CHÚA
NHẬT THỨ 4 THƯỜNG NIÊN, NĂM C
NGUYÊN
NHÂN ĐỨC GIÊSU BỊ KHƯỚC TỪ TẠI QUÊ HƯƠNG
(Gr 1,4-5,17-19; 1 Cr 12,31-13,13; Lc 4,21-30)
Ở
đời người ta vẫn thường nói: “Bụt nhà
không thiêng”, để nói lên thái độ khinh thường những gì là gần gũi. Nguyên
nhân dẫn đến thái độ trên chính là do thói kiêu ngạo, tự mãn...
Thật
vậy, kiêu ngạo là đầu mối sinh ra mọi giống tội.
Trong
lịch sử cứu độ, chúng ta thấy rất nhiều thái độ kiêu ngạo đã từng xảy ra. Chẳng
hạn như:
Lucifer
đã muốn bằng Thiên Chúa; Adam và Eva đã chống lại lệnh truyền Người (x St 3,
1-20). Dân chúng muôn xây tháp Babel chọc trời...(x. St 11, 1-9).
Tuy
nhiên, những điều tưởng chừng như thay thế Thiên Chúa, thì lại là mối họa cho
con người, bởi lẽ nó được khởi xướng từ Ma Quỷ, qua thái độ kiêu ngạo.
Vì
thế, không lạ gì, khi con người kiêu ngạo với Thiên Chúa, thì đương nhiêu họ
cũng khước từ anh chị em đồng loại và có nguy cơ giết chết đời sống tâm linh,
đánh mất đức tin và không đón nhận được nguồn sống từ Thiên Chúa. Suốt ngày, họ
chỉ quay quắt với chính mình, và không chừng đánh mất luôn chính bản thân!
Như
vậy, sự kiêu ngạo là con đường không thể đến với Thiên Chúa, ngược lại, nó dẫn
đưa kẻ tự mãn đến hố diệt vong.
Đây
chính là khinh nghiệm từ tạo thiên lập địa và đến muôn đời sau cho tất cả mọi
người Kitô hữu.
Hôm
nay, Tin Mừng thuật lại việc Đức Giêsu bị đồng hương khước từ. Nguyên nhân cũng
không là gì khác, đó chính là sự kiêu ngạo của người đồng hương.
Vì
kiêu ngạo, nên trước mặt họ, Đức Giêsu chỉ là người bình thường nếu không muốn
nói là tầm thường. Vì thế, mắt họ mờ đi và lương tâm trở nên trai cứng. Những
dấu lạ điềm thiêng nơi Đức Giêsu đã không làm họ rung động và thay đổi đời
sống, ngược lại, trước mặt họ: “Ông này
chẳng phải bác thợ mộc con bà Maria, anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon
sao?”.
Tại
sao vậy? Thưa sự kiêu ngạo đã là đó ngáng chỗ và lòng kiêu căng đã chiếm mất
chỗ của Chúa trong cuộc đời của họ.
Trước
thái độ trên, Đức Giêsu đã tuyên bố một câu mà muôn đời vẫn giữ nguyên giá trị:
Đó là: “Tiên tri không bao giờ được tôn
trọng trên chính quê hương mình”.
Qủa
đúng như vậy, vì xét theo lẽ tự nhiên, một con người dù tài giỏi đến đâu, làm
việc hiệu quả thế nào, và thành đạt trên nhiều lãnh vực hay nhiều nơi đi nữa,
thì khi trở về gia đình, quê hương, họ luôn bị chính những người thân cận, làng
xóm coi ở mức độ “thường thường bậc chung”
vì lối suy nghĩ thiển cận, nên: “Gần chùa gọi bụt bằng anh”.
Điều
này Đức Giêsu đã trải qua khi Ngài trở về quê hương của mình!
Chính
vì sự coi thường này đã khiến cho ơn cứu độ của Thiên Chúa vuột mất khỏi họ, và
suốt bao thiế kỷ, họ vẫn đang chờ đợi một Đấng Kitô khác chứ không phải Đức
Giêsu, Đấng đã hiện diện giữa họ cách đây hơn 2.000 năm.
Thực
trạng ấy nơi những người đồng hương với Đức Giêsu khi xưa, hôm nay vẫn còn đây
đó nơi chúng ta, vì: thói ích kỷ, kỳ thị, chấp nhất, định kiến, ác cảm, nên ta
hay giam người anh chị em mình trong quá khứ và không bao giờ cho họ cơ hội để
mở ra một tương lai tốt đẹp hơn, hòng làm lại cuộc đời hay ít ra là có cuộc
sống tốt hơn...
