Lễ Chúa Hiễn Linh

Feast of the Epiphany – Ngày 2 tháng 1, 2022

Lm. Brent Bowen O.P.

 

Các bài đọc: Is 60:1–6 • Ps 72:1–2, 7–8, 10–11, 12–13 • Eph 3:2–3a, 5–6 • Mt 2:1–12

 bible.usccb.org/bible/readings/010222.cfm

 

Đối với chúng ta ở Tây Phương, lễ Hiển Linh là một trong những lễ có thể nói khó hiểu. Chúng ta thường mừng kính việc Nhập Thể của Chúa Giê-su vào ngày 25 tháng 12, nên đặt trọng tâm vào lễ Chúa Giáng Sinh nhiều hơn. chúng ta coi Lễ Hiển linh là một ngày quan trọng trong mùa Giáng Sinh, nên lễ này thường không được chú ý đến nhiều lắm. Vì lý do đó, ý nghĩa của Lễ Hiển Linh có thể bị lu mờ một chút. Vậy, chúng ta mừng điều gì trong ngày lễ này?

Hãy xét từ ngữ : Hiển Linh – Epiphany nghĩa ? Theo nghĩa bình dân hơn, chúng ta sử dụng từ này để diễn tả ý nghĩa của một thời điểm khi chúng ta nhận ra điều gì đó là quan trọng hoặc có ý nghĩa. Trong những lúc như thế, thậm chí chúng ta còn nói: "Chúng tôi đã có một cuộc hiển linh!" Điều gì đó ẩn giấu đối với chúng ta nay được biểu lộ và hiển thị, nên chúng ta lập tức nhận ra tầm quan trọng của nó.

Lễ Hiển Linh cũng mang ý nghĩa giống như vậy. Thoạt nhìn, bất cứ ai trông vào Hài Nhi Giêsu sẽ không nhận thấy bất cứ điều gì đặc biệt đáng chú ý. Đó là một bé trai mới sinh, một trẻ thơ nghèo hèn nữa. Sinh ra trong một máng cỏ, ngây thơ, không nơi nương tựa, khó ai có thể ngờ được đó lại là Đấng Mê-si-a sẽ đến trong thế gian. Tuy nhiên này đây, Người đang nằm trong lòng Mẹ Maria, chung quanh thánh Giuse và các đạo sĩ.

Trong Tin Mừng, chúng ta nghe câu chuyện các đạo sĩ đã lên đường từ nơi rất xa xôi đến kính bái Vua mới sinh của dân Do Thái. Theo truyền thống, các ông có tên là Balthazar, Malchior và Casper, tất cả đều không phải là người Do Thái. Họ cũng không thuộc dân giao ước. Tuy nhiên, các ông nhận ra hài nhi này là một Đấng rất quan trọng: Thiên Chúa nhập thể. Họ nhận ra Thiên Chúa đã tỏ ra Thiên tính của Người trong con người Đức Giêsu, Đấng hoàn toàn là Thiên Chúa và hoàn toàn là con người. Họ xúc động vì điều này nên đã dâng lên Người những tiến lễ hết sức cao quý: vàng, nhũ hương và mộc dược - những tặng phẩm dành cho một vị vua.

Những người dân ngoại này nhận ra điều mà nhiều người thuộc dân được tuyển chọn của Thiên Chúa thời bấy giờ đã bỏ lỡ: đó là kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa  đang được tỏ ra cho nhân loại, không qua l luật, hoặc một ngôn sứ hay một vị vua quyền uy nào. Trái lại, kế hoạch ấy được bày tỏ trong Chúa Giêsu Kytô, một người vừa là Thiên Chúa vừa là con người.

