Chúa Nhật 20 Thường Niên Năm C
Hãy Cương Quyết Xông Pha
(Giêrêmia 38,4-6.8-10; Thư Hipri 12,1-4; Tin Mừng Luca 12,49-53)
Phúc Âm: Lc 12, 49-53
"Thầy không đến để đem bình an, nhưng đem sự
chia rẽ".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng:
"Thầy đã đến đem lửa xuống thế gian và Thầy mong muốn biết bao cho lửa
cháy lên. Thầy phải chịu một phép rửa, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến
khi hoàn tất. Các con tưởng Thầy đến để đem sự bình an xuống thế gian ư? Thầy
bảo các con: không phải thế, nhưng Thầy đến để đem sự chia rẽ. Vì từ nay, năm
người trong một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba người chống lại hai, và hai người chống
lại ba: cha chống đối con trai, và con trai chống đối cha; mẹ chống đối con
gái, và con gái chống đối mẹ; mẹ chồng chống đối nàng dâu, và nàng dâu chống
đối mẹ chồng".
Suy Niệm:
Nhiều lời Tin Mừng chúng ta vừa nghe, có vẻ khác
lạ, nếu chưa muốn bảo là chói tai. Thường chúng ta vẫn có những quan niệm rất
bình an và dịu dàng về Con Người Ðức Giêsu Kitô và nhất là về giáo lý bác ái
của Người. Các Thiên Thần đã không hát khúc ca hòa bình trong ngày Người giáng
sinh sao? Và trọng tâm giáo lý của Người chính là tình thương. Người đã đến để
thi hành sứ vụ hòa giải, giữa Thiên Chúa với loài người, và giữa Do Thái với
dân ngoại. Thế mà hôm nay, trong đoạn văn vắn tắt của Luca, chúng ta thấy Người
nói đến Lửa và Nước, chia rẽ và chống đối, và ngay tại gia đình thường được gọi
là tổ ấm.
Chúng ta sẽ phải hiểu Lời Chúa thế nào đây? Chú
giải cẩn thận một đoạn Kinh Thánh là phận vụ của một khoa học đặc biệt. Còn
trong một buổi phụng vụ, chúng ta chỉ nên tựa vào Lời Chúa vừa công bố để tìm
ra giáo lý của Hội Thánh cho đời sống hiện tại của chúng ta. Và giáo lý này
khởi sự ngay từ bài học Cựu Ước.
1. Vì Lời Chúa, Bị Bắt Bớ
Cuộc đời của Giêrêmia rất đỗi éo le. Nói đúng
hơn, từ ngày Thiên Chúa đặt lời của Người trong miệng ông để ông làm tiên tri,
tuyên bố các phán quyết của Người thay cho chính Người, Giêrêmia đã trở thành
tường đồng cự lại cả xứ, cự lại các vua Giuđa và hàng khanh tướng. Ngay hàng tư
tế cũng tuyên chiến với ông (x. chương 1). Chẳng phải tại ông bướng bỉnh. Ngược
lại, ông luôn cảm thấy mình chỉ là một đứa trẻ. Nhưng Lời Chúa đã ập xuống trên
ông, bắt ông đứng dậy tuyên sấm cho dân phản loạn. Họ đã chối bỏ mạch nước hằng
sống để đào cho mình bể rò không chứa được nước (2,13).
Ðoạn văn hôm nay nói đến giai đoạn thật gay cấn.
Vua xứ Giuđa bấy giờ đã tuyên thệ phục tùng vua
Nhưng vì Ai Cập khiêu khích để yểm trợ cho Giuđa.
Vua Babylon tạm thời nới lỏng vòng vây Giêrusalem để đánh phá Ai Cập trước. Lợi
dụng lúc một phần quân
May có một người dân ngoại làm hoạn quan trong
hoàng cung nghe biết. Ông đến xin nhà vua cho kéo Giêrêmia lên khỏi giếng. Nhà
tiên tri thoát chết trong lần này. Nhưng rồi chẳng bao lâu, quân
Do đó Giêrêmia đã trở thành nhà tiên tri đặc biệt
của Ðức Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Cuộc đời của ông báo trước cuộc Tử nạn của
Người. Ông là một trong đoàn thể chứng nhân đông đảo bao quanh chúng ta, trong
cuộc đời đầy phấn đấu hiện nay. Chính tư tưởng phấn đấu này là chủ đề của tất
cả Lời Chúa hôm nay và là trọng tâm của bài Tin Mừng mà bây giờ chúng ta muốn tìm
hiểu.
2. Vì Tin Mừng, Bị Chống Ðối
Như lúc đầu đã nói, nhiều lời trong bài Tin Mừng
hôm nay không ngọt tai tí nào. Chúng ta thích hơn nếu Ðức Giêsu Kitô nói Người
đem hòa bình đến. Vì chúng ta quen quan niệm Người có lòng nhân từ và công cuộc
của Người là cứu thế. Tôi sẽ không làm dịu bớt tính cách "chát chúa"
của những lời Người tuyên bố hôm nay để phục vụ khuynh hướng tự nhiên của chúng
ta quen quan niệm đạo là bác ái và vì thế đạo nên tránh nói những lời thẳng
nhặt. Tuy nhiên trước hết chúng ta cần hiểu đúng ý Chúa trong các lời tuyên bố
này.
Người ta có thể nghĩ ngay đến chung thẩm, tức là
phán xét chung trong ngày sau hết, khi nghe Chúa Giêsu khẳng định: Người đến
đem lửa xuống thế gian và Người mong biết bao cho lửa ấy cháy lên. Quả thật
trong Kinh Thánh có rất nhiều đoạn nói đến lửa để ám chỉ việc phán xét. Và
thánh Gioan Tẩy giả đã giới thiệu Ðức Giêsu như "Ðấng sẽ đến để thanh tẩy
trong Thánh Thần và trong lửa". Hơn nữa, Người còn nói: "Lưỡi rìu đã
sẵn gốc cây: cây nào không sinh quả lành sẽ bị chặt và quăng vào lửa" (Mt
3,10).
Tuy nhiên mặc dầu có những ý kiến như thế, chúng
ta vẫn có quyền tự hỏi: Không biết đoạn văn này có nhất thiết phải được hiểu
như vậy không? Có điều chắc chắn, Ðức Giêsu không khi nào khẳng định việc chung
thẩm, như chúng ta hiểu, sẽ xảy đến trong lúc Người đang ở giữa xã hội loài
người. Thời gian phán xét là bí mật của Chúa Cha. Ngài sẽ trao quyền xét xử ấy
cho Ðức Kitô sau này. Thế nên khi Ðức Giêsu đến theo lời giới thiệu của Gioan,
thật ra chưa có việc phán xét; nhưng mới chỉ có sự phân biệt "để ý nghĩ
của nhiều tâm hồn phải bày ra", như lời Luca nói; nghĩa là để các tâm hồn
phải lựa chọn thái độ: hoặc đón nhận hoặc khước từ ơn cứu độ của Thiên Chúa đến
trong thế gian nơi Ðức Giêsu Kitô.
Thế nên "lửa" mà Người nói đến trong
bài Tin Mừng hôm nay đúng hơn nên hiểu về "Thánh Thần". Người đến để
cho những kẻ tin Người được Thần Khí của Thiên Chúa. Người mong muốn, đến nỗi
nôn nóng thấy việc đó chóng xảy đến để loài người chóng nhận được Thánh Thần
khiến họ có thể kêu lên "Abba ! Lạy Cha". Một cách cụ thể, có thể
nói, trong suốt cuộc đời trần gian, Ðức Giêsu hằng mong mỏi ngày lửa Thánh Thần
sẽ xuống trên các môn đệ, vì đó là mục đích cuộc giáng sinh cứu thế của Người,
để tất cả loài người trở thành con cái Thiên Chúa.
