Chúa Nhật XXVIII Thường
Niên C
Lớn Tiếng Tôn Vinh
Thiên Chúa
Lc 17:11-19: 11 Xảy ra là, trên đàng đi lên Yerusalem, Ngài đi ngang
qua Samari và Galilê. 12 Nhằm lúc Ngài vào một làng kia, thì mười người phung
hủi đón gặp Ngài. Họ dừng lại đứng đàng xa. 13 Họ cất tiếng mà rằng: "Lạy
Thầy Yêsu, xin thương xót chúng tôi!" 14 Thấy vậy, Ngài nói với họ: "Hãy
đi trình diện với các tư tế". Và xảy ra là trong khi họ đi, họ đã được
sạch. 15 Một người trong họ thấy mình đã được chữa lành thì quay trở lại mà kêu
lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa, 16 y gục mặt dưới chân Ngài mà tạ ơn Ngài. Y là
một người Samari. 17 Cất tiếng Ðức Yêsu nói: "Không phải là cả mười người
được sạch ư? [Còn] chín người kia đâu? 18 Sao không thấy họ quay trở lại mà
chúc vinh Thiên Chúa, trừ phi có người dị chủng này? 19 Ðoạn Ngài bảo người ấy:
"Hãy chỗi dậy mà đi về; lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi".
Hành trình lên Giêrusalem bước sang giai
đoạn thứ ba (9:51.52; 13:22; 17:11). “Và
xảy ra là” (kai egeneto) thường khởi đầu một đoạn mới. Thành
Giêrusalem là mục tiêu của hành trình mà Chúa Giêsu phải đến. Trong khi đi
đường, Người băng ngang qua
Để đi lên Giêrusalem, phải đi qua
Galilêa trước khi đến
Chúa Giêsu với người Samaritanô được
chữa lành (cc. 15-19). Trái hẳn với mười người đến xin được chữa lành ở phần
đầu, chỉ một người quay lại với Chúa Giêsu trong đoạn nầy. Nơi người nầy, idōn,
“thấy”, có nghĩa là nhận ra quyền năng Thiên Chúa đã được thực hiện nơi mình.
Việc “thấy” nầy đưa đến việc “trở lại và tôn vinh Thiên Chúa” (c. 15). Từ sự
chứng kiến một điều quyền năng người nầy đã gặp được Đấng Quyền Năng; không
khác gì các mục tử đã làm (x. 2:20). Chúa Giêsu là hiện thân của Đấng Quyền
Năng ấy. Bởi đó, người nầy đến “sụp lạy dưới chân Người” (x. 5:8.12; 8:28) để
tạ ơn. Đây là hành vi nhận biết Chúa Giêsu là Đấng đến từ Thiên Chúa. Người là
“Chúa” (5:8.12), “Con Thiên Chúa” (8:28), “Đấng Phục sinh” (24:5). Như thế,
người nầy đã vượt qua sự nhận biết về
Chúa Giêsu “Thầy” như là đấng có uy quyền lúc ban đầu (c. 12). Khoảng cách giữa
người nầy và Chúa Giêsu không còn như trước nữa. Ông đã có thể đến lại gần
Người. Chúa Giêsu nhắc đến chín người kia và nói đến việc “tôn vinh Thiên Chúa”
(c. 16). Chắc hẳn đây là điểm chính yếu Chúa Giêsu muốn phải làm, nên Người mới
nhắc lại và qua đó tỏ ra chấp nhận việc người Samaritanô mới làm xong (cc.
17-18). Samaritanô (c. 16) là người ngoại quốc, allogenēs, (c. 18) trong
cái nhìn của người Do thái. Câu 19 được xem như kết luận của đoạn, trong đó
Luca liên kết việc chữa lành với sự cứu độ. “Hãy chỗi dậy mà đi” Phân từ anastas
đi trước poreuomai không diễn tả tình trạng kéo dài, mà là hành động, dù
nó không phải là động từ chính. Người phong cùi không bị bại liệt để được ra
lệnh chỗi dậy! Vậy Luca dùng động từ “chỗi dậy” nầy trong tương quan với động
từ “cứu độ” theo sau. Chữa lành bệnh tật phần xác là dấu chỉ sự cứu độ khỏi tội
lỗi (5:28; 6:8, 15:18.20, 17:19). Hành động nầy ám chỉ sự tham dự vào việc chỗi
dậy của Chúa Giêsu từ cõi chết (x. 24:7; 24:46). Vậy sự cứu độ cho người
Samaritanô như là kết quả trước của việc “lên Giêrusalem” (c. 11). Và ơn cứu độ
đến với ông tiên báo tin mừng sẽ được rao giảng rộng lớn cho dân ở Samaria (x.
Cv 1:8; 8:5.14; 9:31; 15:3).
Vinh quang Thiên Chúa
bày tỏ trong những điều kỳ diệu, nhất là trong việc cứu độ con người. Vinh
quang Thiên Chúa chính là sự cứu độ con người. Vậy thái độ chính đáng con người phải làm là tôn vinh Thiên Chúa: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, Đấng Cứu
Độ tôi”.
Lm. Luigi Gonzaga
Đặng Quang Tiến