi, nó mới sai hoa lắm quả.
Lối nhìn của Người
vượt xa hẳn niềm tin của nhà hiền triết Do Thái. Nó tích cực và phong phú. Nó
không nghĩ đến bản thân nhưng mưu tìm hạnh phúc cho nhiều người. Nó không chờ
đợi được Thiên Chúa ân thưởng; mà muốn cùng Người đưa lịch sử đi xa hơn.
Hơn nữa, có thể nói
rằng, ở đây Chúa Giêsu còn có vẻ mạnh mẽ khước từ mọi quan niệm lo cho bản
thân. Người nói: "Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất; ai ghét sự sống mình nơi
thế gian này thì sẽ giữ nó cho sự sống đời đời".
Thú thật các Thánh Tử
đạo Việt
Các Thánh Tử đạo Việt
Ngay đối với xã hội
trần gian, các ngài cũng chỉ thấy những hy sinh và sự chết của mình đem lại hoa
trái dồi dào. Nhiều bậc cha mẹ có cả đàn con nheo nhóc biết rằng chỉ một lời
nói, hoặc một cử chỉ bỏ đạo, là lập tức đã đủ để đưa họ ra khỏi tù mà về săn
sóc đàn con. Nhưng họ đã làm nức lòng con cái khi can đảm và quảng đại xưng
đạo, biết rằng sự chết của họ chỉ là hạt giống gieo xuống đất để sinh hoa kết
quả. Hết mọi tu sĩ, linh mục tử đạo thời bấy giờ cũng tin vào Lời Chúa nói hôm
nay như thế. Họ không sợ mình chết đi sẽ hết người làm tông đồ. Ngược lại, họ
chắc chắn việc mình xưng đạo sẽ tưới máu cứu chuộc cho cây nho Nhà Chúa. Và sẽ
có nhiều tông đồ khác, tốt hơn mình nữa sẽ đến và sẽ xây dựng Hội Thánh rực rỡ
hơn. Cả những người đang làm hành chánh và quân sự khi ấy cũng đã phấn khởi
chấp nhận bản án trừng phạt kẻ có đạo, cho dù nhiều đồng nghiệp và đồng bạn
khuyên nên giữ mạng sống mình để phục vụ. Những người ấy nghĩ rằng phục vụ tốt
hơn cả là thí ban mạng sống mình cho người mình yêu thương.]
Chúng ta hôm nay
không thể không nghĩ đến những điều ấy để cảm mến chí hy sinh quảng đại của các
tử đạo; và nhất là để học với các ngài tinh thần và gương sáng dám hy sinh tất
cả để phục vụ mưu tìm hạnh phúc cho người khác. Hằng ngày chúng ta có rất nhiều
cơ hội để hy sinh cho người khác và cho dân tộc. Không cần phải nghĩ đến đời
sau như tác giả sách Khôn Ngoan nói, cứ tin lời Chúa Giêsu và nhớ rằng mọi hạt
giống hy sinh đều sai hoa kết quả.
Tuy nhiên chúng ta
vẫn dám nói rằng cho dù các lý lẽ trên rất đẹp và rất mạnh, chúng vẫn chưa có
sức mạnh đẩy các tử đạo ra pháp trường nếu không có những lời sau đây của Chúa
Giêsu. Người nói: "Ai hầu hạ Ta, thì hãy theo Ta; và Ta ở đâu, kẻ hầu hạ
Ta cũng sẽ ở đó. Mà ai hầu hạ Ta, thì Cha Ta sẽ tôn trọng nó". Người nói
đang khi thấy rõ Người sẽ đi đâu. Con đường khổ nạn thập giá đang chờ Người
bước vào. Người đã dứt khoát chọn đi con đường ấy.
Và Người gọi kẻ thờ
phượng Người cũng phải đi theo đến nơi Người sẽ đến. Người buộc mọi môn đệ phải
vác thập giá của mình mà đi theo. Người đã vác thập giá đi trước để môn đệ
không hơn Thầy và để đầu đã đến đâu thì thân thể cũng đến đó.
