ĐỨC GIÊSU THẤT BẠI TẠI NADARÉT
(Luca 4,21-30 – CN IV TN - C)
Với việc dân Nadarét từ khước Đức Giêsu,
bắt đầu tiến trình kết án sẽ đưa Người đến thập giá. Nhưng chính lập trường của
Đức Giêsu củng cố niềm tin của chúng ta.
Lm PX Vũ Phan Long, ofm
1.- Ngữ cảnh
Đoạn văn chúng
ta đọc hôm nay nằm trong bối cảnh là “Hoạt động rao giảng của Đức Giêsu tại
Galilê” (Lc 3,1–9,50), và thuộc về
phân đoạn 4,16-30, “Đức Giêsu tại Nadarét”. Chúng ta có thể xác định cầu trúc
của bản văn 4,16-30 như sau:
+ Mở:
Đức Giêsu đến Nadarét (c. 16a); Người vào hội đường (c. 16b).
I. Đọc
sách Isaia
a) Dẫn nhập (c.
16c)
b) Chuẩn bị đọc
(c. 17)
c) Bản văn Isaia
(cc. 18-19)
b’) Kết thúc
việc đọc (c. 20ab)
a’) Kết luận (c.
20c)
- Chuyển tiếp:
Mọi người trong hội đường chăm chú nhìn Người (c. 20d)
II.Các lời nói
của Đức Giêsu
A- Can thiệp thứ
nhất của Đức Giêsu
a) lời nói về
hoàn tất (c. 21)
b) các hậu quả
đầu tiên nơi các thính giả (c. 22)
B- Can thiệp thứ
hai của Đức Giêsu
a) lời nói về
thầy thuốc (c. 23)
b) lời nói về
ngôn sứ (c. 24)
C- Can thiệp thứ
ba của Đức Giêsu
a) dân Israel
trước Êlia (cc. 25-26)
b) dân Israel
trước Êlisa (c. 27)
+ Kết: Dân
Nadarét đuổi Đức Giêsu khỏi hội đường (cc. 28-29)
Người rời Nadarét (c. 30)
2.- Bố cục
Bản văn có thể
chia thành bốn phần:
1) Phản ứng tích cực của cử tọa đối
với các lời Đức
Giêsu nói (4,21-22);
2) Đức Giêsu xác định chiều hướng
của sứ vụ của Người (4,23-24);
3) Đức Giêsu chứng minh bằng các lối
xử sự của các ngôn sứ (4,25-27);
4) Dân chúng loại trừ Đức Giêsu
(4,28-30).
3.- Vài điểm chú
giải
- Hôm nay (21): Trạng từ sêmeron hiếm
khi được hiểu theo nghĩa tổng quát là “vào ngày hôm nay, nowadays”. Do vị trí
nhấn mạnh ở đầu câu, trạng từ này đánh dấu một điểm quan trọng trong các
nhìn lịch sử của tác giả Lc (x. 4,21;
5,26; 19,5.9; 23,43): những điểm này, những lời nói này của Đức Giêsu vẫn còn
giá trị cho cuộc sống của người Kitô hữu hôm nay.
- đều tán thành (22): dịch sát là “đều làm chứng cho
(emartyroun) cho điều này? / cho ngài?”. Đa số các nhà chú giải hiều là
đại từ autô ở tặng cách (dative) nam-tính và có nghĩa là “cho Người”,
tức là ca ngợi Người. Chúng tôi nghĩ rằng giáo sư Fitzmyer có lý khi cho rằng
đại từ autô ở tặng cách (dative) trung-tính (neuter) và có nghĩa là “về
điều này”.
- thán phục (22): Động từ thaumazein có
thể diễn tả sự kinh ngạc (đi đôi với chỉ trích, nghi ngờ, phê phán; x. Lc 11,38) hoặc sự thán phục (đi đôi với
sự thích thú bất ngờ; x. Lc 1,63;
2,18; 2,33; 7,9.8.25; 9,43;11,14; 20,26 …). Theo ngữ cảnh (đến sau “tán thành”
và được nối với động từ bằng “và”), chỉ có thể chọn nghĩa “thán phục”.
- không phải là con ông Giuse đó sao?
(22): Câu này có
thể diễn tả sự khó chịu, bực bội, khinh bỉ hoặc một sự ngạc nhiên đầy thích
thú, sự thán phục. Theo ngữ cảnh, có thể hiểu là sự thán phục.
- Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình (23): Đức Giêsu dùng câu tục ngữ này
để diễn tả ra nguyện vọng thầm kín của người Do Thái: Vì họ đã nghe biết nhiều
về hoạt động của Đức Giêsu tại Caphácnaum, họ ước muốn Người cũng làm như thế
cho quê hương. Câu nói tiếp theo câu tục ngữ đã giải thích ý nghĩa của câu tục
ngữ. Người dân Nadarét đang tính toán vụ lợi.
- không một ngôn sứ nào được chấp
nhận tại quê hương (24): Khi dịch tính từ dektos bằng “được chấp nhận”, Bản Dịch
CGKPV đã coi dektos có ý nghĩa tương tự như atimos trong Mc 6,4 và Mt 13,57, mà thật ra đây cũng là cách dịch của các Bản dịch nổi
tiếng thế giới là BJ, TOB và NAB, và là ý kiến của một
giáo sư chuyên về truyền thống Luca,
J.A. Fitzmyer (x. The Gospel
according to Luke I-IX, The Anchor Bible, Doubleday NY 1970, 537). Tuy
nhiên, lúc ấy ta thấy là phản ứng mạnh của Đức Giêsu như thế không phù hợp với
thái độ của cử tọa. Hơn nữa, các lời Đức Giêsu nói lại không thống nhất: người
ta xin Người làm phép lạ (điều này giả thiết là người ta có tin, dù chút ít),
Người lại than trách là bị tiếp đón tệ bạc (c. 24). Đã thế, các ví dụ Người nêu
ra ở cc. 25-27 lại không phù hợp với hoàn cảnh: không phải là các ngôn sứ bị
tiếp đón tệ bạc (như Người), nhưng lại là các ngôn sứ mới từ chối làm những
phép lạ để giúp đỡ người đồng hương. Như vậy, phải kết luận là bản văn Lc
thiếu mạch lạc?
Vấn đề là các học giả đã hiểu bản văn
Lc theo hướng của các bản văn song song Mc và Mt, thế mà
bản văn Lc lại khác: thay vì dùng từ atimos (“bị khinh bỉ”), tác
giả dùng dektos. Dektos là một tính từ phái sinh từ động từ dechomai
(“đón nhận, đón tiếp, chấp nhận”) và thường có nghĩa bị động (passive); trong trường hợp này, dektos tương
đương với atimos. Tuy nhiên, tính từ này cũng có một nghĩa chủ
động (active) (x. M. Zerwick, Biblical
Greek, Rome 1963, số 142), “đón nhận, ân cần, thuận thảo, thuận lợi”. Và
trong thực tế, cách đó năm câu, từ dektos có ý nghĩa chủ động (“Năm hồng
ân = năm thuận lợi; năm đón nhận”). Nếu như thế, câu nói của Đức Giêsu hẳn sẽ
có nghĩa là: không một ngôn sứ nào dành ưu tiên / thiên vị cho / với quê
hương; và hiểu cụm từ “không một ngôn sứ nào” là một cụm từ nói
“ngoa”, chứ không theo nghĩa chữ và nghĩa xấu (= một ngôn sứ luôn luôn
tỏ ra bất thuận lợi với quê hương mình), bởi vì trong thực tế Mt 13,58 và Mc 6,5 cho thấy là Đức Giêsu cũng có làm một vài phép lạ tại
Nadarét. Cuối cùng, câu nói của Đức Giêsu có ý nghĩa là: Một ngôn sứ không tỏ
ra thuận thảo với quê hương mình hơn là với người ngoại quốc; tất cả là vấn đề
đức tin và tình trạng tâm hồn sẵn sàng. Hiểu như thế, bản văn rất mạch lạc.
Có người bẻ lại: bản văn nói “en
tê patridi”: patri, “quê hương”;
giới từ en, “tại, trong”; vậy en tê patridi có nghĩa là “tại quê
hương”, mà như thế, nghĩa bị động của dektos được biện minh. Thật ra,
trong hy-ngữ phổ thông [koinê] (hy-ngữ Tân Ước là hy-ngữ này), en
không chỉ có nghĩa nơi chốn, mà còn có nghĩa thời gian, dụng cụ, nguyên nhân,
v.v. Trong nhiều cách sử dụng ấy, en thường được dùng với các động từ
nói về tình cảm để diễn tả “điều mà tâm tình hướng về” (W. Bauer, A Greek-English Lexicon of
the New Testament and Other Early Christian Literature, The University of Chicago
Press, Chicago 1957, tr 160: III,3b).
