Chúa Nhật 15 Thường Niên Năm C
Bài học về lòng thương người
(Thứ luật 30,10-14; Thư Côlôsê 1,15-20;
Tin Mừng Luca 10,25-37)
Phúc Âm: Lc 10, 25-37
"Ai là anh em của
tôi?"
Khi ấy, có một người thông luật đứng dậy hỏi
thử Chúa Giêsu rằng: "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời
đời". Người nói với ông: "Trong Lề luật đã chép như thế nào? Ông đọc thấy gì trong đó?" Ông trả lời: "Ngươi hãy
yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí
khôn ngươi, và hãy thương mến anh em như chính mình". Chúa Giêsu nói: "Ông
đã trả lời đúng, hãy làm như vậy và ông sẽ được sống". Nhưng người đó muốn
bào chữa mình, nên thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Nhưng ai là anh em của
tôi?" Chúa Giêsu nói tiếp:
"Một người đi từ Giêrusalem
xuống Giêricô, và rơi vào tay bọn cướp; chúng bóc lột người ấy, đánh nhừ tử rồi
bỏ đi, để người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ một tư tế cũng đi
qua đường đó, trông thấy nạn nhân, ông liền đi qua. Cũng
vậy, một trợ tế khi đi đến đó, trông thấy nạn nhân, cũng đi qua. Nhưng một người xứ
Suy Niệm:
Bài Tin Mừng hôm nay
tiếp tục cho chúng ta thấy Ðức Giêsu vẫn đang trên đường truyền giáo với các
môn đệ. Ðó là hình ảnh diễn tả Người luôn luôn đồng hành
với Hội Thánh trên đường lữ thứ trần gian. Người đã nhắc nhở chúng ta
muốn đi theo Người phải có tinh thần từ bỏ mọi sự và
hiến thân cho Nước Trời. Hôm nay Người dạy chúng ta phải làm
gì để được hạnh phúc thật?
Người lợi dụng sự kiện
có kẻ muốn hỏi Người điều đó để dạy chúng ta. Và để chúng ta không
hiểu lầm giáo huấn của Người, phụng vụ còn đọc cho chúng ta nghe hai bài Kinh
Thánh nữa để thấy rằng luôn luôn phải hiểu các lệnh truyền và giới răn của đạo theo ý nghĩa sâu xa và gắn liền với mầu nhiệm Chúa Kitô. Nói
cách khác, tuy bài Tin Mừng hôm nay dạy chúng ta phải coi mọi người là cận thân
và phải có lòng thương xót mọi người, nhưng nơi Kitô giáo lòng thương người và
hành vi bác ái không chỉ diễn ra bên ngoài nhưng phải
bắt nguồn từ bên trong và nằm trong mầu nhiệm Thiên Chúa. Chúng
ta hãy đọc lại các bản Kinh Thánh của Lời Chúa hôm nay.
1. Bài Tin Mừng Về Lòng Thương Người
Thánh Luca kể rằng hôm ấy có một luật sĩ lên
tiếng hỏi thử Ðức Giêsu: "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sống đời đời?". Người ấy muốn biết giáo lý của Người có trung thành
với luật pháp không, hay thực ra ông ta cũng muốn dạy dỗ thêm về đường lối cứu
độ? Thái độ của người ấy trong tất cả câu chuyện này dường
như làm chứng ông ta đang muốn tìm hiểu thêm thật. Thế nên khi Ðức Giêsu
hỏi lại ông ta: "Luật dạy thế nào? Ông đọc thấy gì?" thì người ấy vội vàng thưa hết những gì ông
ta biết. Ông trả lời rằng: "Luật dạy phải mến Chúa hết sức mình và
yêu cận thân như chính mình". Ông đã nối kết một câu trong sách Lêvi (19,18) với một câu trong sách Ðệ Nhị Luật (6,5); và việc ấy
làm chứng ông là người hiểu luật pháp và biết tổng hợp để có những nguyên tắc
sống đạo đầy đủ. Ðức Giêsu bảo ông cứ việc sống như thế...
Nhưng tác giả Luca
không muốn dừng lại ở đây. Người biết ai cũng đã hiểu muốn sống đạo thì phải
mến Chúa yêu người, nhưng thực tế thì lại ít ai biết thực hành những điều căn
bản ấy. Thế nên người đã để cho người luật sĩ kia hỏi
thêm, tạo dịp cho Ðức Giêsu giải thích rộng rãi, dạy người ta phải biết thực
hành luật mến Chúa yêu người như thế nào. Nói đúng hơn tác
giả Luca đã lấy câu chuyện về người Samari nhân ái để trình bày cho mọi người
biết phải thi hành lòng thương người làm sao? Tức là
câu chuyện người luật sĩ đến chất vấn Ðức Giêsu và câu chuyện người Samari nhân
hậu có thể là hai câu chuyện khác nhau đã xảy ra trong cuộc đời của Ðức Giêsu.
