Chúa Nhật 28 Thường Niên Năm C
Ðược ơn cứu độ được tình thương của Chúa Cứu Thế
(2Vua 5,14-17; 2 Timôthê 2,8-13; Tin Mừng Luca 17,11-19)
Phúc Âm: Lc 17, 11-19
"Không thấy ai
trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này".
Khi Chúa Giêsu đi lên
Giêrusalem, Người đi qua biên giới
Nhưng Chúa Giêsu phán
rằng: "Chớ thì không phải cả mười người được lành sạch sao? Còn chín người
kia đâu? Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang
này". Rồi Người bảo kẻ ấy rằng: "Ngươi hãy đứng dậy mà về: vì lòng
tin của ngươi đã cứu chữa ngươi".
Suy Niệm:
Ðể chuẩn bị khánh
nhật truyền giáo cử hành vào Chúa nhật sau, chúng ta sung sướng được nghe những
bài Kinh Thánh hôm nay. Bài đọc sách Các Vua và bài Tin Mừng Luca rõ ràng nói
đến hai người lương dân đã nhận được ơn của Chúa; còn trong bài thư Phaolô, chúng
ta phải chắc chắn công nhận có lời tạ ơn Thiên Chúa đã ban Tin Mừng cứu độ cho
lương dân.
Nhưng nếu Chúa muốn
dùng chúng ta để cho lương dân nhận biết Người, thì Người cũng muốn dùng họ để
thêm lòng tin cậy mến cho chúng ta. Thế nên những bài Kinh Thánh hôm nay không
phải chỉ nói lên hành động của Chúa đối với dân ngoại; mà cũng muốn dạy bảo
chúng ta thêm nhờ những hành động này. Bởi vì trước mặt Chúa mọi người đều liên
đới và phải bổ khuyết cho nhau để làm nên thân thể hoàn toàn của Ðức Giêsu Kitô.
Chúng ta hãy lần lược
đọc các bài Kinh Thánh để đón nhận mọi giáo huấn của Chúa.
1. Một Người Ðược Ðức
Tin
Câu chuyện Naaman,
người xứ Syri, đã được nhiều người biết. Thiết tưởng chẳng cần phải dài dòng
thuật lại rằng: Ông là vị tướng chỉ huy toàn thể quân lực Syri, được vua Syri
tín cẩn, nhưng lại mắc bệnh phong cùi. Nghe tin ở đất Giuđa có vị tiên tri nổi
danh làm phép lạ. Ông xin thư vua Syri đến đất Do Thái để gặp nhà tiên tri.
Êlisê bảo ông cứ xuống sông Hòa Giang tắm 7 lần thì sẽ được khỏi bệnh. Thoạt đầu
ông không muốn nghe vì nghĩ sông Hòa Giang của Do Thái có gì sạch hơn sông ở
Syri. Nhưng, sau nghĩ lại, ông đã vâng lời xuống sông tắm 7 lần và đã được
sạch... đang khi ấy ở đất Do Thái có biết bao người bị phong cùi mà không được
chữa khỏi như ông. Trường hợp của ông nói lên lòng thương - và phải nói là ưu
ái nữa - của Thiên Chúa đối với lương dân.
Bài học hôm nay chỉ
nhắc sơ đến việc Naaman được chữa lành. Những gì xảy ra sau đó mới là trọng
tâm. Chúng ta thấy Naaman được sạch rồi đã cùng đoàn tùy tùng trở lại gặp nhà
tiên tri. Ông nói: bây giờ tôi đã biết: trên khắp cả mặt đất chẳng có chúa nào
khác ngoài Chúa của
Naaman đã bỏ tà thần
để suy phục Thiên Chúa. Ông đã được đức tin sau khi được lành bệnh. Từ nay ông
trở thành dân của Chúa. Và chắc chắn đức tin của ông dứt khoát, mạnh mẽ hơn
nhiều người Do Thái. Ðể chứng tỏ niềm tin này, trước hết ông xin phép dâng chút
lễ mọn cho nhà tiên tri, tức là người của Chúa, theo thông lệ thời bấy giờ.
Không phải ông muốn cám ơn Êlisê vì đã chữa ông khỏi bệnh. Ý nghĩa gói ghém
trong việc muốn dâng tặng lễ vật là để nói lên niềm tin Êlisê là tiên tri, tức
là người của Chúa. Naaman muốn cư xử như mọi tín hữu. Những người này khi đến
với các tiên tri vẫn dâng cho các ngài một chút lễ mọn để nói lên niềm tin công
nhận và tôn trọng những người được Chúa chọn.