- nhưng quả thật, tôi nói cho các ông
hay (25): De, “nhưng”,
tiêu từ ở đầu c. 25 này rất quan trọng, diễn tả một ý đối lập.
- hạn hán ba năm sáu tháng (25): 1 V 18,1 nói rằng có mưa
“vào năm thứ ba”. Ở đây, tác giả Lc kế thừa một truyền thống
khác, có được nhắc đến trong Gc 5,17.
Theo truyền thống này, thời gian hạn hán kéo dài bằng thời gian khốn quẫn trong
văn chương khải huyền (thời gian này được rút ra từ thời gian cuộc bách hại
dưới triều Antiôkhô IV Êpiphanê: Đn
7,25; 12,7; x. Kh 11,2; 12,6.14. Tác
giả Lc không quan tâm đến ý nghĩa
khải huyền. Trời hạn hán”: dịch sát là “trời bị đóng [cửa] lại”: thái bị động
thay tên Thiên Chúa.
- không được sai đến (26): Đây là thái bị động thay tên Thiên Chúa.
Xem cả c. 27, “được sạch”.
- bà góa thành Sarépta (26): xem 1 V 17,9 (LXX).
- ông Naaman (27): xem 2 V 5,1-19
- thành này được xây trên cao (29): Nadarét hiện đại được xây trên
một triền đồi, xung quanh có các đồi khác vây bọc. Nhưng ta không thể
xác định được nơi nào đã xảy ra sự cố kể đây; với lại, thật ra cũng khó tìm
được một chỗ nào ở đây có dốc núi để có thể xô người ta xuống cho chết,
hoặc để ném đá. Vào thế kỷ ix, có
một truyền thống đã coi địa điểm này là một chỗ cách Nadarét
khoảng ba cây số về phía đông nam, nhưng nay người ta không chấp nhận giả
thuyết này nữa. Đây rất có thể là dấu chứng tỏ Lc không biết rõ địa lý
Paléttina và cũng có thể cho hiểu là tác giả đã ép các dữ kiện để báo trước
việc Israel giết Đức Giêsu.
- Người băng qua giữa họ mà đi (30): Không nhất thiết đây là một phép
lạ. Điều chính yếu đối với Lc là cho thấy Đức Giêsu còn phải tiếp tục
con đường của Người để loan báo Tin Mừng, và con đường này chỉ kết thúc tại
Giêrusalem (x. 13,33).
4.- Ý nghĩa của bản
văn
* Phản ứng tích cực của cử tọa đối
với các lời Đức Giêsu nói (21-22)
Người dân Nadarét đang ca ngợi và
thán phục Đức Giêsu. Do đó, họ bắt đầu tính toán: “Ông này
không phải là con ông Giuse đó sao?” (c. 22). Nếu đây đúng là con ông Giuse,
nay đã thành ngôn sứ và thầy chuyên làm phép lạ, sao ta lại không tận dụng cơ
hội để có lợi cho làng ta? Câu trả lời sau đó của Đức Giêsu cho hiểu là quả
thật dân chúng đang tính toán như thế.
* Đức Giêsu xác định chiều hướng của sứ vụ của Người (23-24)
Đức Giêsu đã dùng một tục ngữ để lật tẩy lối giải thích của
những người đồng hương về sứ mạng của Người: “Thầy lang ơi, hãy chữa lấy chính
mình” (c. 23); “chính mình” đây là dân làng của Người. Người lập luận: Đơn giản
chỉ vì các ông là người đồng hương với tôi, mà các ông đòi hỏi tôi phải làm ở
đây những phép lạ giống như tôi đã làm ở Caphácnaum! Họ muốn Nadarét cũng được
hưởng nhờ quyền lực của Người là “thầy thuốc-thầy làm phép lạ”. Nhưng một ngôn
sứ không hề chiếu cố riêng đến quê hương mình (c. 24). Người phải làm việc theo
kế hoạch của Thiên Chúa.
