Chúa Nhật 3 Mùa Chay – Ngày 20 tháng 3, 2022
Lm. Joseph Briody
Các bài đọc: Xh 3: 1–8a, 13–15 • Tv 103: 1–2, 3–4, 6–7, 8, 11 • 1Cr 10:
1–6, 10–12 • Lc 13: 1–9
bible.usccb.org/bible/readings/032022-YearC.cfm
Thiên Chúa lôi cuốn chúng ta theo những cách hấp dẫn chúng ta và việc Người giao tiếp với chúng ta xảy ra trong bối cảnh một cuộc
gặp gỡ. Chúa
tôn trọng tự do của con người, Chúa hiểu những nỗi sợ hãi của con người và ủi an họ. Qua câu chuyện Môi-se và bụi gai bốc
cháy cho thấy Thiên Chúa liên hệ với
con người và việc Thiên
Chúa đến với con người mà vẫn tôn trọng họ là điều chưa từng có ở Cận
Đông Cổ đại. Các Rabbi ghi nhận rằng “Thiên Chúa không độc tài đối với con người nhưng đối thoại
với họ” (Greenberg, Hiểu về Exodus, 76). Chúa lôi cuốn Môi-se và dẫn đưa ông đi,
cho tới khi đến lượt ông có thể dẫn dắt dân mình. Sứ
mệnh của Môi-se đúng với
cái tên của
ông: khi còn là một em bé nằm trong một chiếc giỏ, ông được kéo ra khỏi nước, rồi ông kéo dân tộc mình đi qua nước Biển Đỏ. Nhưng trước hết là phải có hoang địa, rồi Mùa Chay đặt mỗi người chúng ta ở trong hoang địa.
Trong Kinh Thánh, hoang địa là nơi thử thách, xét mình và mối tình
đầu. Trong hoang địa, Chúa nói với tâm hồn chúng ta. Đầu tiên Thiên Chúa
trên núi Sinai lôi kéo Môi-se đến với Người nhờ ngọn lửa bừng cháy trong bụi gai. Lúc này có lẽ Môi-se đã tám mươi tuổi. Được thanh tẩy trong hoang địa, nơi ông đã sống bốn mươi năm (lúc trốn khỏi Ai Cập, ông được bốn mươi tuổi), ông vẫn mở lòng và sẵn
sàng để Thiên Chúa làm cho ông
trở nên kỳ diệu.
Theo lời Đức Hồng Y Martini, Môi-se đã sẵn sàng đón nhận sự mới mẻ của Thiên Chúa. Môi-se có lẽ đã nghĩ: “Tôi là một
người nghèo khổ, thất vọng, nhưng Thiên Chúa có thể
tạo ra điều mới mẻ từ tôi” (Through Moses to Jesus, 28). Môi-se đã mở lòng cho Chúa làm điều mới mẻ, mở lòng cho Chúa ghé mắt đến dân tộc
của ông, mở lòng cho “Thiên Chúa của những điều kinh ngạc”.
Tại bụi gai bừng cháy, Chúa tỏ ra danh thánh Người: "TA LÀ ĐẤNG TỰ HỮU". Tên của Thiên Chúa không giống như tên của những
vị thần xung quanh. Tên của
Người không giới hạn Thiên Chúa. Tên của Người biểu lộ nhưng cũng che giấu.
Tên của Người đưa chúng
ta đến gần Thiên Chúa nhưng vẫn bảo toàn sự thánh thiện của Người.
