Mùng Một Tết Con Lợn
(Mt 6, 25 - 34)
Anh chị em thân mến,
Chào năm mới,
Chúng ta họp nhau họp
nhau đây những giờ phút đầu tiên của Năm Mới, để cầu xin Thiên Chúa tuôn đổ
phúc lành xuống cho tất cả chúng ta trong suốt cả Năm Mới này. Đầu
Năm Mới gặp
nhau, ai trong chúng ta cũng cầu chúc cho nhau được sức khoẻ dồi dào, bình an, hạnh phúc. Chúc nhau đong đầy hạnh phúc, xuân
sang đắc lộc, gia đình hạnh phúc, vạn sự cát tường v.v… tựu chung lại là cầu
mong cho nhau được muôn phần an lành, ước cho nhau những điều tốt
đẹp.
Nguyện
cầu và ký thác
Năm Mới, chúng ta muốn mọi sự cũ phải được qua
đi, cái mới, cái đẹp phải tỏa sáng. Vậy thì trong thánh lễ tân niên này, chúng
ta hãy đặt tin tưởng, cậy trông và phó thác vào Chúa là nguồn mạch mọi ơn mọi
phúc. Mọi sự tốt lành đều do Chúa, bởi Chúa mà ra, nên thánh vịnh gia khuyên
chúng ta : “Hãy ký thác đường đời cho
Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay” (Tv 37,5). Chúa là Nguyên thủy và là Cùng đích của đời chúng ta, chúng ta cùng cầu xin Chúa :
“Lạy Thiên Chúa là Đấng vô thủy vô chung, là căn nguyên và cùng đích vạn vật…
chúng con hướng tâm hồn lên Chúa. Cúi xin Chúa rộng ban cho chúng con một năm dồi
dào phúc lộc, và đầy lòng hăng hái làm việc lành để tôn vinh danh thánh” .
Lời Thánh vịnh 133,3 mới đẹp làm sao, chúng ta nguyện cầu cho nhau : “Cúi
xin Đấng tạo thành trời đất, xuống cho đoàn con muôn ngàn phúc cả từ núi thánh
Sion” ( Tv 133, 3 ).
Quả thật, Chúa là Thiên Chúa Tình Yêu,
Ngài yêu thương con người và hằng mong muốn con người được bình an hạnh phúc
ngay từ khi tạo dựng con người, nên Ngài sẵn sàng chúc phúc cho chúng ta. Ngài
vui khi nhìn thấy chúng ta mạnh khoẻ, cả về thể xác lẫn tâm hồn. Cha mẹ nào mà
không vui khi thấy con cái mình lớn lên, khôn ngoan, khoẻ mạnh, huống chi là
Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên chúng ta, không để chúng ta hư không đời, mà lại
sinh ra ta cho ta được làm người…lại cho Ngôi Hai Xuống thế làm người để cứu độ,
giải thoát ta khỏi mọi tội lỗi và sự dữ, cứu chúng ta khỏi án phạt đời đời thì
càng muốn chúng ta thanh nhàn vui vẻ đời đời.
“Các
con chớ áy náy về ngày mai” (Mt 6, 34). Chúa luôn muốn mọi người nghĩ đến
cùng đích của cuộc sống mình. Tương lai mỗi người đều nằm trong tay quyền năng
và sự quan phòng của Thiên Chúa.Với tình thương và lòng nhân hậu của Ngài,
chúng ta luôn tin tưởng và phó thác, bởi Ngài là người Cha luôn muốn những điều
tốt nhất cho con cái. Lo lắng, bận rộn, tất bật làm việc để tích luỹ và để bảo
đảm cho tương lai..tất cả đều tốt và cần thiết, nhưng cũng nên nhớ một điều “nếu như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả
cũng là uổng công” (x. Tv 127,1). Hãy làm tốt bao nhiêu có thể, những bổn
phận và trách nhiệm của mình, phần còn lại hãy phó thác trong tay quan phòng của
Thiên Chúa. Ngài sẽ hoàn tất những gì còn lại.
Ngày đầu năm chúng ta thường chúc nhau.
. Phúc, lộc, thọ.
. Phú, qúi, thọ, khang, ninh.
. Đa tử, đa tôn, đa phú qúi.
. Thăng quan tiến chức
. Buôn may bán đắt, nhất bán vạn lợi, một
vốn bốn lời.
Đối với các cha chúng ta thường chúc:
. Thánh thiện,
. Khôn ngoan,
. Khỏe mạnh.
Thi sĩ Trần tế Xương lại chúc :
Bắt chước ai ta chúc mấy lời :
Chúc ai sống ra cái con người.
Năm “Hợi”, năm con lợn
Năm Mới chúng ta vừa bước vào theo văn hóa
Đông Phương gọi là năm Kỷ Hợi, năm mang con lợn. Hợi là con lợn, miền Nam gọi là con heo.
Không biết từ bao giờ mà hai miền có hai tên gọi khác nhau như vậy để chỉ một
con vật. Từ điển Việt -Bồ - La (1651) đã viết về sự khác nhau này : “Heo, con heo: con heo. Tốt hơn, con lợn. Lợn:
con lợn, con heo. Cùng một nghĩa”.