Êlisê từ chối. Có lẽ
vì tế nhị, hoặc vì muốn người tân tòng hiểu đạo một cách thuần túy. Cũng có thể
Êlisê muốn thử đức tin của Naaman, vì theo lời nói tiếp sau của ông này, chúng
ta thấy Naaman có vẻ sợ nhà tiên tri chưa coi mình như là một tín hữu thường.
Ông nói: "Nếu không, thì xin cho tôi chở về một xe đất cặp la kéo được, vì
tôi tớ ngài sẽ không còn dâng lễ cho một thần linh nào khác ngoài Thiên Chúa,
Chúa của Israen". Bởi vì theo quan niệm thời bấy giờ, đất nước nào thì
thần linh ấy. Naaman đã tin Chúa của Israen thì phải thờ Ngài trên đất của
Ngài. Ðất cát xứ Syri không xứng đáng với Ngài nữa vì là đất của dân ngoại và
đã ra nhơ nhớp vì tà thần. Nay trở về quê quán, Naaman phải đem một ít đất Do
Thái về để dựng bàn thờ mới trên đất ấy mà thờ phượng Thiên Chúa. Nếu Êlisê cho
phép làm như vậy, Naaman mới chắc chắn nhà tiên tri đã tin mình và coi mình như
tín hữu. Và vì thế lời xin của Naaman còn là một lời tuyên xưng đức tin chân
chính.
Chúng ta phải cảm phục
ông, cũng như chúng ta thường cảm phục đức tin của những người mới trở lại.
Chúng ta thấy họ sau khi đã nhận biết Chúa thì thành khẩn muốn theo Chúa cho
đến cùng. Họ muốn là những tín hữu một trăm phần trăm, khiến chúng ta, những
người "đạo cũ, đạo dòng" phải suy nghĩ.
Câu chuyện Naaman và
đức tin của ông đã được Ðức Giêsu nhắc lại để nêu gương cho môn đệ của Người.
Chúng ta còn phải đọc đi đọc lại cũng với nhiều gương sáng khác để thấm thía
những bài học mà Chúa muốn dùng lương dân để nói với chúng ta. Cũng trong chiều
hướng đó, phụng vụ hôm nay còn muốn chúng ta đọc thêm đoạn Tin Mừng Luca.
2. Một Ðức Tin Tiến Bộ
Hôm ấy, Ðức Giêsu
đang trên đàng đi lên Giêrusalem. Ðối với tác giả Luca, đây là cuộc hành trình
đầy ý nghĩa. Ðức Giêsu đi lên Giêrusalem không phải chỉ để chịu chết mà đồng
thời cũng là được vinh thăng. Do đó từ ngữ "đi lên" Giêrusalem đã
được lựa chọn một cách tính toán và hữu ý. Ðây là một cuộc đi lên. Và như chính
Ðức Giêsu nói, khi nào được "đưa lên", Người cũng kéo tất cả lên với
Người. Con đường đi lên Giêrusalem vì thế vừa là đàng để Chúa đi lên, và đồng
thời cũng là đàng để chúng ta đi lên với Chúa là sự thật và là sự sống. Ðó là
con đường của Kitô giáo, của hết thảy chúng ta khi muốn sống đạo.
Tác giả Luca còn xác
định thêm, khi đã lên Giêrusalem, Ðức Giêsu và môn đệ của Người "đã ngang
qua Samari và Galilê". Nói rõ ra, thì Người đã không chọn một trong hai
con đường thời bấy giờ dẫn từ Galilê xuống Giuđêa và đi qua Samari. Người đi
con đường riêng khác với mọi người và lần theo bờ sông Hòa Giang; bởi vì Người
muốn xuống Giuđêa trước rồi mới đi bọc lên để sau này Gioan có thể viết rằng:
"Ơn giải thoát khơi nguồn tự Do Thái" (4,22). Nhưng Luca vẫn nhấn
mạnh điều này, là khi còn sống, Ðức Giêsu đã tiếp xúc với dân Samari. Hơn nữa,
Người còn ban đức tin cho dân này, dân mà Do Thái vẫn coi như dân ngoại và
không đáng được vào sổ dân Chúa. Và như vậy Luca làm như vậy để phản đối mọi
khuynh hướng chỉ muốn giữ đức tin cho người Do Thái. Theo người, chính Do Thái
phải mở mắt ra mà xem công việc của Chúa làm nơi lương dân như câu chuyện người
sắp kể.
Vậy, trên đường đi
lên Giêrusalem, Ðức Giêsu vào một làng kia. Mười người phung cùi muốn đón gặp
nhưng theo luật dạy chỉ dám đứng lại đàng xa. Họ là thành phần ô uế của xã hội,
không được đến gần ai kẻo làm dơ nhớp người ấy. Nhưng họ tin Ðức Giêsu. Họ nghĩ
Người có thể chữa họ khỏi bệnh. Thế nên họ cất tiếng thưa: "Lạy Thầy
Giêsu, xin thương xót chúng tôi". Ðối với họ, danh từ "Thầy" rất
phong phú. Họ không nghĩ đến khả năng giáo huấn của Ðức Giêsu đâu. Họ trông chờ
quyền năng ở nơi Người. Họ đã nghe nói Người làm nhiều phép lạ. Người là Thầy
theo nghĩa ấy. Người là tiên tri của Chúa như Naaman đã nghĩ như vậy về Êlisê.
Ở đây, mười người
phong cùi còn xưng đích danh Ðức Giêsu. Họ không sợ "phạm húy". Họ
muốn nói lên lòng tín nhiệm muốn kéo Người lại gần mình, như người trộm lành
sau này cũng kêu tên Ðức Giêsu như thế để được chia phần số phận với Người, vì
thực ra âm thầm họ ý thức được bệnh tình của họ chỉ có lòng thương xót của
Thiên Chúa mới chữa được. Họ như nói lên niềm tin của dân Chúa đang trông chờ
ơn cứu độ lòng Chúa thương xót, tức là nhờ Chúa là Ðấng thương xót.
Chắc chắn Ðức Giêsu
đã coi lời họ xin là biểu thị lòng tin, nên bảo họ: "Hãy đi trình diện với
các tư tế". Người bị bệnh phong cùi chỉ đi trình diện các tư tế khi đã
khỏi bệnh để được các bậc nắm giữ pháp luật xác nhận là đã lành sạch. Bảo họ đi
trình diện tức là Ðức Giêsu đã cam kết chữa họ. Thế mà Người chỉ làm phép lạ
khi thấy lòng tin của người ta. Do đó Người đã chắc chắn về lòng tin của 10
bệnh nhân này.
Và quả thực, họ tin
Người đến nỗi lập tức đã ra đi trình diện khi chưa thấy mình sạch. Ðó là niềm
tin có thể dời núi chuyển non, như Lời Chúa đã hứa. Và thật vậy, trong khi họ
đi họ đã được "sạch", tức là được khỏi bệnh. Chúng ta cảm phục lòng
tin của họ; nhưng thiết tưởng chúng ta phải kính yêu Chúa Giêsu hơn nữa. Người
đã chữa 10 kẻ phong cùi khỏi bệnh dễ dàng như vậy và nhất là khiêm tốn như thế.
Khác hẳn với những tên tự xưng là cao tay làm phép lạ nhưng thật sự chỉ là
những tên bịp bợm. Nhưng chúng ta hãy trở về với 10 người phong cùi.
Cả bọn đã được sạch
bệnh. Nhưng chỉ có một người lập tức quay đầu trở lại gặp Ðức Giêsu. Anh ta lớn
tiếng tôn vinh Thiên Chúa. Anh gục mặt dưới chân Ðức Giêsu mà tạ ơn. Anh làm
một hành vi thờ phượng. Anh công nhận Ngài là Chúa. Trong khi 9 người kia đi
đâu? Nghĩ rằng họ đã trở về nhà mình thì tệ quá. Tác giả Luca để cho chúng ta
đoán. Tôi nghĩ họ đã tiếp tục đi trình diện các tư tế. Họ tiếp tục làm bổn phận
của mình. Họ có đức vâng lời "tối mặt".
Ðó là những ý nghĩ
tốt nhất cho họ. Nhưng ở đây, những ý nghĩ đó vẫn không bào chữa được cho họ.
Họ ích kỷ vì chỉ nghĩ đến mình, muốn cho mình được công nhận ngay để được sống
như mọi người; đang khi lẽ ra thấy mình được sạch như vậy, họ phải nhận ra ơn
Chúa, phải tạ ơn Người, phải trở lại nguồn mạch đã ban ơn cho mình. Há Chúa đã
chẳng cho thấy Ngài mang ơn cứu độ đến sao? Ngài không đáng tìm đến hơn các tư
tế vô vị kia sao?