Vừa hiện diện lại vừa mầu nhiệm. Tên của Thiên Chúa – là chính Thiên
Chúa – được bao phủ trong một
đám mây mầu nhiệm. Tại Nơi Cực Thánh, Người
ngự trong “đám mây dày đặc” (1 Vua 8:12). Nhưng đây không phải
là một sự hiện diện xa xăm hay
vắng vẻ. Ngay trước khi Chúa tỏ ra danh thánh Người cho Môi-se, Người cho biết
là Người đã nghe thấy tiếng kêu thống khổ của dân Người và sẽ xuống để cứu họ qua cuộc xuất
hành, một biến cố đã được làm sống lại trong cuộc sống của dân Chúa. Cảm nghiệm của Môi-se trước bụi gai đang bừng cháy cũng là cảm nghiệm của toàn
dân ở Núi Si-nai. Tại đây, Chúa cũng phán với Môi-se
“từ trong lửa”, và chính Người cũng là một “ngọn lửa cháy” (Đnl 4: 12, 15, 24).
Ngọn lửa đó cũng đồng
hành với dân chúng trên hành trình băng qua sa mạc nữa.
Cuộc xuất hành có hai mục
tiêu liên hệ với nhau: Thứ nhất là sự tự do
thoát khỏi
ách nô lệ Ai Cập và thứ hai là việc thờ phượng Chúa trong sa mạc. Mệnh lệnh “Hãy thả dân Ta ra, để chúng đi thờ phượng
Ta trong sa mạc” (Xh 7:16) được nhắc lại bốn lần. Việc thờ phượng được nói đến ở đây mang tính cách phụng vụ. Cùng một ý tưởng ấy cũng vang vọng trong Kinh nguyện Thánh Thể thứ
hai ám chỉ việc ở trong sự hiện diện của Thiên Chúa
và thờ phượng Người. Việc thờ
phượng ấy có nghĩa là phải chăm chú phục vụ Người theo nghi thức phụng vụ, giống như Sa-mu-en trong Đền thờ Shiloh. Việc thờ phượng ấy bao gồm sự vâng phục và trào
ra từ toàn bộ đời sống. Dân Is-ra-en rời
bỏ Ai Cập, không phải để làm một quốc gia như các quốc
gia khác, nhưng để thờ phượng Chúa, vì chỉ nơi Người mới có sự tự do đích thực.
Ngày Sa-bát sẽ là dấu hiệu
vĩ đại của tự do đã được giao ước. Không giữ ngày Sa-bát sẽ làm giảm đi ý nghĩa tự do và đưa người ta
trở lại những hình thức nô lệ mới.
Tự do mà không có mục đích sẽ trở thành trống rỗng, giống như đi lòng vòng trong
hoang địa suốt bốn mươi năm. Trong thời đại chúng ta, việc xem thường Ngày của
Chúa đã dẫn đến những hệ lụy hết sức điên rồ và cuồng loạn. Nếu Kytô hữu biết sống Ngày của Chúa, thì tự do mới sẽ
thấm nhuần cả tuần lễ – lan tỏa tới toàn xã hội và mang lại lợi ích cho hết mọi người. Chúng ta không thể chuẩn bị mừng Lễ
Phục sinh một cách trọn vẹn nếu không xét lại cách chúng ta sống ngày Chúa nhật thế nào, vì mỗi Chúa
nhật là một lễ Phục sinh nhỏ.
Mặc dù các sách Kinh Thánh nhấn mạnh đến sự vâng lời, nhưng cũng nhìn nhận sự yếu đuối của con người.
Hối cải là mở cánh cửa cho Chúa và một lần
nữa đưa ra cho chúng ta sự chọn lựa giữa sự sống hay sự chết. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu thẳng thắn
tuyên bố: “Nếu các ngươi không ăn năn,
thì tất cả các ngươi sẽ chết hết như vậy!” Đây là lời cấp bách
không còn nghi ngờ gì nữa. Chúa Giêsu là Môi-se Mới đưa ra một lời kêu gọi mạnh
mẽ hơn Môi-se Cũ, vì qua
ông Thiên Chúa phán rằng: “Này Ta đặt trước mặt các ngươi sự
sống và cái chết, được chúc phúc và sự nguyền rủa. Hãy chọn lựa cuộc sống…!” (Đnl 30: 15, 19).
Chuyển ngữ :JB. Đào Ngọc
Điệp
Nguồn: https://www.hprweb.com/