Lý
do họ không nhìn anh chị em mình dưới lăng kính màu hồng, mà toàn màu đen, bởi
mắt họ đang đeo cặp kính râm của sự kiêu ngạo! Vì thế, lối suy nghĩ nông cạn,
vu vơ và trống rỗng đã dẫn đến việc đánh giá, đối xử lệch lạc và thiếu công
bằng cũng như bất nhân. Quả đúng là: “Yêu
ai thì nói quá ưa – Ghét ai nói thiếu nói thừa như không”.
Những người nông nổi
như vậy, họ đâu có hiểu được rằng: “Sông
có khúc, người có lúc”.
Thật vậy, có người bị
coi là không tốt, đồ bỏ, vứt đi ở chỗ này, nhưng họ lại được nhiều người coi
trọng và kính nể ở một nơi khác... Còn có nhiều người được xem là nhẹ nhàng,
tao nhã, lịch thiệp chốn quan trường, ngoài xã hội, nhưng khi về đến gia đình,
họ lại là kẻ bất nhân, vô liêm sỉ với gia đình. Mở miệng ra là quát tháo, chửi
bới nên “thượng thẳng tay, hạ thẳng chân”
với người thân. Họ thuộc hạng “khôn nhà
dại chợ”, hay “làm phúc nơi nao để
cầu ao rách nát”; ... hay có những người ăn nói ngọt như đường mía lau,
nhưng thực ra họ thuộc dạng: “Đội trên,
đạp dưới” nên tâm địa bỉ ổi, xấu xa chẳng khác gì kẻ: “Miệng thì thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không
dao”.
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay vừa nhắc nhở, vừa mời
gọi chúng ta ý thức sứ mạng tiên tri cũng như lối sống và cách thức loan báo
Tin Mừng!
Trước tiên, sứ mạng tiên tri được trao ban cho
chúng ta ngày lãnh nhận Bí tích Rửa Tội. Sứ mạng ấy càng thôi thúc mãnh liệt
khi chúng ta lãnh nhận Bí tích Thêm Sức.
Vì thế, mỗi người phải có trách nhiệm loan báo
Lời Chúa, thi hành sứ mạng ở mọi nơi, mọi lúc, dù: “Thuận tiện hay không thuận tiện”; được ủng hộ hay chống đối, được
đón nhận hay bị khước từ... được tôn vinh hay giết chết... Mặt khác, không thể
chọn lựa theo ý mình, mà phải nói điều Thiên Chúa muốn, luôn tập trung vào việc
diễn tả Lời Chúa cách trung thành (x. 1Cr 9,15-16); không được giả hình và bóp
méo Lời Chúa (x. 2Cr 11,10 ; 13,8).
Thứ đến, khi thi hành sứ vụ, cần nhớ nằm lòng
câu nói của Đức Giêsu: “Không tiên tri nào được kính trọng nơi quê hương mình”.
Bởi vì làm tiên tri không phải là chuyện đơn
giản, mà là: “Vô cùng phong nhiêu”,
phúc tạp! Vì Lời Chúa một đàng là lời tình yêu, nhưng một đàng là lời cật vấn
lương tâm, vạch trần tội ác, bất công, gian dối, hình thức... nên: “Nếu thế gian ghét các con, thì hãy nhớ
rằng họ đã ghét Thầy trước … Đầy tớ không lớn hơn chủ mình. Nếu họ đã bắt
bớ Thầy, thì họ cũng sẽ bắt bớ các con”(Ga 15,18-20).
Thật vậy, sứ mạng tiên tri đòi chúng ta chấp
nhận lội ngược dòng, không thể sống theo phong trào hay “hiệu ứng đám đông”. Đôi khi chấp nhận điên vì sứ vụ, khùng Tin
Mừng, khi dám nói lên tiếng nói công lý, công bằng ngay tại những nơi nguy hiểm
như: sòng bài, quán rượu, quán karaokê…, nơi những con người đang “quậy” tứ tung hay “điên cuồng” trong những cuộc chơi bất chính...
Khi lựa chọn như thế, sự lẻ loi, cô lập và
chống đối hay phải thí mạng là lẽ đương nhiên.
Mong sao, sứ mạng và số phận tiên tri của Đức
Giêsu trong thời của Ngài, cũng là của chúng ta trong thời đại hôm nay.
Ước gì vì: “Nhiệt
tâm lo việc nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân” là lựa chọn của mỗi
người Kitô hữu, vì: “Tình yêu Đức Kitô
thúc bách chúng ta” nên chúng ta “được Chúa kêu gọi để tỏa sáng như các
vì sao giữa lòng thế giới tối tăm này”(Pl 2,15).
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con tình yêu
của Chúa, để chúng con yêu cả những người thù ghét mình. Xin ban sức mạnh của
Chúa, để chúng con can đảm, vững bước trên con đường thi hành sứ vụ.
Xin cho chúng con mặc
lấy lòng bao dung, nhân hậu của Chúa, để chúng con đón nhận anh chị em chúng
con trong tình Chúa và tình người. Amen.