MƯỜI
NGƯỜI PHONG CÙI
Linh
mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
CHÚA
NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN,năm C
Lc
17, 11 – 19
Đọc Tin
Mừng của Chúa Giêsu chúng ta được đưa đi từ ngạc nhiên này tới bất ngờ khác. Có
những câu chuyện làm ta thú vị. có những dụ ngôn làm ta dở mếu dở khóc. Có
những thí dụ làm ta nực cười.Có những dụ ngôn gây ấn tượng sâu xa trong cuộc
đời con người.Có những chuyện làm ta suy nghĩ nát óc. Vâng, Chúa Giêsu khi đi
rao giảng, loan báo Nước Trời, Ngài đã dùng những hình ảnh, những sự việc,
những câu chuyện thực trong xã hội Do Thái thời Ngài sống để nói lên Đạo lý,
giới răn, luật lệ mà Chúa Giêsu dạy dỗ nhân loại, con người, chúng ta hiểu,
nhận ra Thiên Chúa là ai ? Nước Trời ở đâu ? Câu chuyện mười người phong cùi
được Chúa chữa lành nhưng chỉ có một người trở lại tạ ơn Ngài mà người ấy lại
là người ngoại giáo khiến chúng ta vô cùng suy nghĩ…
Tin
Mừng của thánh Luca 17,11-19 thuật lai cho chúng ta về việc mười người bị mắc
bệnh phong được Chúa chữa lành.Cái trớ trêu của câu chuyện này là trong mười
người phong cùi đã có chín người có đạo, có nghĩa là tin Chúa, còn một người bị
xếp vào lại vô đạo, đứng ngoài và chưa biết Chúa. Tất cả những người này đều
nghe danh Đức Kitô, đều một cách nào đó tin rằng chỉ mình Đức Kitô mới có thể
chữa lành cho họ được. Bệnh phong là bệnh nan y, bệnh truyền nhiễm lây lan. Họ
bị tách ra khỏi xã hội loài người, họ không được đến gần người nào. Từ xa họ đã
phải la to lên họ là cùi hủi, hãy tránh xa họ. Họ tủi nhục sống không được như
con vật. Họ bị xã hội ruồng bỏ, gia đình ruồng rẫy và mọi người xa tránh. Họ
sống nhưng giống như đã chết. Do đó, gặp được Đức Giêsu là niềm mong ước sâu xa
của những người bị bệnh phong cùi này. Nghe tin Đức Giêsu sẽ đi ngang qua đó,
họ đứng xa xa trông chờ Ngài đi qua để họ van nài Ngài ban ơn huệ chữa lành cho
họ. Đứng xa vì họ sợ làm lây nhiễm, làm ô uế kẻ khác.Luật không cho phép họ
được tới gần ai. Luật không cho phép họ được tiếp cận với ai. Cho nên,từ rất xa họ đã lớn tiếng kêu la :” Lạy
Giêsu, Con vua Đavít, xin thương xót chúng tôi “. Chúa đã làm cho cả mười người
phong được lành sạch.Ngài trả lại sự sống cho họ, đưa họ trở lại đời sống bình
thường và cho họ nhập vào xã hội con người…Chúa truyền cho họ phải đi trình
diện với các tư tế vì mình đã được lành sạch, để các tư tế xác nhận và cho họ
nhập vào, sinh hoạt với tập thể, với xã hội mà lâu nay họ đã bị đẩy xa.
Sau khi
được chữa lành và đã trình diện với các tư tế thì chỉ có một người ngoại đạo
trở lại tạ ơn Chúa Giêsu. Cái nghịch thường, trớ trêu nằm ở chỗ :” Chín người được lành sạch
có đạo lại không biết ơn Chúa mà chỉ có một người ngoại đạo đã trở lại để cám
tạ ơn Chúa vì tình thương bao la của
Ngài “. Vô ơn thường xẩy ra nơi con người. Sự dí dỏm, ngạc nhiên đến ngỡ ngàng
khi Chúa hỏi người ngoại giáo :” Không phải cả mười người đều được lành sạch
sao, mà chỉ có một mình anh trở lại cám ơn Ta ? “. Xem ra con người dễ vô ơn
bội nghĩa. Biết ơn ai một chút cũng phải trả ơn, cũng phải cám ơn . Con người
thường ích kỷ muốn người khác biết ơn mình, nhưng mình không cần biết ơn ai.
Đáng lẽ con người phải “Uống nước nhớ nguồn “,nhưng thường con người hay “ Vắt
chanh bỏ vỏ hay ăn cháo đá bát vv và vv…”. Trường hợp của chín người phong cùi
trong đoạn Tin Mừng hôm nay cũng thế . Khi chưa được Chúa chữa lành, họ chỉ ước
mong gặp Chúa để xin Chúa thi ân cho họ, nhưng khi được lành bệnh, sạch sẽ rồi,
họ lại “ Ăn mật trả gừng “. Họ thật vô ơn đối với Đấng thi ân giáng phúc cho
họ,yêu thương, chữa lành bệnh nan y cho họ. Thật thế, người ta dễ vô ơn đối với
người khác khi ai cũng hàm ơn nhau.
Vâng,
lời của Chúa hôm nay dạy chúng ta bài học thật rõ ràng :
1.Chúng
ta luôn phải biết ơn Chúa và cảm tạ tri ân Chúa.
2.Biết
ơn Chúa và tạ ơn Chúa, đó là điều ai cũng phải làm vì Chúa chính là Đấng dựng
nên ta, ban cho ta sự sống và Ngài tiếp tục dưỡng nuôi ta, đồng thời chúng ta
phải biết ơn nhau vì chúng ta người
cách này hay cách khác đều hàm ơn nhau.
Biết ơn
và cám ơn nói lên lòng nghĩa thiết của con người vì thiếu những điều này con
người sẽ sống ích kỷ và chai đá, như thế sẽ không đi đúng đường lối của Chúa
bởi Chúa luôn sống hiếu thảo, luôn biết tạ ơn và biết ơn Chúa Cha. Chúa Giêsu
là mẫu gương của sự biết ơn và tạ ơn.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết noi
gương bắt chước Chúa, luôn biết nói lời biết ơn và cám ơn anh chị em của chúng
con. Amen.
GỢI Ý
ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại
sao những người phong không được tiếp xúc với xã hội, với người khác ?
2.Biết
ơn là gì và vô ơn là gì ?
3.Tại
sao chỉ có một người phong cùi ngoại giáo được Chúa chữa lành lại biết quay trở
lại để cảm tạ Chúa ?