Chúa Nhật 34 Thường Niên Năm C
Lễ Chúa Giêsu Kitô Vua
Ðức Giêsu Làm Vua Trên Thánh Giá
(2 Samuel 5,1-3; Thư Colosê 1,12-30; Tin Mừng Luca 23,35-43)
Phúc Âm: Lc 23, 35-43
"Lạy Ngài, khi
nào về nước Ngài, xin nhớ đến tôi".
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, các thủ lãnh
cùng với dân chúng cười nhạo Chúa Giêsu mà rằng: "Nó đã cứu được kẻ khác
thì hãy tự cứu mình đi, nếu nó thật là Ðấng Kitô, người Thiên Chúa tuyển
chọn". Quân lính đều chế diễu Người và đưa dấm cho Người uống và nói:
"Nếu ông là vua dân Do-thái, ông hãy tự cứu mình đi". Phía trên đầu
Người có tấm bảng đề chữ Hy-lạp, La-tinh và Do-thái như sau: "Người Này Là
Vua Dân Do Thái".
Một trong hai kẻ trộm
bị đóng đinh trên thập giá cũng sỉ nhục Người rằng: "Nếu ông là Ðấng Kitô,
ông hãy tự cứu ông và cứu chúng tôi nữa". Ðối lại, tên kia mắng nó rằng:
"Mi cũng chịu đồng một án mà mi chẳng sợ Thiên Chúa sao? Phần chúng ta,
như thế này là đích đáng, vì chúng ta chịu xứng với việc chúng ta đã làm, còn
ông này, ông có làm gì xấu đâu?" Và anh ta thưa Chúa Giêsu rằng: "Lạy
Ngài, khi nào về nước Ngài, xin nhớ đến tôi". Chúa Giêsu đáp: "Ta bảo
thật ngươi: ngay hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta".
Suy Niệm:
Chúa Nhật Lễ Chúa
Giêsu Kitô Vua
2 Samuel 5,1-3; Thư
Colosê 1,12-30; Tin Mừng Luca 23,35-43
Hôm nay, Chúa nhật
cuối cùng của năm phụng vụ, Giáo hội mừng lễ Chúa Kitô Vua. Giáo hội muốn mừng
trước lễ sẽ diễn ra và được cử hành cực kỳ long trọng vào lúc thời gian tận
cùng khi mà Chúa Kitô sẽ trở lại trong vinh quang thâu hồi tất cả tạo vật được
cứu độ đưa vào trong hạnh phúc trường sinh. Hơn nữa, Giáo hội muốn đặt ngày
trọng đại ấy trở nên ngọn Hải đăng chói sáng hướng dẫn con thuyền Hội Thánh
vượt biển trần gian mà không bao giờ lạc hướng... Nói cách khác Giáo hội ao ước
càng tiến xa trên đường đời chúng ta càng nhìn thấy ảnh hưởng và uy quyền của
Chúa Kitô càng ngày càng tỏ hiện cả chiều rộng và chiều sâu. Muốn như vậy chúng
ta phải hiểu rõ tước hiệu làm Vua và thực quyền thống trị của Chúa Kitô là gì,
để do đó chúng ta biết sống ở trong Nước Người và làm cho Nước Người luôn lan
rộng thêm.
1. Ðavít, Hình Ảnh
Báo Trước Về Chúa Kitô Vua
Bài sách Samuel nhắc
lại chuyện Ðavít đã trở thành vua
Vậy Ðavít bấy giờ mới
chỉ là vua xứ Giuđa. Các chi tộc
+ Ngài (tức là Ðavít)
cũng là cốt nhục với chúng tôi.
+ Ngài đã từng là
tướng triều Saulê, Vua nước chúng tôi.
+ Ngài đã được Thiên
Chúa chọn để chăn dắt và lãnh đạo dân Người.
Ðó không phải là lời
lẽ của những người đầu hàng; nhưng là những lời có tính toán và đặt điều kiện.
Nói đúng hơn, những lời này cho thấy các đòi hỏi tiên quyết nơi một vị Vua của
Ðavít hội đủ những
điều kiện ấy. Ông là cốt nhục với
Ðavít hiểu ý các đầu
mục
Chúng ta có thể thắc
mắc vì sao có thể xức dầu cho Vua mình được. Nhưng xức dầu ở đây chỉ là nghi
thức công nhận quyền làm Vua của vị đã được xức dầu. Chính lần được xức dầu do
"Người của Thiên Chúa", tức là do vị tiên tri của Người mới đáng kể.
Và Ðavít đã được Samuel xức dầu ân sủng đó khi Thiên Chúa đã quyết định từ bỏ
Saulê. Kể từ ngày đó Ðavít đã là Người Chúa chọn và đã mang thần trí của Người.
