Phải Cầu Nguyện Đừng Ngã Lòng
Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XXIX
Năm – C
(Lc
18, 1-8)
Bài Tin Mừng hôm nay bắt đầu : “Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn, dạy
các ông phải cầu nguyện luôn, đừng ngã lòng”. Dụ ngôn nói về một bà goá gây
phiền hà. Để trả lời cho câu hỏi “Chúng
ta phải cầu nguyện bao lâu?” Chúa Giêsu trả lời, “phải cầu nguyện luôn!” (Lc 18, 1-2).
Bà góa trong dụ ngôn tin chắc vào vụ kiện
của mình, khi
chứng tỏ rằng bà đáng được đền bù, nên không ngại đấu tranh vì điều đó, bà có đủ lý do để khiếu kiện, vì các thẩm phán hành động không theo
công lý, “họ không kính sợ Thiên Chúa,
cũng không kiêng nể người ta” (Lc
18, 3). Chúa Giêsu không ngại gọi ông là “vị thẩm phán bất lương” (Lc 18, 7), vị này không có ý định xử vụ bà góa kiện,
ông chẳng
thèm để ý đến vụ kiện của bà.
May thay, câu chuyện kết thúc tốt đẹp : từ chối mãi, cuối cùng ông mất kiên nhận
vì sự quấy rầy của bà, nên xét xử cho bà, để ông khỏi nhức óc.
Và Chúa
Giêsu phán : “Các con hãy nghe lời vị
thẩm phán bất lương đó nói”. Cuối cùng vị thẩm phán đó cũng mang lại công
lý, hơn nữa chúng ta chắc chắn rằng Thiên Chúa sẽ nghe lời chúng ta. Chúa Giêsu tuyên bố một cách long trọng rằng : “Thầy bảo các con, Chúa lại sẽ kíp giải oan cho họ” (Lc
18, 8).
Để chúng ta yên tâm Thánh Luca giải
thích rằng, “Chúa
Giêsu phán cùng các môn đệ một dụ ngôn, dạy các ông phải cầu nguyện luôn, đừng
ngã lòng (Lc 18, 1). Nguy cơ chán nản thất vọng, khiến chúng
ta ngã lòng là vì Thiên Chúa nhân lành không nhận lời chúng ta ngay? Nghĩa là
Thiên Chúa có thể trì hoãn đáp lời chúng ta. Đáng ngạc nhiên nhất Đức Giêsu bảo
chúng ta “phải luôn luôn cầu nguyện không
ngừng”, cần phải kiên trì.
Để giúp chúng ta giải quyết nghịch lý
này, phụng vụ cho chúng ta đọc sách Xuất Hành (17, 8-13) có Môisen cầu bầu cho
dân Israel trong trận chiến với người Amalec kẻ thù cha truyền con nối. Tình trạng
của dân Israel cũng giống như bà góa trong Tin Mừng (Lc 18, 1-8). Israel chiến thắng là do tác động
của Thiên Chúa chứ không chỉ bằng vũ lực của các chiến binh. Vì thế, khi nào
Môisen mệt mỏi, hạ tay xuống, thì Israel thua trần, còn nếu ông cứ giơ tay lên,
thì dân Israel thằng trận (Xh 17, 12). Thực tế cho thấy sức mạnh và sự kiên trì
cầu nguyện là chìa khóa để chiến thắng. Môisen đã thể hiện niềm tin của mình
vào Thiên Chúa công bình, khi cánh tay của ông giơ cao, dân chúng thấy sức mạnh
của lời cầu nguyện. Tóm lại, Bài đọc I
cho thấy niềm tin vào Thiên Chúa có thể đảo ngược những tình huống tuyệt vọng
nhất. Thiên Chúa ban ơn cách mau lẹ, Ngài mau đáp lời, nhưng một cuộc chiến vẫn
được thực hiện, ân sủng phải được thể hiện trong nhân loại, chúng ta cần có thời
gian để khám phá. Sự kiên trì cầu nguyện của con người và sự đáp trả từ từ của
Thiên Chúa không phải là mâu thuẫn.