Nhưng Luca đã ghép hai chuyện lại làm một, để đưa ra cho
chúng ta bài học.
Ðó là bài học phải làm
gì để được sống đời đời? Và khi đặt câu hỏi như vậy, tác giả Luca đã hàm ý khẳng
định: đạo không phải là vấn đề lý thuyết, nhưng là vấn đề thực hành. Theo đạo không phải là biết đạo, nhưng là sống đạo và làm những
việc đạo dạy. Những việc này trở đi trở lại cũng vẫn
chỉ là những việc bác ái thương người. Nếu trong sách Tin Mừng theo thánh Mátthêu có đoạn nói rằng trong ngày phán xét Chúa
chỉ tra hỏi người ta về những việc đã làm cho tha nhân, thì ở đây thánh Luca
cũng quả quyết: muốn được sống đời đời, phải hành động như người Samari nhân ái.
Ông ta cũng đi đường. Nhưng
đột nhiên ông đứng lại; xuống ngựa và cúi nhìn xem một thân thể đang nằm xõng
xoài bên vệ đường. Trước đó cũng có hai người đi qua: một thầy tư tế và
một thầy Lêvi. Cả hai cũng thấy thân thể nằm xõng xoài kia,
nhưng họ đã bỏ đi. Vì động đến một thây ma ư, khiến sẽ bị dơ theo
luật dạy? Chắc không, vì rõ ràng thân thể nằm dài kia
chưa chết, nhưng đang quằn quại đau đớn. Ðó chỉ là một người
bị thương, một kẻ bất hạnh đi từ Giêrusalem đến nhưng bị cướp đón đường đánh bị
thương nặng rồi lấy của bỏ đi.
Những trường hợp như
vậy vẫn thường xảy ra trên quãng đường này. Hai thầy tư tế và Lêvi
kia đã không ở lại, có phải vì sợ bọn cướp ư? Chắc cũng không phải như vậy; vì thường kẻ cướp lấy được của rồi bỏ
đi chứ không ở lại làm gì. Ðàng khác ai dám động đến
tư tế và Lêvi. Hai người này đã bỏ đi không ở lại với nạn
nhân một phút, chỉ vì họ không biết và không muốn làm những hành vi thương
người. Họ không thấy người nằm ở vệ đường kia
là thân cận, gần gũi mình. Ðó là kẻ xa lạ, mặc dầu đó cũng là
người đồng đạo và đồng bào với mình. Kẻ ấy đã trở
thành người xa lạ vì rơi vào hoàn cảnh bất hạnh nghèo khó.
Ở đời có nhiều người cư xử như hai người tư tế
và Lêvi kia. Họ chơi với người khác
khi người này đang ở trong tình trạng bình thường. Nhưng chẳng may những
kẻ này sa cơ thất thế, thì lập tức họ bị bỏ rơi và bị
coi như xa lạ.
Ở đây tác giả Luca
không phải chỉ muốn nói như vậy mà thôi. Người nói đến một thầy tư tế và một
thầy Lêvi là để chúng ta hình dung những con người đang dâng lễ, và để rồi làm
chứng rằng Chúa không thích lễ dâng nhưng Người muốn lòng thương xót.
Quả vậy, tất cả bài Tin
Mừng hôm nay chỉ muốn làm nổi bật cái tư cách dễ thương của người Samari nhân
hậu.
Chúng ta thấy ông ta xuống ngựa và đến cúi xuống trên con người đang nằm quằn
quại trên vệ đường. Ông chẳng để ý xem kẻ bất hạnh đây là ai?
Là người Giuđa hay
Như vậy ai là kẻ cận thân, gần gũi với người bị nạn, nếu không phải là người
Câu chuyện hôm nay đẹp. Bài
học này cần được suy nghĩ. Nhưng cẩn thận, nếu chúng
ta chỉ dừng lại trong lãnh vực tư tưởng thì sẽ không đạt được ý của tác giả.
Thánh Luca muốn chúng ta phải sống đạo chứ không phải chỉ
hiểu đạo; phải thi hành lòng thương xót, chứ không phải chỉ biết đạo dạy mến Chúa
yêu người.
Nhưng để tránh những thái độ quá khích ngay cả
trong việc bác ái yêu thương, phụng vụ hôm nay muốn chúng ta phải để ý đến hai
bài đọc kia nữa.
2. Bài Cựu Ước Nói Về Luật Pháp
Nhiều người không quan
tâm đến đoạn sách Thứ Luật hôm nay. Nó là đoạn chót của một cuốn
sách dày trên 30 chương. Phân tách văn chương còn có
thể cho thấy nó đã được viết thêm vào sau này, chứ chẳng có thể nào đã là những
lời đích thực thốt ra từ môi miệng Môsê.