Thế mà, như chúng ta biết, Thánh Thần không thể
được ban xuống cho các môn đệ, bao lâu Ðức Kitô chưa bị treo lên cây Thập giá.
Do đó tiếp theo câu nói Người mong muốn biết bao cho lửa cháy lên, Chúa Giêsu
đã khẳng định luôn: "Người phải chịu một phép rửa và lòng Người khắc khoải
biết bao cho đến khi hoàn tất". Câu nói này, ai cũng hiểu là để ám chỉ
cuộc Tử nạn của Người.
Như vậy chúng ta có thể tóm tắt như sau: trong
bài Tin Mừng hôm nay trước hết Chúa Giêsu bộc lộ ý chí cứu thế của Người. Người
mong mỏi cho loài người được lãnh nhận Thánh Thần yêu mến và vì thế Người muốn
đến ngày chịu tử nạn, lấy máu rửa sạch tội lỗi loài người để họ nhận được Nước
sinh sống của Thánh Thần.
Nhưng mầu nhiệm Thánh giá là điên rồ đối với
lương dân và là ô nhục đối với người Do Thái. Tính tự nhiên của xác thịt con
người lập tức muốn phản kháng. Thái độ của Phêrô khi nghe nói lần đầu tiên, ai
cũng biết. Ông kéo Ðức Giêsu ra nơi kín và xin Người đừng nghĩ như thế. Nhưng
chính Ðức Giêsu không những lại khẳng định: Người sẽ đi vào con đường thập giá;
Người còn nói thêm: ai muốn theo Người cũng phải làm như vậy. Và mầu nhiệm
thánh giá là trọng tâm, nếu không phải là toàn bộ sứ điệp của Chúa Giêsu mang
đến cho loài người. Do đó phải coi là phản Tin Mừng khi trong Ðạo Chúa không
muốn nói đến phấn đấu và hy sinh. Lòng từ nhân, sự hòa giải và bình an của
Thiên Chúa đem đến cho loài người, phải đi qua đường hẹp. Người có sức mạnh và
kiên cường mới đón nhận được. Không những họ phải phấn đấu chống lại các khuynh
hướng xác thịt và tội lỗi; nhưng vì sức mạnh của Satan còn nằm trong cả thế
gian nữa, nên thường khi họ còn phải đương đầu với sức ép của các xã hội xấu.
Dĩ chí, ngay nơi tổ ấm gia đình cũng có thể gặp những trở ngại cho đời sống đức
tin và đạo đức. Hôm nay trong bài Tin Mừng Chúa Giêsu đã báo trước như thế và
lịch sử cùng kinh nghiệm đều hùng hồn làm chứng đó là những điều rất thật.
Như vậy chẳng còn gì khác lạ, chói tai như lúc
đầu chúng ta có thể nghĩ nữa. Chúa Giêsu chỉ nói những sự thật hiển nhiên đầy
ơn cứu độ. Ðó là những lời Tin Mừng: Chúa Giêsu muốn chúng ta được tràn đầy
Thánh Thần để chúng ta được thần linh hóa. Và cho được như vậy, chính Người
phải đi vào con đường thánh giá. Và hết thảy chúng ta cũng phải vác lấy thập
giá hằng ngày của mình. Hiểu như vậy, tác giả thư Hípri có lời khuyên chúng ta
như sau.
3. Chúng Ta Hãy Cương Quyết Xông Pha
Thật ra, sau những lời tin mừng chúng ta vừa
trình bày và thấy gương sáng của Giêrêmia, chúng ta đã có thể tự mình đem ra
những quyết tâm cho cuộc sống hằng ngày. Lời thư Hípri chỉ muốn hỗ trợ ý chí
của chúng ta thôi. Có ba ý tưởng đáng ghi nhớ. Trước hết tác giả cho chúng ta
thấy mình đang ở giữa một đoàn thể chứng nhân đông đảo. Ðó là các thánh trong
Cựu Ước. Và ngày nay chúng ta phải kể thêm sự hiện diện đông đảo của các thánh
thời Tân Ước. Những thế hệ anh hùng ấy đã gian truân khổ sở hơn chúng ta. Nhớ
mình đang được nâng đỡ như vậy, chúng ta phải thêm tinh thần xông pha chiến
trận đang chờ đợi chúng ta để đi tới vinh quang hạnh phúc mà các người đang
được dự.
