THÁNH HÓA CÔNG ĂN VIỆC LÀM
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi
DCCT
MỒNG BA TẾT
Mt 25,14-30
Thật hạnh phúc biết bao
hằng năm Giáo Hội dành ngày mồng ba tết để cầu nguyện cho việc thánh hóa công
ăn việc làm. Quả thực, con người làm lụng, Thiên Chúa trao ban. Câu nói của
người Pháp rất chí lý ( L’homme propose, Dieu dispose
). Con người có đầu óc, có kế hoạch, có tài năng, bầy mưu
hiến kế, nhưng nếu Chúa không ban ơn, không tiếp sức, không cho sức khỏe, con
người cũng không thể hoàn thành công việc theo ý muốn. Hiểu rõ ràng, mọi việc
là do Chúa. Giáo Hội là người Mẹ hiền luôn quan tâm tới con cái của mình dành
trọn ngày mồng ba để cầu xin Chúa thánh hóa công ăn việc làm.
Vâng, ngay trang Sách
Sáng Thế 2,4-9.15, tác giả đã viết :” Đức Chúa là Thiên Chúa đem con người đặt
vào vườn Êđen, để con người canh tác và coi sóc đất đai “. Rõ ràng Thiên Chúa
không muốn để con người ở nhưng không, năm chờ sung rụng, nhưng Ngài truyền
lệnh hay nói một cách khác bắt con người phải làm việc. Bởi vì, ở nhàn rỗi,
nhưng không sẽ gây ra tội lỗi. Nhàn cư vi bất thiện là thế. Sách Tông đồ Công
vụ lại viết :” Bằng mọi cách tôi đã tỏ cho anh em thấy rằng phải giúp đỡ những
người đau yếu bằng cách làm lụng vất vả và như thế, và phải nhớ lại lời Chúa
Giêsu đã dạy : cho thì có phúc hơn là nhận “. Chính Chúa Giêsu đã làm gương cho
nhân loại, cho chúng ta về đời sống lao động. Chúa đã chọn một gia đình để sinh
ra. Cha của Ngài làm nghề thợ mộc. Thánh Giuse âm thầm làm việc để nuôi thân,
nuôi gia đình Nadarét không quản nhọc nhằn. Mẹ Maria chăm lo việc nội trợ để
phục vụ trong yêu thương Chúa Giêsu và thánh Giuse. Chúa Giêsu ngoan ngoãn vâng
phục và san sẻ vất vả với Cha mẹ của Ngài. Tại Nadarét, nhân loại tìm lại được
giá trị siêu việt của lao động, đó là giá trị cứu rỗi. Những giọt mồ hôi của
Chúa trong gia đình Nadarét không hề kém giá trị cứu rỗi hôn việc rao giảng,
loan báo Nước Thiên Chúa hay trong cuộc thống khổ tử nạn của Ngài, vì trong tất
cả mọi sự Ngài đều tìm làm đẹp lòng Thiên Chúa, Cha của Ngài.
Chúa Giêsu đã dạy nhân
loại, dạy chúng ta bài học để đời :”…phàm ai đã có, thì được cho thêm và sẽ có
dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi”.Dụ ngôn ông
chủ đi phương xa, trao cho các đầy tớ các nén bạc, minh chứng rằng:” Cần cù lao
động, chịu khó với công việc, vâng nghe lời chủ, sẽ đem lại hiệu quả tốt đẹp”. Lời
kinh tiền tụng lễ ngày mồng ba tết dạy chúng ta nhiều điều :” …Cha còn sai Con
Một giáng trần, để chia sẻ thân phận người lao động và thực hiện chương trình
cứu độ muôn dân. Quả vậy, Người đã bắt chước Chúa Cha hoạt động không ngừng,
nêu gương cho chúng con biết chuyên cần làm việc, không những để no cơm ấm áo,
và góp phần xây dựng xã hội loài người mà còn để làm trạng Danh Cha, và mở rộng
Nước Trời ngay tại thế “. Chúa Giêsu đã làm việc để cho Nước Chúa được rạng
sáng vinh quang, để cho thế giới được an bình, thịnh vượng. Nên, chúng ta hãy
bắt chước Chúa, làm việc và làm việc không ngừng, nhưng phải mặc cho công việc
một ý nghĩa cao quý. Đã đành, mọi người làm việc là để cho gia đình, cho bản
thân của mình được tồn tại.Tuy nhiên, lao động cũng có nghĩa là góp tay với mọi
người thăng tiến cuộc sống và làm cho công việc, lao động có ý nghĩa cứu rỗi…
Ngày mồng ba tết, chúng
ta xin Chúa thánh hóa công ăn viêc làm của chúng ta: công việc lao động tay
chân và việc làm trí óc vv…Xin Chúa chúc lành cho công ăn việc làm của chúng ta
trong năm mới này để chúng ta hiểu rõ :” làm do chúng ta và ban do Chúa “.
Lạy Chúa, Chúa đã muốn
cho con người phải lao động để làm chủ thiên nhiên. Xin cho chúng con được thấm
nhuần Kitô giáo, để công ăn việc làm của chúng con trong năm mới này nêu cao
tình tương thân tương ái, và góp phần vào sự nghiệp chung là hoàn thành chương
trình sáng tạo của Chúa. Amen.( Lời nguyện nhập lễ, lễ Thánh Hóa Công Ăn Việc Làm
).
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Lao động để làm gì?
2.Làm việc tay chân và
làm việc trí óc có mệt ngang nhau không ?
3.Chúa Giêsu có lao
động ?
4.Đối với Chúa Giêsu
lao động có ý nghĩa gì ?