CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG
Con đường tâm hồn cho Chúa đến
Lắng nghe sứ điệp của bài Tin Mừng (Lu-ca
3:1-6)
Để nói lên tầm quan trọng của một nhân vật, thánh Lu-ca giới
thiệu nhân vật ấy trong bối cảnh lịch sử cả đạo lẫn đời. Ngài nói đến khung cảnh lịch sử khi Chúa
Giê-su giáng sinh, rồi ngài cũng kể tên các người lãnh đạo quốc gia và tôn giáo
vào thời gian Gio-an Tẩy Giả xuất hiện như “tiếng người hô trong hoang địa”. Trước hết chúng ta thấy rõ sự tương phản giữa
Gio-an với những người kia. Dù chỉ là một
người sống trong hoang địa, nhưng tiếng hô của ngài chuyển tải một sứ điệp vô
cùng quan trọng: hãy dọn sẵn con đường
cho Thiên Chúa đến cứu độ. Vậy đâu là nội
dung của lời Gio-an Tẩy Giả rao giảng về việc dọn đường Chúa đến?
Với kỹ thuật cao và máy móc tối tân, ngày nay người ta có
thể làm những con đường siêu tốc ngoài sức tưởng tượng. Chúng giúp người ta đến điểm tới một cách
nhanh chóng và an toàn. Đồi núi hay
thung lũng cỡ nào người ta cũng có thể bạt đi hoặc lấp bằng để làm những con đường
thẳng tắp và phẳng phiu. Nhưng đối với
việc làm một con đường thiêng liêng và nội tâm để Chúa đến với linh hồn chúng
ta, thì chẳng có máy móc nào làm nổi, chỉ còn tùy thuộc vào cố gắng của mỗi người
và ân sủng của Chúa mà thôi. Làm sao lại
khó khăn như vậy? Vì đó là những thung lũng tham lam không đáy của chúng
ta. Lúc nào chúng ta cũng muốn có
thêm. Có nhà tranh rồi lại muốn có nhà gỗ,
nhà xây; có xe
Sống sứ điệp Tin Mừng
Tất cả những trạng thái xấu xa của tâm hồn được tóm tắt
trong ba hình ảnh thung lũng, núi đồi và quanh co là những chướng ngại không
cho chúng ta “thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa”, hoặc nói khác đi, ngăn cản không
cho Chúa đến với tâm hồn chúng ta. Những
trở ngại này, tự sức riêng chúng ta không thể khắc phục để dọn đường Chúa đến. Nhưng thánh Gio-an Tẩy Giả đã “hô lên” cho
chúng ta một phương thức: hãy tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội.
Sám hối là công việc lấp thung lũng, bạt núi đồi và uốn thẳng
khúc quanh co của tâm hồn. Công việc ấy
không chỉ được thực hiện qua bí tích giải tội, nhưng còn phải được thể hiện qua
cuộc sống hằng ngày khi chúng ta xét mình để nhận ra những tội lỗi hoặc thói xấu
cần dứt bỏ. Về mặt tích cực, chúng ta lo
bồi đắp đời sống thiêng liêng khi tập tành và phát huy những nhân đức cũng như
lối sống theo những tâm tình của Chúa Giê-su.
Sám hối là cả một diễn trình kéo dài suốt cuộc đời chúng ta, tuy không
sôi nổi ngoạn mục nhưng vẫn đòi hỏi phải có sự nâng đỡ của ơn Chúa và hướng dẫn
của Chúa Thánh Thần. Cây cối không sinh
hoa kết trái trong nháy mắt. Cũng vậy,
theo lời thánh Phao-lô, sám hối sẽ giúp chúng ta “đem lại hoa trái dồi dào là sống
một đời công chính nhờ Đức Giê-su Ki-tô, để tôn vinh và ngợi khen Thiên Chúa”
(Phi-líp-phê 1:11).
Lm.
Đa-minh Trần đình Nhi