Đời Này Và Đời Sau
Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XXVI Năm – C
(Lc
16, 19-31)
Dụ
ngôn Đức Giêsu kể cho chúng ta hôm nay được xếp vào loại chú giải “các dụ
ngôn khủng hoảng đạo đức”, giúp chúng ta nhận ra rằng sau thời
gian của lòng thương xót là đến sự phán xét.
Cốt
truyện của dụ ngôn thật hợp lý hợp tình, từ việc dựng cảnh cho đến giới thiệu
các nhân vật, rồi cái kết bất ngờ, khiến chúng ta phải im lặng và suy nghĩ.
Chi
tiết “người phú hộ vận toàn gấm vóc, lụa
là, ngày ngày yến tiệc linh đình” (Lc 16,19) chứng tỏ đây là người không có
nhân đức chừng mực ; nhưng không nói ông đã làm giầu cách bất lương : ông
dùng của cải ông có. Tương phản với “anh
Lagiarô nghèo” (Lc16,20), gợi lên những chỉ trích phê bình. Người phú hộ, nếu
có điều kiện ông sẽ chè chén, đó là việc làm của ông ; nhưng ông không nhận
ra anh Lagiarô nghèo nằm ở cổng nhà mình là một điều không thể chấp nhận được.
Và Thiên Chúa toàn năng phán : “Khốn
cho các người là những kẻ phú quí ở Sion... vì chẳng thương hại gì đến nỗi băn
khoăn của Giuse” (Am 6, ).
Đời
sống ích kỷ khiến người giầu chỉ chú ý đến mình, qui mọi sự về mình, bị mắc kẹt
trong sự thờ ơ, trở thành tù nhân của nhà tù mạ vàng của chính mình, mù quáng
trước nhu cầu của người đồng loại, và điếc trước tiếng gọi của Thiên Chúa từ bi
nhân ái.
Sự
kiện bất ngờ ập đến nhà phú hộ và anh Lagiarô nghèo là cả hai cùng chết, cùng
chịu xét xử. Đức Giêsu cho thấy, bản án thật nghiêm khắc : người nghèo vui
mừng và đầy tràn hoan lạc, được đem vào lòng Abraham, vui mừng giữa triều thần
thánh. Còn nhà phú hộ được đem chôn vào lòng đất (x. Lc 16,22). Mỗi người bằng
bắt đầu cuộc sống của mình sau cái chết : người nghèo được tách khỏi thế gian
này, anh có thể được cất nhắc lên trời ; người giầu khám phá ra sự hư
không của một cuộc đời với những thú vui trần thế.
Thật
đáng ngạc nhiên khi tình thế hoàn toàn bị đảo ngược sau khi chết, cuộc đối thoại
giữa Abraham và người giầu khẳng định điều
đó : nhà phú hộ đau khổ tột cùng, ông nài xin Lagiarô cho ông một chút nước
để làm mát lưỡi. Thật không thể nào hiều nổi một ‘vực thẳm’ ngăn cách, khiến người ta không thể làm được một cử chỉ
nào với lòng thương xót . ‘Vực thẳm không
thể qua được này’ đề cập đến sự cần thiết phải hoán cải ngay lập tức. Lời
Chúa hôm nay thêm một động lực giúp ta thực hành Lời Chúa tuần trước là :
“Hãy dùng tiền của gian dối mà mua lấy bạn
hữu, để khi mất hết tiền bạc, thì họ sẽ đón tiếp các con vào chốn an nghỉ đời đời”
(Lc 16, 9).
Dụ
ngôn kết thúc, như một lời nhắc nhở hữu ích về ảo tưởng của sự giầu sang mà
tiên tri Amos đã loan báo trong bài đọc I. Tuy nhiên trong trình thuật, Đức
Giêsu lại làm nổi bật hơn, khi đưa ra một vấn đề thời sự khá bất ngờ, buộc người
nghe phải đặt mình trong tương quan với bản thân.