Chắc chắn đây là những
quan niệm kết quả của nhiều thế hệ suy tư thần học, có sau cả những thời kỳ suy
tư triết học của các tác phẩm khôn ngoan, và đã được thấm nhuần giáo huấn của
các tiên tri.
Thực vậy tư tưởng chính ở đây là: luật pháp và
các giới răn của Chúa không xa lạ nhưng gần gũi, không
rớt từ trên trời xuống cũng không đi từ đại dương lên, nhưng ở ngay trong miệng
và trong lòng con người. Quan niệm như vậy gián tiếp muốn sửa
chữa những ý tưởng vẫn được trình bày trong các sách khôn ngoan.
Ở những tác phẩm này, và nói đúng hơn, theo quan niệm khôn ngoan của người đời, chân lý càng cao
vời càng có giá trị và luật pháp càng thâm sâu càng đáng trọng. Ðúng, khi nghĩ về Thiên Chúa, chúng ta không thể bỏ chiều cao và
chiều sâu. Người siêu việt quá mọi suy nghĩ của ta.
Nhưng Thiên Chúa chúng
ta không muốn sống xa lạ. Người đã trở thành cận thân
với con người. Sự khôn ngoan của Người rất cao vời; nhưng như lời sách
Khôn ngoan viết: sự khôn ngoan của Chúa lại đã đến lập cư ở giữa con cái loài
người. Tính cách siêu việt của Thiên Chúa không được diễn tả nguyên chiều cao
của Người, nhưng đồng thời nhắc nhở Người đã cúi xuống với loài người chúng ta,
để tuy vẫn là Thiên Chúa, Người cũng đã làm người, để Người vừa ở xa mà lại vừa
ở gần: giống như người Việt Nam chúng ta thường nói: Sen là bông hoa ở gần bùn
nhưng chẳng hôi tanh mùi bùn.
Thời Cựu Ước Thiên Chúa
chưa ở gần loài người như thời Tân Ước. Nhưng Người cũng đã ở giữa dân bằng
Luật pháp. Luật pháp vừa là ý Chúa vừa là chính Chúa.
Người ta lầm khi nghĩ rằng luật pháp là hai bia đá và
là các sách luật. Nghĩ như vậy, Chúa chẳng bao giờ ở gần
người ta. Và quan niệm như thế dễ đi đến chỗ giữ luật
và giữ đạo nguyên vì hình thức. Người ta tưởng rằng cứ
thi hành y như chữ viết là đẹp lòng Thiên Chúa. Tệ hơn
nữa, người ta lại thường chỉ thi hành những bổn phận tế tự và xao nhãng điều
luật dạy về yêu thương. Thầy tư tế và thầy Lêvi trong câu
chuyện của Luca là một thí dụ.
Tác giả đoạn sách Thứ
Luật hôm nay không chấp nhận quan niệm như thế về luật pháp. Ông
đã được hấp thụ giáo huấn của các tiên tri. Ông nhớ Giêrêmia (31,31) và Êzêkien (36,25) đã tuyên bố: Thiên Chúa sẽ viết lại
một luật pháp, không phải trên bia đá, như thời Môsê nữa, nhưng trên trái tim
con người. Nói đúng hơn, Người sẽ biến đổi trái tim
chai đá của con người tội lỗi thành trái tim thịt đầy yêu thương theo thần khí.
Con người khi đó sẽ không thi hành luật pháp một cách lạnh lùng cứng nhắc,
nhưng sẽ lấy yêu thương mà sống với mọi người.
Tức là tác giả đoạn
sách Thứ luật hôm nay đã có một quan niệm rất sâu xa về luật pháp. Ông
truyền bá đạo nội tâm, đạo chân thật, đạo không vụ hình thức nhưng căn cứ vào
tâm tình thành khẩn.
Nếu ông ở vào thời Cựu
Ước còn muốn như vậy, thì huống nữa là chúng ta ở thời Tân Ước. Chúng ta sẽ
được Thiên Chúa đổ Thánh Thần xuống trong lòng, nhờ mầu nhiệm Tử nạn Phục sinh
của Ðức Giêsu Kitô. Lẽ nào chúng ta còn được thỏa mãn với những hành vi bác ái bên ngoài mà không có những tâm tình chân thật kèm
theo. Làm những hành vi giúp đỡ người khác, là điều
phải và đáng khen. Nhưng Chúa đã đổ Thánh Thần vào lòng chúng ta để có thể có
những hành vi kia nên những việc cứu nhân độ thế,
khiến mọi người càng ngày càng cảm thấy cận thân gần gũi với nhau nhiều hơn. Và
cho được làm như vậy, có lẽ bài thư Phaolô hôm nay sẽ
giúp ích nhiều.