Chỉ có một người đã nhận
ra như vậy. Người ấy thấy rằng ơn cứu độ bây giờ ở nơi Ðức Giêsu. Người ấy trở
lại thờ lạy Người. Ðền thờ Chúa chân thật từ nay không còn nằm nơi có tư tế đạo
cũ nữa. Ðền thờ ấy bây giờ là chính Chúa Giêsu. Thành ra đã thực hiện Lời Chúa
Giêsu nói với người phụ nữ xứ
Việc một người trong
số 10 người được khỏi bệnh trở lại thờ lạy Ðức Giêsu phải chăng muốn ám chỉ
những điều ấy? Và người ấy lại là một người
Chúa Giêsu bảo người
kia để kết luận: "Hãy chỗi dậy mà đi. Lòng tin của ngươi đã cứu
ngươi". Chúng ta tự nhiên muốn hỏi, phải chăng lời này ám chỉ rằng những
người kia không được khỏi bệnh? Không chắc. Tôi dám nghĩ Chúa Giêsu đâu có hẹp
hòi gì! Người chẳng cần rút lại một ơn đã ban. Nhưng có thân thể lành mạnh mà
không được vào Nước Trời thì nào ích gì? Ðiều cốt yếu mà người
Tất cả những tư tưởng
dồi dào này, chúng ta cần suy niệm thêm để thấy mình nơi người Samari có phúc
kia. Chúng ta đã có đức tin. Nhưng đức tin này cần tiến bộ, mới cứu được chúng
ta. Chín người Do Thái kia cũng đã có lòng tin khi kêu xin Chúa chữa và vâng
lời đi trình diện các tư tế. Nhưng rồi đức tin của họ đã đi vào tập quán, suy
nghĩ theo thói quen và không tỉnh thức nhận ra mạc khải mới của Chúa. Họ dùng
đức tin để phục vụ mình nên họ đã quên và bỏ Chúa. Những người như họ cần đọc
lại bài Tin Mừng hôm nay; và cũng có thể đọc thêm bài thư Phaolô, để dễ thấm
thía thâm tín hơn.
3. Một Sự Tiến Bộ
Không Nản Chí
Quả vậy, trong bài
thư này thánh Phaolô nói đến lòng tin của người. Không những người đã tin Ðức
Giêsu Kitô phục sinh từ kẻ chết và người hằng rao giảng Tin Mừng ấy cho lương
dân để họ cũng được cứu chuộc; nhưng ngay lúc này đây, đang khi bị giam cầm tù
tội như một kẻ gian phi, người vẫn không bớt niềm tin ấy. Ngược lại, lòng tin
của người vẫn mạnh, vẫn tiến. Người chịu đựng tất cả những đau khổ hiện tại cho
phần rỗi của những người được Chúa chọn. Tức là đang khi bị cầm tù, người vẫn
làm tông đồ, người vẫn rao giảng đức tin bằng chính cách chịu đau khổ. Do đó
người có thể viết: người bị cầm tù nhưng Tin Mừng của Ðức Kitô, lời cứu độ của
Thiên Chúa chẳng hề bị cầm chân. Người nêu gương cho tất cả chúng ta luôn phải
đưa đức tin đi xa hơn, làm cho đức tin ấy tiến bộ, ngay cả khi bị thử thách và
chúng ta sẽ có thể nói như Phaolô ở một đoạn khác: tôi biết tôi đã tin vào ai?
Không phải chúng ta
chỉ tin vào Thiên Chúa duy nhất như Naaman trong bài sách Các Vua; và cũng
không phải chúng ta chỉ tin vào Ðức Giêsu có quyền làm phép lạ như 10 người bị
bệnh phong cùi trong bài Tin Mừng, chúng ta tin Ðức Giêsu là Thiên Chúa như người
Samari kia, và nhất là chúng ta tin Ðức Giêsu đã chết và sống lại vì ta như
thánh Phaolô nói trong bài thư hôm nay. Do đó, dù khi có bệnh hay không có
bệnh, dù được khỏi hay không được khỏi bệnh, dù bị rơi vào bất cứ hoàn cảnh rủi
ro nào, chúng ta vẫn tin và vẫn rao giảng Chúa Giêsu Kitô. Người kết hiệp với
chúng ta trong thánh lễ này. Người đưa chúng ta vào đường lối của Người để như
Người đã đi lên mầu nhiệm Tử Nạn Phục Sinh thế nào, chúng ta cũng chỗi dậy và
đi với Người cho đến hạnh phúc muôn đời.
(Trích dẫn từ tập
sách Giải Nghĩa Lời Chúa
của Ðức cố Giám Mục
Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)