Nhà
phú hộ xin với Cha Abraham, nếu không bớt được đau khổ cho ông thì ít ra cũng cảnh
báo anh em ông khỏi rơi vào cảnh buồn tủi thế này. Câu trả lời của tổ phụ
Abraham nại đến “Môisen và các tiên tri”
sẽ thức tỉnh lương tâm họ : nhưng theo nhà phú hộ thì các chứng nhân Cựu Ước
không đủ để thức tỉnh anh em ông về sự quyến rũ của thế gian này. Nên ông nài nỉ :
“Nhưng nếu có ai đó trong kẻ chết hiện về
với họ, thì ắt họ sẽ hối cải” (Lc 16,30). Lời khước từ của Abraham khép lại
dụ ngôn ngay lập tức : “Nếu chúng không
chịu nghe Môisen và các tiên tri, thì cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng
chẳng chịu nghe đâu” (Lc 16,31).
Rõ
ràng : nếu chúng ta từ chối nghe lời Thiên Chúa không ngừng kêu gọi sám hối
ăn năn, cứ đóng kín lòng mình trong sự ích kỷ của cái tôi, chúng ta sẽ không thể
gia nhập cộng đoàn huynh đệ đã được Đức Kitô Phục sinh khai mở.
Cánh
cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót đang từ từ khép lại, thiết tưởng chúng ta cùng
nhau nghe lời dạy của Thánh Công Đồng Vaticanô II :
“Của cải trần gian là để cho mọi người hưởng
dụng. Thiên Chúa đã đặt định trái đất và mọi vật trên trái đất thuộc quyền xử dụng
của mọi người và mọi dân tộc. Chính vì thế, của cải được tạo dựng phải được
phân phối cho tất cả mọi người một cách hợp lý theo luật công bằng là luật đi
liền với bác ái. Dù chấp nhận bất cứ hình thức tư hữu nào đã được nhìn nhận bằng
các định chế hợp pháp của các dân tộc, tuy nhiên tùy theo hoàn cảnh khác biệt
và thay đổi, phải luôn luôn lưu ý đến mục đích chung hưởng của cải. Vì thế, khi
xử dụng của cải, con người phải coi của cải vất chất mà mình làm chủ một cách
chính đáng không chỉ như của riêng mình, nhưng còn là của chung nữa: nghĩa là,
của cải đó có thể sinh ích không những cho riêng mình mà còn cho cả người khác.
Vả lại, mọi người đều có quyền có một phần của cải đầy đủ cho mình và cho gia
đình mình. Các Giáo Phụ và các Tiến Sĩ Giáo Hội đã nghĩ như thế. Các ngài dạy rằng
mọi người có bổn phận phải nâng đỡ người nghèo và không phải chỉ giúp đỡ bằng của
dư thừa. Còn những người sống trong cảnh cùng quẫn cực độ, họ có quyền lấy ở của
cải người khác những gì cần thiết cho mình. Trước con số quá lớn những người
đói khổ trong thế giới, Thánh Công Ðồng thiết tha kêu gọi mọi người hoặc mọi
chính quyền hãy nhớ lại lời sau đây của các Giáo Phụ: “hãy cho kẻ sắp chết đói
của ăn, vì nếu không cho họ ăn tức là đã giết họ”. Tùy theo khả năng, họ nên thực
sự san sẻ và dùng của cải của mình đặc biệt để giúp phương tiện cho mỗi người
hoặc cả một dân tộc để chính họ có thể tự túc và phát triển”. (Gaudium et Spes) § 69.
Vậy,
hãy hướng nhìn về Chúa Giêsu, là nguồn gốc và cùng đích của đời sống đức tin,
và sống tình bác ái huynh đệ cho tới ngày chúng ta ra trước tòa Thiên Chúa, “là Chúa tể duy nhất, là Vua các vua, Chúa
các chúa,” đón chúng ta vào nhà Chúa, theo sự quan phòng nhân từ của Ngài đối
với chúng ta, qua Đức Giêsu Kitô…Nơi Người, mọi vinh quang và quyền lực dến
muôn đời. Amen !” (x. 1Tm 6,16)
Lm.
Antôn Nguyễn Văn Độ