* Đức Giêsu chứng minh bằng các
lối xử sự của các ngôn sứ (25-27)
Các ông cứ nghĩ đến trường
hợp ngôn sứ Êlia và Êlisa. Có biết bao bà góa
* Dân chúng loại trừ Đức Giêsu (28-30)
Bởi vì Đức Giêsu không chiều theo ý họ, họ đã nổi giận và loại trừ
Người. Nhưng Người còn phải tiếp tục ra đi để loan báo Tin Mừng và tiến về
Giêrusalem (9,51; 13,22.33; 17,11; 19,28), tiến đến thập giá và vinh quang. Lúc
này người ta chưa chặn được sứ vụ của Người. Người sẽ tiếp tục phục vụ những
người nghèo ở
+ Kết luận
Con người không có quyền gì để được hưởng các ân huệ của Thiên
Chúa. Không một tư cách nào cho
phép con người được quyền hưởng ơn cứu độ thiên sai. Ơn cứu độ được ban cho
nhân loại, nơi bản thân Đức Giêsu, hoàn toàn là ân huệ. Đó là điều mà dân
Nadarét đã không muốn hiểu. Chính thái độ này, khi đã phổ biến khắp
5.- Gợi ý suy niệm
1. Vì thấy Đức Giêsu là đồng hương, dân Nadarét nghĩ Người có bổn
phận chiếu cố đến họ trước. Đức Giêsu đã thẳng thắn đánh tan ngộ nhận này. Sự
sai lầm của người Nadarét, người tín hữu vẫn có thể mắc phải, khi nại ra tư
cách đã được rửa tội, đã sống đạo lâu năm (là người “đạo dòng, đạo gốc”, là tu
sĩ, là linh mục …), đã đóng góp nhiều cho Giáo Hội bằng công sức và của cải…
Thiên Chúa hoàn toàn tự do ban phát các ân huệ cho bất cứ ai, như và khi Ngài
muốn. Trước mặt Thiên Chúa, chúng ta mãi mãi là những con người nghèo hèn, bất
xứng, luôn luôn cần được Ngài chiếu cố đến. Đức Giêsu không cứu chúng ta bằng
cách làm phép lạ, nhưng bách cách loan báo Tin Mừng của Người và hy sinh mạng
sống cho chúng ta. Phép lạ chính là Lời của Người; chính Lời này làm ra các
phép lạ và biến đổi dân chúng và sẽ tạo ra một thế giới mới.
2. Bằng cách nêu bật sứ mạng của hai ngôn sứ Êlia và Êlisa, Đức
Giêsu cho hiểu rằng hoạt động của Người cũng nhằm chiếu cố đặc biệt đến Dân
ngoại. Đấy là điều Đức Giêsu còn chứng tỏ khi đến sống tại Capha1cnaum, một
thành đầy người ngoại giáo. Ở đây sứ mạng của người Kitô hữu được phác họa ra.
Họ cũng được sai đi để chuyển trao ân phúc của Thiên Chúa cho Dân ngoại, như
Đức Giêsu ngày trước, và như thế, chương trình sống của Đức Giêsu được công bố
tại Nadarét (Is 61,1-2; 58,6) cũng
phải là chương trình sống của mỗi Kitô hữu.
3. Với việc dân Nadarét từ khước Đức Giêsu, bắt đầu tiến trình kết
án sẽ đưa Người đến thập giá. Nhưng chính lập trường của Đức Giêsu củng cố niềm
tin của chúng ta. Người chính là Đấng Mêsia đích thực của Thiên Chúa, một Đấng
Mêsia không vận dụng quyền lực mình để thực hiện một hoàn cảnh cứu độ
trần thế, nhưng đặt tại trung tâm sứ điệp về Thiên Chúa. Nhu thế, khi sống
trong một hoàn cảnh khó khăn, cùng quẫn, ta có thể đặt trọn niềm tin nơi
Ngài, bởi vì chính Ngài sẽ ban cho chúng ta ơn cứu độ trọn vẹn.
4. Trong tư cách là Con Thiên Chúa, với uy quyền lớn lao nhất, Đức
Giêsu loan báo Tin Mừng cho người nghèo. Là Đấng sống một cuộc sống
nghèo, Đức Giêsu chính là lời chuẩn nhận rằng Thiên Chúa dủ thương chiếu cố đến
những người nghèo. Đức Giêsu quy hướng niềm hy vọng của loài người không vào
của cải trần thế, nhưng vào lòng nhân lành của Thiên Chúa.
5. Đức Giêsu nói năng tự do bởi vì Người không lo lắng tìm kiếm
thành công riêng tư hay lợi lộc hoặc tránh né tiếng xấu có thể lan tỏa đi các
làng phụ cận, hoặc mất sự tín nhiệm nơi các thính giả. Người chứng tỏ là một
nhà rao giảng có tinh thần hoàn toàn tự do. Người cho thấy có một tầm
nhìn bao trùm thế giới, nhìn tới các chân trời của chính Thiên Chúa.