MÙA CHAY THÁNH, MÙA TẬP
LUYỆN CHIẾN ĐẤU THIÊNG LIÊNG
SUY NIỆM THỨ TƯ LỄ TRO
(Mt 6, 1-6; 16-18)
Lễ
Tro, khai mạc Mùa Chay Năm Thánh Lòng Thương Xót, bằng nghi thức làm phép tro
và mỗi người nhận tro trên đầu, cùng lúc đó sẽ nghe được một trong hai câu Lời
Chúa: Hãy ăn năn sám hối và đón nhận Tin Mừng, hoặc: Ta là thân cát bụi sẽ trở
về cát bụi (SLRM).
Mỗi
khi Mùa Chay về, chúng ta nghe văng vẳng bên tai lời Chúa mời gọi: “Các ngươi hãy thật lòng trở về với
Ta trong chay tịnh, nước mắt và than van” (Joel
2, 12).
Như
thế, hai ý tưởng trong Mùa Chay Thánh luôn song hành với nhau, thứ nhất: chúng
ta là những con người yếu đuối, tội lỗi; thứ hai: Thiên Chúa là Người Cha giàu
lòng thương xót, Ngài luôn yêu thương chúng ta, Ngài sẵn sàng tha thứ và ban
cho chúng ta sức mạnh với tình thương. Vì yếu đuối nên cần đến ơn Chúa, vì tội
lỗi nên muốn được Chúa thứ tha, nhưng để lãnh nhận được ơn tha thứ thì cẩn phải
trở về với Thiên Chúa trong cầu nguyện, trong chay tịnh và nước mắt, hướng tới
tha nhân. Đó là ba việc phải làm trong Mùa Chay Thánh.
Ăn
chay
Cầu
nguyện
Và
bố thí
Là
ba việc cần phải làm trong Mùa Chay, vì nó diễn tả ba chiều kích, ba mối tương
quan giữa đương sự với Thiên Chúa và với anh em. Tương quan với Thiên Chúa là cầu
nguyện, với tha nhân là bố thí và với chính mình là ăn chay. Ba tương quan này
đồng hành với nhau và thể hiện cùng một lúc trong đời sống thường nhật của người
kitô hữu.
Để
ba tương quan này gắn kết với nhau, điều kiện đã được Chúa Giêsu nói rõ đó là:
nội tâm. Những việc chúng ta làm trong Mùa Chay xuất phát từ sâu thẳm của tâm hồn
hướng lên Thiên Chúa và hướng đến anh em, chứ không phải là hình thức bên
ngoài. Vì thế, ăn chay, cầu nguyện cũng như bố thí là những việc được làm vì đẹp
lòng Chúa, chứ không phải cho người ta thấy.
Trước
hết phải khiêm nhường
Ăn
chay, tiếng La tinh là jejunium, nghĩa là: “Tự nhịn bất kỳ thức ăn nào”.
Khi nhịn chay, con người nhận ra mình lệ thuộc vào Thiên Chúa, “hạ mình”
trước mặt Chúa, vì cảm thấy mình mỏng giòn, yếu đuối như tác giả Thánh vịnh
nói: “Phần tôi, những ngày chúng đau yếu, tôi đã từng khoác áo nhặm vào thân, lại
ăn chay để hãm mình phạt xác, lòng tôi ấp ủ câu kinh lời nguyện” (Tv 34, 13).
Khiêm
nhường khi ăn chay còn để Chúa thấy rằng chúng ta chẳng là gì nếu không có Chúa
và thiết tha kêu cầu Chúa: “Bấy giờ tất cả con cái Ít-ra-en và toàn dân đã
lên Bết Ên; họ ngồi khóc tại đây trước nhan Ðức Chúa. Hôm ấy họ ăn chay cho đến
chiều. Rồi họ dâng lễ toàn thiêu và lễ kỳ an lên trước nhan Ðức Chúa” (x.
Tl 20, 26); “Vua Ða-vít cầu khẩn Thiên Chúa cho đứa trẻ, vua ăn chay nhiệm
nhặt, và khi về nhà ngủ đêm thì nằm dưới đất; Vua trả lời: “Bao lâu đứa bé còn
sống, ta ăn chay và khóc lóc vì ta tự bảo: “Biết đâu Ðức Chúa sẽ thương xót ta
và đứa bé sẽ sống! ” (2S 12,
16.22), nhất là nhận biết mình là tội lỗi, là hư vô và cầu xin ơn Chúa tha: “Tôi
ăn chay, mặc áo vải thô và rắc tro lên đầu rồi ngẩng mặt lên Chúa Thượng là
Thiên Chúa, để dâng lời khẩn nguyện nài van” (Dn 9, 3). Việc giữ chay thể
xác chỉ có ý nghĩa khi nhịn ăn đi kèm với việc trách xa tội lỗi: “Chúng nói:
“Chúng tôi ăn chay, sao Ngài không thấy, chúng tôi hãm mình, sao Ngài chẳng
hay?”... Phải chăng đó là cách ăn chay mà Ta ưa chuộng trong ngày con
người phải thực hành khổ chế? Cúi rạp đầu như cây sậy cây lau, nằm trên vải thô
và tro bụi, phải chăng như thế mà gọi là ăn chay trong ngày các ngươi muốn đẹp
lòng Ðức Chúa? Cách ăn chay mà Ta ưa thích chẳng phải là thế này sao: mở xiềng
xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc,trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi
gông cùm?” (x. Is 58, 1-12), nếu không nó chỉ là phô trương.