Hôm nay các đầu mục
Ở đây chúng ta không
thấy nói rõ Ðavít đã kết ước với
Những điều này cũng
vậy sẽ cho chúng ta nhiều yếu tố để tìm hiểu vương quyền của Chúa Kitô. Có thể
nói vương quốc của Người chỉ có ở nơi Người. Cũng như vương quốc của Ðavít chỉ
có ở nơi Ðavít vì
Dù sao bài sách
Samuel hôm nay cũng đã cho chúng ta thấy một trường hợp làm vua rất đặc biệt.
Câu chuyện Ðavít được công nhận làm Vua có nhiều yếu tố giúp chúng ta hiểu
trường hợp làm Vua của Chúa Kitô. Ông Vua mục tử Ðavít đầy nhân ái và đạo đức
đã là hình ảnh báo trước về Vua Thiên Sai sẽ đến cứu dân và xây hạnh phúc cho
dân Chúa. Cả hai đã được Thiên Chúa tuyển chọn, nhưng vương quyền của cả hai
đều phải vào sinh ra tử cho dân mới được dân công nhận. Không phải rồi sau đó
cả hai vương quyền đều đã trị vì trên dân theo kiểu các quyền bính thế gian,
nhưng vai trò của các người là bảo hộ bênh vực để dân Chúa được bình an và hạnh
phúc. Vương quyền ấy là quan hệ giữa người với người hơn là biểu thị thành thể
chế có thể nhìn thấy được vì Nước của Ðavít cũng chỉ rõ ràng ở nơi ông mà thôi.
Chúng ta ghi nhận
những tư tưởng này để xem Ðức Kitô đã thể hiện hình ảnh báo trước về vương quốc
của Người như thế nào?
2. Ðức Giêsu Làm Vua
Trên Thánh Giá
Ai cũng biết suốt đời
Ðức Giêsu chẳng có vẻ gì là một ông Vua. Người còn nhất mực từ chối mỗi khi dân
chúng có ý tưởng tôn Người làm Vua. Nhưng bỗng dưng Người có một thay đổi bất
ngờ. Hôm vào Giêrusalem, Người muốn tỏ ra mình là một ông vua thái hòa. Người
cỡi lừa, ung dung để cho người ta lấy lá, lấy áo lót đường cho Người đi, và
Người chấp nhận để cho người ta tung hô mình là Con Vua Ðavít, vua của
Nhưng trong cuộc rước
ấy, Người vẫn âm thầm. Và Người cũng không có một cử chỉ hoàng đế nào trong dịp
nô nức ấy. Thế rồi Người bị nộp, bị trói, bị đánh, bị điệu ra trước tòa. Chính
ở đây và từ đây Người mới có thái độ làm vua.
Chúng ta hãy hạn chế
tư tưởng trong khuôn khổ bài Tin Mừng hôm nay. Có quá nhiều yếu tố để chúng ta
còn phải đi tham khảo ở những nơi khác trong Kinh Thánh.
Ðức Giêsu bấy giờ đã
bị đóng đinh trên thập giá ở giữa hai tên gian phi. Như để cho người ta thấy
Người không phải như hai kẻ kia, tác giả Luca lập tức đã viết rằng: "Bấy
giờ Ðức Giêsu nói: Lạy Cha xin tha thứ cho chúng vì chúng không biết việc chúng
làm". Lời nói này khẳng định vị trí của Ðức Giêsu không những ở giữa hai
tên gian phi, mà còn ở giữa tất cả mọi người. Cả nhân loại là tội nhân, duy
mình Người là Ðấng Công Chính có khả năng cầu xin ơn tha tội cho mọi người hết
thảy.
Xếp đặt vị trí xong,
tác giả Luca lần lượt cho chúng ta thấy thái độ của mọi hạng người... Trước hết
có dân. Họ đứng nhìn. Luca có cảm tình với họ. Ông không coi họ là đám dân
chúng đã la ó xin đóng đinh Ðức Giêsu. Ông gọi họ là dân để tỏ ý coi họ như dân
Chúa, dân mà Chúa muốn cứu vớt và tha thứ tội. Họ đứng nhìn để xem công việc
của Thiên Chúa. Họ thấy gì?
Các đầu mục thì nhạo
báng mà rằng: nó đã cứu những ai khác, thì nó hãy cứu lấy mình nếu nó là Ðức
Kitô của Thiên Chúa, Ðấng đã được chọn. Họ tỏ ra thông thái, nhưng thật ra sự
thông thái này lại lên án họ vì đó là sự thông thái mù tối. Họ biết Ðức Giêsu
đã cứu chữa nhiều người.