Điểm này khai sáng trang Tin Mừng. “Thầy
bảo các con” Chúa Giêsu trả lời chúng ta. Đây không phải
là một câu hỏi nhưng một điều chắc chắn : Thiên Chúa nhân lành vẫn lo lắng và
ban cho con cái mọi điều chúng cần. Dụ ngôn giúp chúng ta hiểu những gì Chúa
quan tâm : “Nhưng khi Con Người đến, liệu
sẽ còn gặp được lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”. Thật vậy, Thiên Chúa sẽ
minh oan cho người Ngài tuyển chọn “kẻ
ngày đêm kêu cầu Ngài”. Trong số những người nghe dụ ngôn, làm thế nào “kêu
cầu cùng [Thiên Chúa ] ngày và đêm”? Đây là lý do tại sao chúng ta phải luôn
luôn cầu nguyện và kiên trì nữa để duy trì lòng tin của chúng ta!
Sự cầu nguyện, như tình yêu, không chịu
sự tính toán. Một người mẹ đâu có hỏi bà phải thường yêu con mình bao lâu, hay
là một người bạn đâu có hỏi mình phải yêu một người bạn bao lâu? Có thể có những
mức độ khác nhau trong sự cân nhắc đối với tình yêu, nhưng không có những khoảng
cách nhiều hay ít điều hòa hơn trong sự yêu đương. Với sự cầu nguyện cũng vậy.
Lý tưởng của sự cầu nguyện kiên trì này được thực hiện trong nhiều hình thức
bên phương Đông và phương Tây. Kitô giáo phương Đông thực hành điều ấy với Kinh
cầu nguyện Chúa Giêsu: “Lạy Chúa Giêsu
Kitô, xin thương xót con!”
Thánh Augustine dạy rằng bản chất của sự
cầu nguyện là sự ước muốn. Nếu sự ước muốn đối với Thiên Chúa là kiên trì, thì
sự cầu nguyện cũng vậy, nhưng nếu không có sự ước muốn nội tâm, bấy giờ bạn có
thể la hét nhiều như bạn muốn với Thiên Chúa thinh lặng.
Bây giờ, sự ước muốn bí mật đối với
Chúa, một công việc của trí nhớ, của nhu cầu đối với sự vô cùng, của sự tưởng
nhớ đến Chúa, có thể vẫn sống động, cả khi người ta có những sự khác phải làm:
“Cầu nguyện lâu giờ cũng không là một sự
như quì gối hay chấp tay lâu giờ. Cầu nguyện đúng hơn hệ tại sự đánh thức một sự
thúc đẩy kiên trì và thành kính tâm hồn đối với Đấng chúng ta cầu khẩn.”
Chính Chúa Giêsu cho chúng ta gương cầu
nguyện không ngừng. Người đã cầu nguyện ban ngày, ban chiều, sớm ban mai, và thỉnh
thoảng Người thức suốt đêm cầu nguyện. Sự cầu nguyện là sợi giây liên kết của
toàn diện sự sống của Người.
Nhưng gương Chúa Giêsu nói với chúng ta
một cái gì quan trọng khác. Chúng ta tự phỉnh gạt mình nếu chúng ta tưởng rằng
chúng ta có thể cầu nguyện luôn, biến sự cầu nguyện thành một thứ hơi thở của
linh hồn giữa sinh hoạt hằng ngày, nếu chúng ta không chỉ ra những thời gian ấn
định cho sự cầu nguyện, khi chúng ta tránh khỏi mọi sự bận việc khác.
Lạy Chúa Giê-su, xin hướng lòng chúng
con về với Chúa, giúp chúng con kiên trì cầu nguyện với Chúa không ngừng, xin
Chúa dạy chúng con cầu nguyện, để linh hồn, thể xác, trí khôn chúng con luôn hướng
về Chúa. Amen.
Lm.
Antôn Nguyễn Văn Độ