Các Tử đạo là những
tín hữu mang danh Chúa. Họ là môn đệ Người. Họ hiểu rằng Người đã yêu thương họ
nên đã vác thập giá đến núi Sọ để chịu đóng đinh. Sự chết của Người nói lên
Tình yêu vô vàn của Thiên Chúa. Họ muốn đáp trả tình yêu ấy thì khi phải chết,
họ không ngại chết. Họ chết để đi theo Thầy; để giống như Thầy và để được như
Thầy. Họ còn chết một cách hân hoan sung sướng vì tình yêu mạnh hơn sự chết. Họ
chết vì yêu Chúa. Và mọi cuộc tử đạo đều được gọi là việc tuyên đạo hay là xưng
đạo, tuyên xưng đức tin dĩ nhiên rồi, nhưng nhất là tuyên xưng lòng mến và tình
yêu đối với Chúa Giêsu.
Lời tuyên xưng ấy chỉ
làm được trong bầu khí tử đạo, nếu người ta sẵn sàng làm mọi lúc trong đời sống.
Thế nên chúng ta cần
thâm tín về tình yêu của Chúa để chính lòng mến Người ban sức mạnh cho chúng ta
khi gặp khó khăn thử thách. Và để làm công việc ấy chúng ta hãy nghe lời thư
Phaolô.
3. Lòng Mến Hoàn
Thành Mọi Sự
Thánh tông đồ suy
nghĩ về ơn công chính hóa, tức là ơn được tha thứ tội lỗi để trở nên công
chính, ơn được chịu phép rửa tội và trở nên Kitô hữu. Chúng ta đang có ơn ấy,
nên hãy lắng nghe lời thánh tông đồ nhắn nhủ.
Người phân tích và
thấy rằng khi công chính hóa chúng ta, Thiên Chúa đã tỏ ra lòng thương vô ngần.
Ðây là tình thương
quyết liệt, không thay đổi nữa, không phải chỉ vì Thiên Chúa là Ðấng Trung tín,
luôn giữ lời giao ước, nhưng nhất là vì đã thương ta lần này như vậy và đã phò
ta đến như thế, thì không ai và không sức mạnh nào có thể khiến Người bớt lòng
thương mà bỏ rơi chúng ta, Người phải thí ban Con Một của Người chịu chết cho
ta và chết đau khổ như thế trên thập giá. Người đã không tiếc với chúng ta
Người Con yêu quý của Người, thì sao Người không gia ân vạn sự cho chúng ta làm
một với Người! Thiên Chúa đã thương chúng ta đến như thế thì Người không thể
tiếc với chúng ta một điều gì kém hơn.
Còn Ðức Kitô, Ðấng đã
chết cho chúng ta và bây giờ trở thành Ðấng cầu bầu cho chúng ta nơi Thiên Chúa.
Người có thể hất hủi bỏ rơi chúng ta sao? Hẳn là không. Luôn luôn Ðức Kitô muốn
yêu thương và gìn giữ chúng ta trong tình yêu của Người.
Vậy nếu Thiên Chúa và
Ðức Kitô yêu thương chúng ta như thế, thì hỏi ai và sức mạnh nào có thể rứt
chúng ta ra khỏi tình yêu ấy? Thật, chúng ta phải thâm tín rằng dù sự chết hay
sự sống, dù thiên thần hay thiên phủ... dù bất cứ tạo vật nào, không gì có thể
tách chúng ta ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa. Thế thì đáp lại, chúng ta cũng
phải nói rằng: dù gian truân bĩ cực hay bắt bớ và đói khát... không gì sẽ làm
chúng ta bỏ Chúa. Vì Người mà chúng ta sẵn sàng sát phạt suốt ngày kể như chiên
lò sát, bởi lẽ trên tất cả những sự ấy chúng ta sẽ toàn thắng nhờ Ðấng đã yêu
mến chúng ta.
Cuộc đời và sự chết
của các Tử đạo Việt
Hôm nay chắc chắn các
ngài đang muốn cho chúng ta được lòng mến đó. Ðặc biệt trong giờ thánh lễ này.
Các ngài như đang muốn khuyên nhủ và thúc giục chúng ta tin vào mầu nhiệm Bàn
thờ để thấy Thiên Chúa yêu thương chúng ta thế nào trong việc Con Chúa chịu
chết và sống lại vì chúng ta.
Lời thư Phaolô phải
làm chúng ta cử hành thánh lễ này tốt hơn mọi khi. Và thấm tình yêu Chúa rồi,
chúng ta hãy lấy đời sống làm chứng tình yêu mạnh hơn sự chết. Không có gì
khiến chúng ta từ khước hy sinh cho Chúa và vì Chúa.
Các Tử đạo Việt
(Trích dẫn từ tập
sách Giải Nghĩa Lời Chúa
của Ðức cố Giám Mục
Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)