Đừng
phô trương
Chính
Chúa Giêsu đã cảnh báo: “Các người hãy cẩn thận, đừng phô trương công đức trước
mặt người ta để cho thiên hạ trông thấy…khi các người bố thí, thì đừng thổi loa
báo trước, như bọn giả hình làm ở nơi hội đường và phố xá, để cho người ta ca tụng…
Các ngươi có bố thì, thì làm sao đừng để tay trái biết việc tay phải làm, để việc
ngươi bố thí được giữ kín. Và Cha ngươi, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công
cho người” (Mt 6, 1-6).
Trong
Kinh Thánh, Chúa tố cáo mạnh nhất cái vẻ bề ngoài, hay là giả hình. Vi khi giả
hình, con người giáng cấp Thiên Chúa, họ đặt Ngài xuống hàng thứ hai, đặt tạo vật,
công chúng lên chỗ nhất: “Người phàm chỉ
thấy điều mắt thấy, còn Đức Chúa thí thấy tận đáy lòng” (1Sm 16, 7). Trau dồi
dáng vẻ bên ngoài của chúng ta hơn tâm hồn chúng ta có nghĩa là coi người phàm
trọng hơn Thiên Chúa.
Như
vậy, vẻ bề ngoài hay sự giả hình tự bản chất là một sự thiếu đức tin: nhưng đó
cũng là một sự thiếu đức bác ái đối với tha nhân theo nghĩa nó có xu hướng qui
những con người thành những kẻ say mê. Sự giả hình không công nhận phẩm giá
thích đáng của họ, nhưng thấy họ tùy thuộc hình ảnh của chính mình. Thiếu đức
tin và thiếu đức bác ái, việc làm sẽ trở nên vô ích, nên không có được công
phúc gì.
Thực
hành bác ái
Để
sống Mùa Chay trong Năm Thánh này một cách mạnh mẽ hơn như là khoảng thời gian
đặt biệt để cử hành và cảm nghiệm Lòng Thương Xót Chúa. Đức Thánh Cha mời gọi mọi
người hăng say lắng nghe lời Chúa và khích lệ sáng kiến “24 giờ cho Chúa”.Xem ra con
người ngày càng ích kỷ, đến nỗi Đức Thánh Cha gọi đó là sự “thờ ơ toàn cầu
hóa”. Xóa bỏ sự thờ ơ là điều Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh trong Năm
Thánh Lòng Thương Xót. Ngài
viết: “Chúng ta đừng sa vào thái độ thờ ơ lãnh đạm … đừng rơi vào trong thói
quen đánh mất cảm xúc…” (x.Misericordiae
Vultus số 15).
Đức
Thánh Cha đề nghị mỗi tín hữu : “Trong Năm Toàn Xá này, Giáo hội còn được mời
gọi hơn nữa trong việc chữa trị những vết thương ấy, hầu xoa dịu những vết
thương ấy bằng dầu ủi an, băng bó những vết thương ấy bằng Lòng Thương Xót, và
chữa lành những vết thương ấy bằng tình liên đới và sự kính trọng có tính bổn
phận… Chúng ta hãy mở cặp mắt mình ra để nhìn thấy những nỗi khốn cùng của thế
giới này, những vết thương của rất nhiều anh chị em mà họ đang bị cướp đi phẩm
giá của họ” (x.Misericordiae
Vultus số 15). Và ngài ao ước : “Ước gì đôi tay của chúng ta có thể
nắm lấy đôi tay của họ cũng như có thể kéo họ lại gần với chúng ta, hầu cho họ
cảm nghiệm được hơi ấm từ sự hiện diện, từ tình bằng hữu, từ tình huynh đệ của
chúng ta. Ước chi tiếng kêu của họ có thể trở thành tiếng kêu của chúng ta, và
ước chi chúng ta có thể cùng nhau giật sập mọi hàng rào ngăn cách của tính thờ
ơ lãnh đạm mà chúng ta ưa thích tự nguyện trao thân cho nó hầu che giấu thói giả
hình và sự ích kỷ của chúng ta. Cha mong muốn một cách khẩn khoản rằng, trong
năm Toàn Xá này, các Ki-tô hữu sẽ suy tư về các công việc của Lòng Thương Xót:
Thương Người Có Mười Bốn Mối. Việc đó sẽ trở thành một hình thức nhằm đánh thức
lương tâm của chúng ta, mà lương tâm ấy thường hay bị ngủ thiếp đi trước tấn bi
kịch của sự nghèo túng, cũng như càng ngày càng tiến vào trong trung tâm của
Tin Mừng, mà trong đó, người nghèo chính là những người được Lòng Thương Xót của
Thiên Chúa ưu ái hơn” (x.Misericordiae
Vultus số 15).
Để
sống đức ái trọn vẹn, mọi thành phần dân Chúa cần thực hành đề nghị của Đức
Thánh Cha. Xin Chúa Thánh Thần nâng đỡ những quyết tâm của chúng ta trong
suốt hành trình của Mùa Chay Thánh này cho nên. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