NIỀM VUI CỦA SỰ GẶP GỠ (Lc 1, 39- 45)
1 Tóm Lược Các Bài Đọc
Bài đọc một: Mk
5, 1- 4
Từ
nơi Bêlem Epratha, Thiên Chúa sẽ cho xuất hiện một vị có sứ vụ thống lãnh
Israel. Bây giờ những người sống sót sẽ trở về. Người sẽ dựa vào uy danh Thiên
Chúa mà đứng lên chăn dắt họ. Họ sẽ an cư lạc nghiệp, vì bấy giờ quyền lực của
Người sẽ trải rộng đến tận cùng cõi đất. Chính Người sẽ mang lại hòa bình.
Bài đọc hai: Dt
10, 5- 10
Khi
vào trần gian, Đức Giêsu nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, Chúa cũng chẳng
ưa thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bây giờ con liền thưa, này con đến để thực
thi ý Ngài. Thế là Đức Kitô bãi bỏ lễ tế cũ, mà thiết lập lễ tế mới. Nhờ đó,
chúng ta được thánh hóa nhờ Đức Giêsu Kitô đã hiến dâng mạng sống làm lễ tế, chỉ
một lần là đủ.
Bài đọc Tin Mừng: Lc
1, 39- 45
Hôm ấy
Đức Maria vội vã lên đường, đến một miền núi thuộc chi tộc Giuđa. Bà vào nhà
ông Dacaria và chào bà Elisabet. Vừa nghe tiếng Đức Maria chào thì đứa con
trong bụng bà Elisabet nhảy lên vui sướng và được đầy tràn Thánh thần, bà lớn
tiếng nói: Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ và người con em cưu mang cũng
được chúc phúc. Em thật có phúc vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người
đã nói với em.
2. Suy Niệm
Kinh
Kính Mừng mà chúng ta vẫn đọc thường ngày là một lời kinh tuyệt đẹp giúp tâm hồn
mỗi người luôn hướng về Chúa và không ngớt lời ca tụng tình thương cứu độ của
Ngài. Lời kinh này được rút ra từ lời của bà Elisabet đã vui sướng thốt lên khi
được Mẹ Maria viếng thăm: “Em được chúc
phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em cưu mang cũng được chúc phúc”
(Lc 1, 42). Mẹ Maria đến viếng thăm bà Elisabet không chỉ mang theo mình tình
thương máu mủ, mà trên hết, mang Chúa đến cho nhà chị họ. Nhờ đó, bà Elisabet rất
đỗi vui mừng, và hài nhi trong bụng cũng mừng vui khôn xiết, đến nỗi “nhảy lên”
trong bụng mẹ. Sự hiện diện của Mẹ Maria cùng với thai nhi Giêsu đã biến đổi
hai mẹ con bà Elisabet, khiến cả hai được đầy ơn Chúa Thánh thần vì nhận ra sự
hiện diện của Thiên Chúa nơi cuộc đời mình.
Tới
đây, chúng ta cùng nghe thánh Ambrosia nhận nói thật sâu sắc về biến cố này: “Bà Elisabet là người đầu tiên nghe tiếng
nói, nhưng Gioan lại là người đầu tiên cảm nhận được ân sủng. Bà mẹ theo lẽ tự
nhiên, nhưng cậu con trai nhảy mừng vì lẽ mầu nhiệm. Bà mẹ đón nhận Đức Maria đến
thăm, còn người con lại cảm thấy Chúa ngự đến. Phụ nữ tiếp đón phụ nữ, con trẻ
tiếp đón con trẻ. Hai bà mẹ nói với nhau những lời thân ái, còn hai người con lại
hoạt động ở bên trong làm cho các bà tăng thêm lòng yêu mến và nhờ phép lạ đó,
dưới sự thúc đẩy của hai người con, các bà cất tiếng ca tụng Thiên Chúa”. Niềm
vui của bà Elisabet và thai nhi Gioan có được không do bởi sự quan tâm đặc biệt
của Mẹ Maria, mà là nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Mẹ; điều này mang lại
niềm vui đích thực và sự bình an.
Trong
chiều hướng đó, Chúa cũng muốn mỗi người đến với người khác bằng hành trang của
Tin Mừng yêu thương. Có thế, chúng ta mới tránh được những cuộc gặp gỡ vô bổ,
và có nguy cơ đưa đến chia rẻ, hiềm khích nhau. Thực tế phũ phàng này, chúng ta
vẫn thường thấy trong cuộc sống: có những cuộc gặp gỡ chỉ để lợi dụng nhau, có
những cuộc gỡ chỉ biết nói xấu về người khác,
có những lần gặp gỡ để rồi cùng nhau dẫn đến con đường tội lỗi. Những hệ
lụy tiêu cực của các lần gặp gỡ này là do thiếu vắng sự hiện diện của Thiên
Chúa. Chúng ta gặp nhau chỉ để bàn thảo những gì có lợi cho bản thân, hay bới
móc những tật xấu để hạ nhục người khác. Sở dĩ có như thế, vì chúng ta đã đặt
Thiên Chúa vào một gốc khuất của cuộc sống để rồi trong các dư tính, gặp gỡ thiếu
đi tiếng nói của Ngài.
Là Kitô
hữu, chúng ta được mời gọi nhìn lại mẫu gương tuyệt vời của Mẹ Maria: mang Chúa
đến với những người mình gặp gỡ bằng một tình yêu chân thật để xoa dịu những nỗi
đau nơi tâm hồn và thể xác hầu giúp họ tìm lại sự an bình, niềm vui nội tâm và
xây dựng cuộc sống có ý nghĩa. Thiên Chúa muốn dùng bản thân chúng ta để đến với
tất cả mọi người: đến với những người thân thuộc để giúp đỡ và thương yêu; đến
với những ai đang mê muội để khuyên lơn,
cảnh tỉnh họ; đến với những người đau khổ để vỗ về và khuyến khích; đến với những
người bệnh tật, già yếu neo đơn để đồng hành và chăm sóc họ; đến với những con
người tội lỗi để dẫn đưa họ về nẻo đường cứu độ. Qua chúng ta, Thiên Chúa muốn
yêu thương người khác bằng trái tim của mình, muốn biểu lộ tình yêu cho họ. Nói
cách khác, Thiên Chúa muốn chúng ta trở thành hiện thân của tình yêu trao ban,
của sự bao dung và tha thứ với tất cả sự chân thành và quảng đại.
Lạy
Chúa, xin cho mỗi bước đi của chúng con đều để lại nơi cuộc đời này những dấu vết
của hy vọng, tha thứ, của sự bình an và hạnh phúc để trong mọi sự Thiên Chúa được
tôn vinh.
Montfort Nguyễn Xuân Pháp. Ocist