NGƯỜI
CHA NHÂN HẬU
Linh
mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
CHÚA
NHẬT IV MÙA CHAY, năm C
Lc
15,1-3.11-32
Các bài
đọc Chúa nhật IV Mùa Chay, năm C, đặc biệt bài Tin Mừng của thánh Luca nói lên
Lòng Thương Xót của Thiên Chúa Cha. Hình ảnh người Cha bao dung, nhân từ gây ấn
tượng mạnh mẽ nơi tâm hồn của nhiều người khiến con người, nhân loại và mỗi
người có đức tin phải hồi tâm suy nghĩ…Tâm tình đổi mới, hoán cải là điều cần
thiết để người môn đệ của Chúa gần gũi Chúa…
Đọc Tin
Mừng của thánh Luca luôn luôn chúng ta bắt gặp đôi mắt hiền từ của Chúa. Đôi
mắt đã nhìn Vua Đa Vít, ánh mắt đã nhìn Phêrô…Anh mắt đã làm cho Vua Đavít phải
hối cải khi nhận ra con người phản nghịch, tội lỗi của mình. Đôi mắt dịu hiền,
đầy cảm thương đã khiến Phêrô gục đầu khóc lóc hồi tâm, quay trở về với Chúa.
Chúng ta nhận ra tấm lòng yêu thương, nhân hậu của Thiên Chúa Cha đã được Đức
Giêsu tỏ bầy trong dụ ngôn “ Người Cha nhân hậu “. Lòng thương xót của người
Cha được diễn tả nơi tấm lòng đầy xót thương của mình. Tin Mừng của thánh Luca
ở đây cho hay :” Người Cha không tiếc xót với con, đã chia gia tài cho người
con thứ tuy biết con mình đua đòi, biếng nhác, nhưng người Cha đã sẵn sàng trao
sòng phẳng phần gia sản cho người con thứ. Tin Mừng cho hay:” Người con thứ
trẩy đi phương xa, khuất bóng người Cha, ở nơi xa xôi, người con thứ đã phung
phí hết tiền bạc, tài sản Cha mình chia cho đến nỗi người con lâm vào cảnh khốn
quẫn. Nó đi làm công và ông chủ bắt nó đi chăn heo ở ngoài đồng. Sự dí dỏm của
Tin Mừng cho thấy người con này muốn ăn cả cám heo để thốn cho đầy bụng vì
những cơn đói hoành hành, nhưng cám heo cũng chẳng đủ để khỏa lấp cơn đói của
nó…Lúc đó, người con thứ mới nhớ lại :” Ở nhà của Cha nó, của cải dư dật, thức
ăn luôn đầy…Nếu cứ ở đây chắc nó sẽ chết đói “. Lòng nhân từ của người Cha được
diễn tả rất thâm thúy :” Người con thứ trở về, người Cha không trách móc, không
nghiêm nghị, không từ con…trái lại khi thấy dáng cậu ta từ xa, ông đã chạy tới
( đây là hành động đi bước trước của Cha, ông không để cho người con phải ngượng
nghịu, khó xử…). Ông đã làm một cử chỉ đẹp tuyệt vời : chạy lại, ôm chầm lấy
đứa con, hôn hít, vui sướng đến chảy nước mắt ròng ròng…
Lòng
nhân từ đã làm cho người Cha quên đi tất cả khi người con hoang trở về, giờ đây
trước mặt Cha già chỉ là đứa con đáng thương, đứa con mà người Cha hằng mong
đợi mỏi mòn. Đứa con mà ông tưởng đã chết, nay lại tìm thấy. Ông vui mừng mở
tiệc ăn mừng, hân hoan đàn ca múa hát. Vì con ông đã mất nay lại tìm được. Ông
vui sướng cùng với tất cả khách mời dự tiệc hôm nay…Thái độ của người anh cả :
nổi giận, trách móc Cha già đến nỗi người Cha phải ra tận cổng phân trần, năn nỉ, anh ta mới chịu vào
nhà…
Đây là
câu chuyện rất đẹp nói về Lòng Thương Xót, nhân từ của người Cha. Lòng nhân từ
của một Thiên Chúa giầu tình thương, đầy lòng nhân hậu, chậm bất bình và hết
mực khoan dung. Người Cha dùng tình thương hơn là dùng hình phạt, dùng sự hiền
từ hơn là sự nổi giận…
Câu
chuyện của thánh Luca nói về người con hoang đàng diễn tả hai thái độ của hai
người con. Người anh cả tuy sống trong nhà với Cha nhưng trái tim anh ở ngoài,
anh sống ích kỷ, cố chấp, không thứ tha. Anh không cảm thông với nỗi khốn khô
của em. Anh không hiểu được sự can đảm, khiêm nhường quay trở về của người em
mình! Người anh cả đại diện cho nhóm Kinh sư, Pharisêu luôn cho mình là đạo
đức, tự mãn coi mình là trung tâm là hơn người (xem du ngôn hai người lên đền
thờ cầu nguyện ).Các nhóm này luôn coi mình được hưởng ơn cứu độ và những người
khác tội lỗi nên phải chết vv…
Vâng,
cả hai người anh cả, người con thứ đều phải quay về, đều phải hồi tâm sám hối,
đều phải đổi mới, và bước vào nhà Cha, ẩn nấp trong trái tim đầy yêu thương của
Cha.
Thiên
Chúa luôn chờ đợi con người quay trở về với Ngài để lãnh nhận ơn tha thứ, lòng
thương xót của Ngài…Mùa chay là cơ hội, là dịp thuận tiện để con người trở về
với Chúa. Những phương thế : ăn chay, cầu nguyện, làm phước bố thí là những
phương thế cần thiết để con người sống lành, sống thánh.
Lạy
Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con trái tim rộng mở để chúng con luôn cảm thông,
tha thứ và yêu thương tha nhân. Xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con
:” Yêu như Chúa yêu “. Amen.
GỢI Ý
ĐỂ CHIA SẺ :
1.Thái
độ của người con thứ khi phung phí hết tài sản Cha chia cho?
2.Thái
độ của người anh cả khi nghe gia nhân báo tin em của anh đã trở về bình an ?
3.Thái
độ của người Cha già ?
4.Đoạn
Tin Mừng hôm nay dạy chúng ta điều gì ?