THIÊN
CHÚA BA NGÔI : CHA, CON VÀ THÁNH THẦN
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
LỄ
CHÚA BA NGÔI, năm C
Mt
28,16-20
Mầu
nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm vượt quá trí khôn của con người. Nên,
nếu dùng suy nghĩ tư nhiên, chúng ta sẽ không thể nào hiểu được mầu nhiệm cao
cả này. Chính nhờ cầu nguyện, mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi mới hoạt động tích cực
trong đời sống thường ngày của chúng ta. Sách Giáo Lý Công Giáo, số 66 viết :”
Chúng ta không phải chờ đợi một mặc khải công khai mới nào khác nữa trước ngày
Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta tỏ mình ra trong vinh quang, và theo Công Đồng
Vaticanô II thì “ Người là Đấng Trung Gian và đồng thời là sự viên mãn của toàn
thể mặc khải “.
Chúng
ta thử trở về Thánh Kinh, xem Kinh Thánh nói gì về Chúa Ba Ngôi ? Đọc Phúc Âm,
đặc biệt Tin Mừng của Thánh Gioan, chung ta thường bắt gặp những bản văn qui
chiếu về Chúa Ba Ngôi nhiều nhất, phong phú nhất.Trong Tin Mừng của Thánh
Gioan, Chúa Giêsu thường nhắc đến Cha của Người, đồng thời cũng nhắc đến Chúa
Thánh Thần, Đấng sẽ đến sau Ngài. Nhưng bản văn nổi tiếng nói về Chúa Ba Ngôi,
lại là bản văn của Thánh Matthêu mà chúng ta đọc hôm nay. Chúa Giêsu nói các
môn đệ :” Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa
cho họ, nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần “ ( Mt 28, 19 ).Còn bản
văn xem ra sống động nhất, chúng ta lại tìm gặp trong Thánh Máccô. Trong bản
văn Mc 1, 11, chúng ta nhận ra, ngay sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa, Thánh
Thần Chúa lấy hình chim bồ câu, đậu xuống trên Người và từ trời có tiếng Chúa
Cha vọng xuống :” Con là Con yêu dấu của Ta “. Tiếng nói vọng xuống từ trời
cao, chim bồ câu và Đức Giêsu tạo nên một bức tranh thật sinh động. Tuy nhiên,
là một sử gia, một nhà văn, Thánh Luca cho chúng ta nhận ra Mầu Nhiệm Chúa Ba
Ngôi một cách thật lôi cuốn. Thánh Luca cho chúng ta thấy viễn cảnh của lịch sử
cứu độ. Thời Cựu Ước theo Thánh Luca là kỷ nguyên chúa Chúa Cha, thời kỳ loan
báo Tin Mừng là kỷ nguyên thuộc về Chúa Con, và thời kỳ sau cùng được khởi đầu
với lễ Ngũ Tuần, là thời kỳ của Chúa Thánh Thần.
Thánh
Phaolô cũng nhiều lần đề cập tới Chúa Ba Ngôi trong các thư của Ngài. Đoạn kết
của thư thứ 2 gửi tín hữu
Côrintô
là đoạn văn rất nổi tiếng, đã được Giáo Hội phổ biến một cách rộng rãi:” Nguyện xin ân sủng của Đức Giêsu Kitô, Chúa
chúng ta, tình yêu của Chúa Con và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng anh
em “ ( 2 Co 13,13 ). Hội Thánh, đặc biệt các Thần Học gia, các Thánh đã dùng
nhiều hinh ảnh để diễn tả Chúa Ba Ngôi để cho giáo dân dễ hiểu, dễ tiếp thu
hơn.
Vâng, Mầu
nhiệm Chúa Ba Ngôi là Mầu nhiệm do Chúa Mặc khải, chỉ có đức tin chúng ta mới
hiểu và tin nhận Mầu nhiệm Chúa Ba
Ngôi.
Sống
Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là sống hiệp thông, quảng đại, chia sẻ, là ở lại trong
Tình Yêu bởi vì Tình Yêu là Thiên Chúa và Thiên Chúa là Tình Yêu như Thánh
Gioan định nghĩa.
Mỗi lần
đọc Kinh Tin Kính, Sáng Danh là mỗi lần chúng ta tin nhận Một Chúa Ba Ngôi. Mỗi
ngày chúng ta vì dấu Thánh Giá trên thân xác chúng ta nhiều lần. Đây là dấu chỉ
chúng ta tuyên xưng Chúa Ba Ngôi. Chúng ta đã nhận lãnh phép rửa nhân danh Chúa
ba Ngôi. Lời của Chúa sai các môn đệ trước khi Ngài về trời :” Các con hãy đi
khắp cùng thế giới.Ai tin, các con hãy làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con
và Thánh Thần “, cũng là lời Chúa đang truyền cho mỗi người chúng ta.
Lạy
Chúa Giêsu, Chúa đã mặc khải Chúa Ba Ngôi cho các Tông đồ, cho nhân loại và cho
chúng con.Xin Chúa giúp con luôn biết phục vụ Chúa, phục vụ tha nhân để Chúa Ba Ngôi được nhiều người nhận biết.Amen.
GỢI Ý
ĐỂ CHIA SẺ :
1.Ai đã
Mặc khải Chúa Ba Ngôi ?
2.Hình
ảnh tiếng nói,chim bồ câu, và Chúa Giêsu chúng ta đọc thấy nơi bản văn của
Thánh nào ?
3.Đoạn
nổi tiếng nói về Chúa Ba Ngôi của Thánh Phaolô được rút ra nơi thư nào ?
4.Đức
tin của chúng ta được ai hướng dẫn hằng ngày ?
5.Vai
trò của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội ?