Thấy Và Hành Động

CHÚA NHẬT 15 THƯỜNG NIÊN NĂM – C

Lc 10, 25-37

Hôm nay, chúng ta tự hỏi: "Ai là anh em của tôi?" (Lc 10,29). Chuyện về một số thầy người Do thái, thấy thầy Do thái kia thường vắng mặt vào buổi cầu nguyện thứ Bẩy hằng tuần. Ông nghi ngờ vị ấy có gì bí mật với Thiên Chúa, và các thầy Do thái nhóm họp bàn bạc với nhau, giao cho ông ta theo dõi người anh em… Thế là, ông tò mò tìm kiếm, thật xúc động, dõi theo người anh em đến một khu phố nghèo trong thành, nơi ấy ông nhìn thấy một thầy người Do thái đang dọn nhà cho một bà đang bị bại liệt, và ông thầy này đã đến phục vụ, chuẩn bị bữa cơm vào chiều thứ Bẩy cho bà. Khi điệp viên trở về, những thầy Do thái ở nhà đã hỏi: "Ông ấy ở đâu? ở trên trời, trên các tầng mây hay giữa các vì sao ?". Câu trả lời là : "Không, người anh em của chúng ta đã được đưa lên rất cao."

Yêu bằng hành động

Yêu người thân cận thể hiện bằng hành động cụ thể là cao cả nhất; đây là lúc mà tình yêu được thể hiện. Đừng bỏ đi qua! Nơi người nghèo, chỉ có mình Chúa Kitô kêu lên để thức tỉnh lòng bác ái nơi các môn đệ, Công đồng Vatican II trong một tài liệu đã chép : Làm "người Samaritanô" có nghĩa là thay đổi kế hoạch của mình ( "đến gần anh"), dành thời gian để ("chăm sóc anh ta") ... Điều này cũng đưa chúng đến xem xét các nhân vật của quán trọ, như thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói :"Người Samaritanô đã có thể làm mà không có chủ quán? Thật vậy, người chủ quán, người vô danh ấy, đã thi hành nhiệm vụ cách cao cả. Tất cả chúng ta cũng có thể hành xử như ông, hoàn thành nhiệm vụ của riêng mình với tinh thần phục vụ. Tất cả chúng ta đều có cơ hội, nhiều hay ít trực tiếp hay gián tiếp, để giúp đỡ những người cần giúp. Trung thành thi hành sứ vụ là yêu mến mọi người.

Hãy vứt bỏ sau lưng cái chưa cần thiết để đón nhận người đang cần đến chúng ta, (người Samaritanô nhân hậu) và ông chủ quán đã làm việc của mình với tình yêu, cả hai đều thể hiện tình yêu bằng việc làm cụ thể. Chúa Giêsu đã hỏi nhà thông : " Theo ông nghĩ, ai trong ba người đó là anh em của người bị rời vào tay bọn cướp?" Và bảo ông "Ông cũng hãy đi và làm như vậy " (Lc 10,36-37).

Chúa Giêsu chính là người Samaritanô

Chúa Giêsu Kitô tự nhân mình là người Samaritanô đi ngang qua, khi những người Pharisiêu xúc phạm Chúa và nói: "Ông là một người Samaritanô và là người bị quỷ ám" (Ga 8,48 ) ... Vậy người hành hương Samaritanô là chính Chúa Giêsu, vì Chúa Giêsu thực sự là một lữ hành đã gặp con người bị thương do tội lỗi, ma quỷ, thế gian tra tấn, đang nằm sõng soài trên mặt đất . Chúa đã không bỏ qua, bởi vì mục đích cuộc hành hương của Chúa nhằm để "viếng thăm chúng ta" (Lc 1,68.78). Người đã từ trời lữ hành xuống thế và cư ngụ giưax chúng ta. Người không chỉ "xuất hiện trên đất, nhưng còn sống và trò chuyện với con người" (Br 3,38) ...

Trên các vết thương của chúng ta Người đã rót rượu, rượu của Lời Chúa, và như mức độ nghiêm trọng của vết thương không thể chịu được, Người đã pha trộn rượu với dầu là sự êm dịu của Người và "tình yêu Người dành cho nhân loại" (Tit 3 4) ... Sau đó, dẫn con người đến quán trọ. Quán trọ ở đây là Giáo hội, Giáo hội đã trở thành nơi ở và nơi ẩn náu của toàn dân ... Chính Chúa Kitô ở trong Giáo hội, Người trao ban hồng ân... Quán trọ ở đây còn là nhà chầu có chủ quán là Chúa Giêsu đón mời. Các Thánh Tông Đồ và Các Mục Tử, Các Tiến Sĩ và những người kế vị tượng trưng cho chủ quán trọ… Các ngài chăm sóc bệnh nhân là chúng ta bằng Lời Chúa, Cựu Ước và Tân Ước, bằng Lề luật Thánh và các tiên tri.

Chúng ta hãy đến cùng Đức Trinh Nữ Maria, bởi Mẹ là mẫu gương sẽ giúp chúng ta khám phá ra nhu cầu của người khác, về tinh thần cũng như vật chất.

Lạy Chúa, mỗi lần chúng con thấy người anh em mắc nạn, xin giúp chúng con biết hành động thương xót anh em như Chúa đã thương xót chúng con. Amen.

 

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

 

 


Suy Niệm Lời Chúa Năm C