Thánh Tôma Aquinô giải thích việc Thiên Chúa chọn làm người qua việc Nhập thể phù hợp như thế nào. Ngài nói rằng cái được gọi là "phù hợp" đó là do chính bản chất của nó. Do đó, một vật được coi phù hợp nhất khi sự vật đó đạt được mục đích tự nhiên của nó. Đối với Thiên Chúa, sự tốt lành thuộc về chính bản chất của Người – điều đó liên quan đến sự kiện đối với Thiên Chúa Thiên Chúa có nghĩa là gì. Thánh Tôma nói rằng thực là phù hợp khi sự tốt lành tự nó truyền đạt, tự nó khuếch trương. Do đó, sự tốt lành thuộc về bản chất của Thiên Chúa tự nó truyền đạt theo cách đó. Vậy Thiên Chúa làm điều này thế nào? Thiên Chúa làm điều này bằng cách kết hợp tạo vật với chính mình trong con người Đức Giêsu Kytô.

Thiên Chúa yêu thương tạo vật đến nỗi muốn trở thành một thứ không phải là mình: một người có cả bản tính loài người lẫn bản tính Thiên Chúa. Bằng cách đó, sự tốt lành của Thiên Chúa được lan tỏa. Người nâng cao mọi tạo vật lên và đặc biệt là bản chất con người, giống như trước khi nguyên tổ chúng ta sa ngã. Không chỉ vậy, Chúa còn tạo điều kiện cho chúng ta vượt quá những gì chúng ta vốn đã lúc ban đầu. Thậm chí Người còn cho chúng ta thông phần vào sự sống thiêng liêng của Ba Ngôi Thiên Chúa nữa.

Đây là ý nghĩa chúng ta cử hành Lễ Hiển Linh hôm nay. Thiên Chúa đã tỏ ra tất cả những điều này trong một hài nhi bé nhỏ. Trong cuộc đời Chúa Giêsu, sẽ còn nhiều “việc hiển linh” khác nữa. Tôi khuyến khích bạn hãy để ý đến các bài đọc trong phần Phụng vụ Lời Chúa tuần sau. Chúng ta sẽ được nghe rất nhiều câu chuyện về Chúa Giêsu tỏ mình ra cho nhân loại: những câu chuyện phép lạ chữa lành, hóa bánh cho năm ngàn người ăn no nê, Chúa Giêsu đi trên mặt nước. Đỉnh điểm của tất cả những câu chuyện này sẽ là biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa, khi ấy chúng ta nghe Chúa Cha phán: “Đây là Con yêu dấu của Ta.” Mỗi câu chuyện này đều cho thấy điều gì đó về Chúa Giêsu mà Thiên Chúa mong muốn chúng ta hãy nhận ra. Người ta có thể dành hàng giờ để suy ngẫm từng mầu nhiệm một. Một cách thiết thực khác để bước vào ngày lễ Hiển Linh, đó là đọc kinh Mân Côi về Các Mầu Nhiệm Sự Sáng, suy niệm những “cuộc hiển linh” quan trọng này trong cuộc đời Chúa Giêsu.

Cuối cùng, Chúa Giêsu không chỉ tỏ mình ra trong những thời điểm đặc biệt  này mà thôi. Chúng ta còn có thể nhận ra sự hiện diện của Người qua những biến cố thường ngày trong cuộc sống chúng ta: trong thinh lặng cầu nguyện, nơi các người trong gia đình chúng ta, nơi những người nghèo và bị lãng quên. Lời Chúa Giêsu mời gọi chúng ta khi mùa Giáng sinh đang tiếp diễn là hãy tỉnh thức và chú ý. Liệu chúng ta có tiếp tục với cuộc sống mà không nhận thấy Chúa Giêsu đang tỏ mình ra cho chúng ta không? Hoặc giống như các đạo sĩ, liệu chúng ta hành trình từ xa để gặp gỡ Đấng Thiên Chúa là con người, đang tỏ mình ra cho chúng ta không?

 

Chuyển ngữ :JB. Đào Ngọc Điệp 

Nguồn: https://www.hprweb.com/

 


Suy Niệm Lời Chúa Năm C