Hơn nữa không phải chúng ta chỉ có những chứng
nhân bao quanh để khích lệ và cổ vũ; trước mắt chúng ta còn có một lãnh tụ dẫn
đầu và lôi cuốn. Ðó là Ðức Giêsu Kitô. Chính Người không những khơi nguồn mà
còn viên thành niềm tin. Người đưa dẫn chúng ta từ đầu chí cuối. Người là đường
đi, là sự sống, là sự thật của chúng ta. Nhờ vậy sự kiên quyết, kiên cường phấn
đấu của người tín hữu không bao giờ là một sự bướng bỉnh, cố chấp, đi ngược lại
quyền lợi và hạnh phúc của người khác; nhưng là sự bền chí, kiên tâm, trong con
đường cứu độ.
Hơn nữa chính hình thức của sự phấn đấu kiên
quyết này còn lấy cuộc đời của Ðức Kitô làm mẫu mực. Người đã khước từ vui
sướng cho mình, kiên chịu thẹn thuồng xấu hổ và khổ hình thập giá vì loài người
tội lỗi. Người không dạy chúng ta chịu đau khổ vì đau khổ, nhưng vì phần rỗi và
hạnh phúc của mọi người. Người lấy phục vụ làm cứu cánh và chấp nhận phấn đấu
như điều kiện. Chúng ta có đăm nhìn lên Người như vậy, cuộc đời phấn đấu của
chúng ta mới có ý nghĩa cao quý, vì nói muốn góp phần xây dựng hạnh phúc chung
cho nhân loại.
Ðối với một lý tưởng như thế, những thử thách của
chúng ta đã là gì? Ðó là ý tưởng thứ ba của bài thư Hípri. Cuộc đời của chúng
ta có gian khổ vẫn chưa là gì sánh với đời sống đầy thử thách của Giêrêmia và
biết bao chứng nhân khác. Nó không nghĩa lý gì sánh với các đau khổ tình nguyện
của Ðức Giêsu Kitô. Nhất là nó chẳng đáng sánh với mục đích xây dựng hạnh phúc
của toàn thể xã hội.
Chúng ta sẽ cương quyết xông pha hơn. Nhưng như
lời thư Hípri nói: chúng ta hãy đắm nhìn lên Ðấng khơi nguồn và viên thành đức
tin. Người có lôi cuốn, hướng dẫn, chúng ta mới biết đi vào và hoàn tất cuộc
hành trình trần gian. Người luôn hiện diện trước mặt chúng ta trong kho tàng
Lời Chúa và đặc biệt trong các mầu nhiệm bàn thờ. Ðến với Người ở đây chúng ta
còn được chính Người đi vào con người và đời sống chúng ta để giúp chúng ta
biết sống như Người và với Người, nghĩa là hiện diện trước mặt chúng ta trong
kho tàng Lời Chúa và đặc biệt trong các mầu nhiệm bàn thờ.
Ðến với Người ở đây chúng ta còn được chính Người
đi vào con người và đời sống chúng ta để giúp chúng ta biết sống như Người và
với Người, nghĩa là sống phấn đấu không ngừng cho phần rỗi và hạnh phúc của mọi
người. Ðó là điều chúng ta tin tưởng và cử hành giờ đây nơi bàn thờ. Xin mọi người
hãy hết mình tham gia.
(Trích dẫn từ tập
sách Giải Nghĩa Lời Chúa
của Ðức cố Giám Mục
Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)