KHƯỚC TỪ ĐỨC GIÊSU
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN, năm C
Lc 4, 21-30
Chúa
Giêsu trở về quê hương Nagiarét sau những ngày đi rao giảng với các môn đệ,
danh tiếng của Ngài đã lừng vang ở nhiều nơi.Vào Hội đường Nagiarét, nơi gia
đình Cha mẹ, họ hàng của Ngài thường lui tới ngày Sabat để cầu nguyện và đọc
Sách Thánh. Chúa đã đọc đoạn ngôn sứ Isaia và Ngài đã tuyên bố thẳng thừng :”
Lời tiên báo của Thánh Kinh về Đấng Messia, hôm nay đã thực hiện “. Tất cả
những người có mặt trong Hội đường lúc đó đều hiểu Chúa Giêsu nói Ngài là Đấng
Messia phải đến và đã đến.
Sau
khi Chúa Giêsu đọc Sách Thánh và giải thích Sách Thánh, nhiều người xầm xì, bàn
tán, có người rất thán phục những lời của Ngài nói, có người không tin, chê bai
và khích bác. Những người khâm phục thì cho rằng lời của Chúa không chỉ là lời
khôn ngoan, thượng trí theo bậc vĩ nhân, mà còn là lời hằng sống, là Ngôi Lời
Thiên Chúa, là “ Nôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta “ ( Ga
1, 14 ). Những người khác không tán thành thì quay lại truy tìm tông tích của
Chúa Giêsu : “ Ông này không phải là con Ông Giuse đó sao ? “. Nói như thế, họ
chỉ nhìn ra một con người bình thường của Chúa Giêsu tại Nagiarét, nên họ đã
đòi hỏi Ngài phải làm phép lạ chứng tỏ Ngài là Thiên Chúa, là Đấng Messia ( Lc
4, 23 ). Chúa Giêsu không chiều họ, không chùn bước trước sự đòi hỏi của họ,
Ngài không cho họ một dấu chỉ nào, một phép lạ nào cả, để họ khỏi lầm tưởng về
sứ mạng cứu thế của Ngài…Sứ mạng của Ngài không đóng khung hạn hẹp nơi gia
đình, nơi quê quán của Ngài. Sứ mạng cứu thế của Ngài là sứ mạng phổ quát.Ơn cứu độ của Chúa Giêsu vượt qua mọi
ranh giới, không chỉ thuộc về người Do Thái, nhưng thuộc về mọi người. Chúa đã
đưa ra hai trường hợp của hai vị ngôn sứ Êlia và Êlisê, hai vị ngôn sứ đã thi
ân giáng phúc cho bà góa Sarépta và Naaman, viên sĩ quan ngoại bang người xứ
Syria.
Phản
ứng của những người đồng hương của Chúa Giêsu, là phản ứng rất hời hợt. Họ tới
Hội đường chỉ vì họ đạo đức theo kiểu bề ngoài, nhưng thực tế họ không có lòng
tin, do đó, họ đã khước từ Chúa Giêsu, coi Chúa Giêsu chỉ là một người dân
thường, họ đã mất cơ hội, mất dịp tốt để trở thành môn đệ của Chúa Giêsu. Và
chính Chúa đã nói :” Không một ngôn sứ nào được tiếp đón nơi quê hương mình “.
Tin
Mừng của Thánh sử Luca hôm nay cho chúng ta thấy sự bi đát của Chúa. Chúa đã
hiện diện, đã sống, đã làm nhiều việc tốt lành nhưng những người đồng hương của
Chúa vì không có đức tin, nên đã không nhận ra Ngài. Sự bi đát này còn kéo dài
trong toàn cõi Do Thái, bởi vì khi chứng kiến các phép lạ Chúa làm, người Do
Thái đã không mở mắt đức tin, mở tâm hồn để nhận ra Đấng Cứu Thế. Họ đã căm
phẫn đưa Ngài lên cao, muốn xô Ngài xuống vực thẳm cho chết. Việc này, còn tiên
báo dân Do Thái sẽ đuổi Ngài ra khỏi thành và đóng đinh Ngài trên Thập Giá. Tin
Mừng của Chúa được lan tỏa khắp nơi sau cuộc tử đạo của Stêphanô. Giáo Hội mở
rộng vòng tay để đón nhận mọi người.
Qua
đoạn Tin Mừng này và qua ý tưởng các bài đọc Chúa nhật hôm nay, chúng ta có thể
trách những người đồng hương của Chúa Giêsu, nóng vội để làm mất cơ hội nhận ra
Đấng Cứu Thế và lỡ đi cơ hội để trở nên môn đệ của Ngài. Tuy nhiên chúng ta
cũng phải nhìn vào chúng ta để tự suy nghĩ, bởi vì chính chúng ta cũng đã để
mất đi nhiều vận may, nhiều cơ hội nhận ra Chúa nơi anh chị em chung quanh
chúng ta.
Lạy
Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn luôn biết khiêm tốn để nhận ra những thiếu
sót nơi mình và nhận ra Chúa nơi anh chị em của chúng con. Xin cho chúng con
biết can đảm vượt thắng tích ích kỷ để nhận ra những trổi trang nơi người khác.
Amen.
GỢI Ý
ĐỂ CHIA SẺ :
1.Chúa
Giêsu đã trở về quê hương Nagiarét vào
dịp nào ?
2.Chúa
đã tuyên bố điều gì ?
3.Người
Nagiarét trong Hội đường có đức tin hay không ?
4.Muốn
nhận ra Chúa phải làm gì ?
5.Điều
kiện tiên quyết để trở thành môn đệ của Chúa ?