Lợn là con vật gần gũi với đời sống con
người, hình ảnh của nó đã đi vào thơ ca, ca dao, hội họa dân gian, và là một biểu
tượng văn hóa. Lợn được vẽ trong tranh, khắc ở cột đình làng, thông dụng là con
heo đất. Trước Tết, lợn đã được nhiều nghệ nhân đắp vẽ và trang trí cho đủ màu
sắc bán rất đắt tùy mẫu mã, nguyên liệu.
Trong tâm thức người Việt, tượng trưng
cho sự may mắn, sung túc, ấm no và an nhàn, nên mới có câu : “Tuổi Hợi nằm đợi mà ăn”. Dân gian cho rằng,
người tuổi lợn rất thông minh, sống hào hiệp, tốt bụng, nóng tính nhưng siêng
năng và chịu lắng nghe, lạc quan, nhàn hạ, không vội vã, ít khi phải lo lắng về
tiền bạc. Gặp khó, người tuổi “lợn” mới có dịp chứng tỏ cho mọi người thấy cái
tài “xử lý” độc đáo của mình. Vì bản chất vui vẻ hòa nhã, thành thực, nên họ là
người có thể tin cậy trong lúc lâm nguy. Người tuổi “lợn” không lo ế vợ ế chồng!
vì người tuổi này hiểu rõ ý muốn của “đối tượng !” Tưởng Giới Thạch (Đài Loan,)
Thủ Tướng Lý Quang Diệu (Tân Gia Ba) và Thống Đốc Arnold Schwarzenegger (California,
USA), cả 3 người đều tuổi “lợn.”
Tuy nhiên, không rõ nguyên do từ đâu mà
người ta thường khinh con lợn và hay nói theo quán tính cứ xấu là gán cho lợn. Ở
Việt Nam, dù được xem là biểu tượng của sự may mắn và trù phú, nhưng trong dân
gian lợi vẫn mang nhiều hình tượng tiêu cực. Nói đến lợn là người ta nói đến
tính lười biếng (lười như lợn), ham ăn, bẩn thỉu, và dốt như lợn. Thật mất công
bằng, bởi từ nguyên thủy Thiên Chúa tạo dựng mọi sự và Ngài thấy là tốt đẹp, kể
cả con lợn.
Trong tất cả các loại thịt thì thịt lợn
là được dùng nhiều nhất và có thể chế biến ra hàng trăm món khác nhau, ví dụ
như : giò heo, da heo, tai heo, lòng heo ...
từ tiệc sang cho đến bửa cơm thường. Các đám cưới hỏi, cúng đình ... thì
không thể vắng mặt heo.
Bài học từ năm con lợn
Chuyện kể rằng, có một hôm lợn hỏi bò: “
Bò ơi bò, tại sao mọi người đều yêu quý cậu, đối xử tử tế với cậu và nghĩ rằng
cậu hào phóng chỉ vì hàng ngày cậu cho người ta sữa? Còn tớ đây, tớ cho mọi người
hết : thịt để làm nhiều món, cả da, cả tim gan, cả lông cứng… Thế mà không một
ai biết ơn tớ! Chẳng hiểu sao nữa?”
Chúng ta có biết bò trả lời sao
không ? Bò đã trả lời rằng: “Có thể vì bò cho người ta trong khi bò vẫn còn sống”.
Câu chuyện trên trả lời cho một người giầu
có đã từng thốt lên như thế này : Chẳng hiểu sao mọi người đều gọi tôi là
keo kiệt trong khi họ thừa biết là sau khi tôi chết tôi sẽ để lại tất cả cho xã
hội?
Hay là câu chuyện “Lợn cưới áo mới ”, giúp
người đọc rút ra được nhiều bài học ý nghĩa sâu sắc. Trước hết, lên án, phê
phán đối với những kẻ khoác loác, khoe khoang một cách lố bịch và nhắc nhở
chúng ta không nên a dua và học tập theo những kẻ hợm hĩnh. Đồng thời khuyên
con người ta nên học đức tính khiêm tốn, luôn không ngừng học tập và rèn luyện
để trau dồi bản thân, không nên có chút tự cao về những gì mình đang có. Và hiểu
rằng, giá trị con người không nằm ở những kẻ thích chỉ trích, và lại càng không
năm ở những kẻ thích ngồi phán xét người khác. Thước đo giá trị của con người
chính là trí thức, tài năng, đóng góp và cống hiến của bản thân đối với cộng đồng,
xã hội khi sống. Còn những thứ như tiền bạc, địa vị chỉ là phù du, không đáng
đem ra để đánh giá con người.
Nhân dịp năm Kỷ Hợi, cầu chúc mọi người
Năm Mới nhiều sức khỏe, khang an, thịnh vượng, phát đạt, thăng tiến về tinh thần
cũng như vật chất nhờ hồng ân Thiên Chúa là Chúa Xuân tặng ban. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