Ðó là dấu sức mạnh
của Thiên Chúa đậu ở nơi Người. Người thật là Ðấng Kitô, là vị được Thiên Chúa
chọn. Lẽ ra họ phải bắt chước các đầu mục
Hạng người thứ ba
cũng giống như họ. Ðó là lính tráng, những người Rôma đến cai trị Do Thái. Họ
tiêu biểu cho lương dân ở dưới chân thập giá Ðức Giêsu. Họ không thể có suy
nghĩ cao thượng hơn các đầu mục Do Thái. Họ muốn rằng: nếu là vua Do Thái, thì
Người phải cứu lấy mình. Tâm tư của hai hạng người trên, của cả Do Thái lẫn
lương dân, được phụ họa đúc kết và vọng lên một cách mãnh liệt trong lời mắng
nhiếc của một trong hai kẻ gian phi: "Phải chăng mày là Kitô, hãy cứu lấy
mình và chúng ta với".
Ðó là lời thách thức
ghê tởm. Nó bộc lộ luận lý khôn ngoan của loài người tội lỗi. Phải nghĩ đến
mình trước rồi mới đến người khác. Còn đâu ý nghĩa phục vụ? Câu "mục tử
tốt thí mạng vì đàn chiên" còn ý nghĩa nào nữa? Và những câu như: "Ai
tìm sự sống mình thì sẽ mất" bây giờ ở đâu? Người ta chưa hiểu Ðức Giêsu.
Người ta quên hình ảnh Vua Ðavít chịu oan uổng trong đền vua Saulê. Người ta
không nhớ các lời tiên tri nói về Người Tôi Tớ đau khổ sẽ thống trị. Bao nhiêu
lời Kinh Thánh báo trước về vua thiên sai, vua hòa bình, vua cứu thế dường như
đã vô ích hoàn toàn.
Không, tiếng nói của
kẻ tội lỗi to thật, dữ thật, nhưng không phải là tiếng nói cuối cùng. Kẻ gian
phi bị treo ở phía bên kia đã lên tiếng: "Mày không kính sợ Thiên Chúa
sao, ngay lúc mày cũng mắc đồng một án?" Nghĩa là đây là lúc để nhớ đến
Thiên Chúa và kính sợ Người, lúc người ta gặp hoạn nạn, đau thương và nhất là
sắp chết. Không được lăng mạ, lộng ngôn hay nói lời nào hư hốt nữa. Phải có
tình liên đới, phải biết nhận lỗi mình và cầu xin ơn tha thứ. Thế nên, người ấy
đã nói tiếp: chúng ta đáng tội, nhưng, Người không hề làm điều gì trái.
Vì sau người ấy đã
nói được như vậy? Vì đã có giờ quan sát Người trên đường thập giá hay vì từ nãy
đến giờ đã nghe lời những hạng người kia. Họ trách mắng Người, nhưng bao giờ
cũng để hở ra những tư tưởng thật đáng suy nghĩ. Tất cả đều đã mở miệng bằng
những câu: nếu là Kitô, nếu là Ðấng Thiên Chúa chọn, nếu là vua Do Thái..., vì
sao lại nghi vấn như thế? Và hết thảy đều đã tha thiết muốn thấy ơn cứu độ, nên
đã nói: hãy cứu lấy mình, hãy cứu lấy chúng ta nữa.
Chúng ta không dám
quyết người kia đã có thể suy nghĩ như vậy để có thể làm một bước
"liều" mà đa số những người kia chưa gần sự chết và chưa thấy khẩn
trương cầu ơn cứu độ nên đã không làm được. Còn người này, giống như Pascal
nói, có liều cũng chỉ có lợi chứ không thiệt gì. Nên y đã liều tin Ðức Giêsu là
công chính và đã diễn tả niềm tin dấn thân ấy trong câu: Lạy Ðức Giêsu, xin nhớ
đến tôi khi Ngài đến trong Nước của Ngài: Y trông cậy sự bảo hộ, chiếu cố của
Người một cách thật cảm động và thành khẩn. Và Ðức Giêsu đã nói với người ấy:
"Quả thật, Ta bảo ngươi: hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng làm một với
Ta".
Ðây không phải là lời
lẽ của chính Thiên Chúa ư? Ðã bao lần trong cuộc sống, khi lấy uy tín của Thiên
Chúa để giảng dạy, Ðức Giêsu đã bắt đầu tuyên bố bằng câu: "Quả thật, Ta
bảo các ngươi". Người tuyên bố bình thản, chắc chắn. Người nói là làm, nên
mới có chữ: "hôm nay ngươi sẽ ở trên thiên đàng làm một với Ta".
Người dùng kiểu nói: "ở trên thiên đàng làm một với Người" để đáp lại
lời xin được Người nhớ đến khi Người đến trong Nước của Người, khiến chúng ta
thấy lòng quảng đại của Người vượt quá lời xin của Người kia. Anh ta chỉ xin
Người nhớ đến anh; nhưng Người đã cho anh ở làm một với Người. Anh chẳng hiểu
rõ Nước của Người là gì; nhưng Người đã cho anh biết đó là thiên đàng nơi người
công chính được hưởng hạnh phúc của Thiên Chúa.
Vậy, Ðức Giêsu thật
là vua. Người làm vua trên thánh giá, tức là trong hành vi trở thành của lễ đền
tội mọi người. Ai không bỏ mình mà tin Người thì không được cứu độ. Còn ai kính
sợ Thiên Chúa mà tin thì được đưa vào Nước của Người. Người thực hiện các lời
tiên tri về vua thiên sai, vua hòa bình, vua cứu thế quá sự chờ mong của mọi
người, vì trên thánh giá, không những Người là Vua mục tử hơn Ðavít mà còn là
Người Tôi Tớ đau thương của Thiên Chúa sẽ thống trị địa cầu.
Tuy nhiên thành thật
mà nói bài Tin Mừng của Luca chưa nói hết mọi khía cạnh về việc Chúa Kitô làm
vua đâu. Còn một khía cạnh rất quan trọng phải đi đôi với khía cạnh cứu chuộc
mà Luca chưa nói và không có điều kiện để nói ở đoạn văn này... Bài thư Phaolô
hôm nay bổ khuyết cho chúng ta.
3. Ðức Giêsu Là Ðệ
Nhất Vô Song
Phần lớn đây là một
khúc trong ca vãn về Chúa Kitô. Phaolô viết gởi giáo dân Colôsê đang bị dao
động về đức tin. Có nhiều người đến nói với họ rằng: Chúa Kitô không phải là đệ
nhất vô song đâu? Còn có các thiên phủ, ông sao này, ông sao kia; và còn có
nhiều bậc tiên tri và giáo chủ khác. Phaolô nói với giáo dân Colôsê, đừng tin
những chuyện nhảm nhí ấy; và hãy tạ ơn Thiên Chúa đã kéo chúng ta ra khỏi quyền
lực tối tăm và chuyển chúng ta vào Nước của Con chí ái Người. Rồi Phaolô làm
chứng Ðức Kitô là vua vì vừa sáng tạo vừa cứu chuộc.
Chúng ta không cần
nhấn mạnh lý lẽ sau vì hai bài Kinh Thánh trên đã cho thấy Ðức Giêsu là vua
trong mầu nhiệm cứu thế, gỡ dân ra khỏi tội lỗi. Ở đây chúng ta chỉ cần nhớ:
Phaolô chú ý đến việc phục sinh. Chính mầu nhiệm sống lại đã làm Ðức Giêsu trở
thành trưởng tử giữa các vong nhân để ai theo Người và nhận sự lãnh đạo của
Người và sẽ được Người cho khỏi chết trong tội lỗi mà được sống lại trong ân
sủng.
Nhưng ở đây chúng ta
phải để ý nhất là đến địa vị của Ðức Giêsu là trưởng tử giữa mọi thụ sinh. Thực
tế Người đã không sinh ra trước hết mọi loài đâu. Người là con vua Ðavít mà!
Nhưng tuy đã không sinh ra trước hết, Người vẫn là trưởng tử giữa mọi thụ sinh,
vì mọi sự đều được tạo thành nhờ Người và cho Người. Không những Người là lý do
để Thiên Chúa dựng nên tất cả, như Thiên Chúa đã dựng nên vạn vật vì con người,
và con người Adong cũng chỉ là hình ảnh của con người Giêsu Kitô; nhưng hơn nữa
chính trong Người mà vạn vật được tác thành, dù là thiên tòa, thiên phủ... Như
vậy tất cả đều là của Người, Người là vua vũ trụ. Vạn vật là chiên của Người.
Những chiên này vì tội lỗi đã xa lạc, Người đã thí mạng để chuộc chúng lại và
làm vua chúng một lần nữa sau khi đã là vua chúng vì đã tạo dựng nên chúng.
Chúng ta và thụ tạo
ngày nay chỉ có thể lại được sự sống của Người khi chấp nhận lễ hy sinh của
Người là mục tử tốt ở nơi thập giá... Chính Người đã tạo điều kiện thuận lợi
cho chúng ta nơi bàn tiệc thánh thể. Ở đây nếu chúng ta có lòng thống hối ăn
năn và cầu xin tin tưởng như "người trộm lành", chúng ta sẽ được ân
sủng của Người, được chính Người cho ta được làm một với Người, để Người là Ðầu
của thân thể ta, giúp ta thánh hóa thêm tâm hồn và đời sống, làm cho ảnh hưởng
và Nước Người lan rộng thêm. Ðó là mục tiêu chúng ta phải nhắm tới trong ngày
lễ Chúa Kitô Vua hôm nay.
(Trích dẫn từ tập
sách Giải Nghĩa Lời Chúa
của Ðức cố Giám Mục
Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)