3. Bài Thánh Thư Và Mầu Nhiệm Chúa Kitô
Nói đúng ra, đây là một
bài ca và là một bài ca Phụng vụ. Và như vậy tác giả của nó
không thuần túy là nguyên thánh Phaolô. Người đã có công đưa nói vào
trong một bức thư của người để nó được truyền tụng tới
thời ta. Có thể người cũng đã sửa chữa, uốn nắn nó lại ra
hình thức hiện nay. Dù sao, nội dung chính yếu của bài ca này cũng là
chúc tụng Ðức Giêsu Kitô theo hai đề tài chính: Người là hình ảnh của Thiên
Chúa vô hình để nhìn vào đó mà mọi loài được tạo dựng; Người là trưởng tử giữa
các vong nhân nghĩa là đã sống lại trước hết mọi người để tái tạo mọi loài sa
ngã vào đời sống ân sủng.
Như vậy, Ðức Giêsu trong bài ca này được ngợi
khen theo hai khía cạnh: tạo dựng và cứu chuộc. Trong cả hai, Người là đầu hết và là cuối hết. Người là
khuôn mẫu và là bản chất cho mọi loài được hiện hữu trong sự sống và trong ân sủng. Tức là mọi loài chỉ có thể cận thân gần gũi với nhau ở nơi Người và nhờ Người.
Áp dụng điều này vào bài học bác ái thương
người hôm nay chúng ta thấy phụng vụ dường như muốn dạy chúng ta rằng: ai sống
đạo thì phải thương người (đó là ý của bài Tin Mừng) nhưng những hành vi bác ái
thật phải phát xuất từ trong lòng (và đây là bài học của sách Ðệ Nhị Luật); và
lòng con người phải kết hợp mật thiết với Ðức Giêsu Kitô, Ðấng đã chịu chết và
sống lại để đưa chúng ta trở về lòng bác ái của Thiên Chúa đã dựng nên mọi loài
trong hòa hợp yêu thương theo như hình ảnh của Người cũng là chính Ðức Giêsu
Kitô (như bài Thánh thư viết).
Có lẽ khi viết bài ca này trong thư gửi cho
người Côlôsê, thánh Phaolô khuyên họ đừng tin vào các thiên tòa, thiên chủ,
thiên phủ uy linh nào và tưởng rằng có các bậc vô hình ấy và các vị này có thể
đem ơn cứu độ đến cho loài người và làm cho chúng ta được hạnh phúc trong hòa
hợp. Không, không ai đã giải hòa được chúng ta với Thiên Chúa để chúng ta được
cận thân, gần gũi, hòa hợp với nhau trong hạnh phúc
trường cửu, ngoại trừ Ðức Giêsu Kitô cứu thế.
Ðiều này là tín điều căn bản xây dựng nên Kitô
giáo. Chúng ta không ngừng nhắc đi nhắc lại, nhất là những khi bị lôi cuốn theo một công việc nào mà chúng ta tin vào hiệu năng đến nỗi
tưởng đó là hành động cứu thế. Không, chỉ có hành vi
cứu độ thật nơi Ðức Giêsu Kitô trong việc Người Tử nạn Phục sinh. Hành vi ấy chúng ta sắp cử hành bây giờ trong phụng vụ Thánh Thể.
Thế thì không những
chúng ta phải tham dự thánh lễ này thật ý thức và sốt sắng nhưng chúng ta còn
phải thi hành đòi hỏi của việc cử hành Thánh Thể này. Nhìn
vào mầu nhiệm Chúa chịu chết và sống lại vì ta, chúng ta phải có khả năng đáp
trả bằng cách hiến thân hy sinh vì Chúa và Hội Thánh của Người. Chúng ta muốn bắt chước chính Người, chưa được như lúc Người xả
thân trên Thập giá thì ít ra cũng phải như khi Người đi trên đường truyền giáo.
Người không luôn luôn sẵn sàng cúi mình săn sóc bệnh nhân, các người khổ sở,
những kẻ tội lỗi và bé mọn sao?
Chúng ta có thể nghĩ
thánh Luca đã nhìn vào Ðức Giêsu để họa ra bức tranh người
Thái độ nhân hậu nói lên vai trò cứu thế kia; thế nên chúng ta cũng phải theo gương Người đem tinh
thần cứu thế vào các hành vi bác ái thương người.
Chúng ta hãy đem Chúa Giêsu vào lòng để từ lòng
chúng ta sẽ xuất ra nhiều sáng kiến dẫn đến phục vụ bác ái. Ðẹp
đạo thì phải tốt đời vậy.
(Trích dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa
của Ðức cố Giám Mục
Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)