Chúa Nhật 3 Phục Sinh – Ngày 1 tháng 5 Năm 2022
Lm.
Adrian McCaffery O.P.
Các bài đọc: Acts 5:27–32,
40b–41 • Ps 30:2, 4, 5–6, 11–12, 13 • Rev 5:11–14 • Jn 21:1–19 or 21:1–14
bible.usccb.org/bible/readings/050122.cfm
Vào phần cuối sách phúc âm thánh Gioan, Chúa
Kytô hỏi đi hỏi lại thánh Phêrô ba lần và thánh Phêrô lập lại câu trả lời cũng
ba lần. Có lẽ nhiều người trong chúng ta đã quen thuộc với cảnh này. Các nhà
giảng thuyết đôi khi sử dụng các từ khác nhau trong tiếng Hy Lạp nguyên bản để nói về tình
yêu - agapas và phileis - lưu ý rằng từ “agapas” mà chúng ta dịch là ‘yêu mến’ trong câu hỏi
của Chúa Giê-su "Con có yêu mến thầy không?", mô tả một tình yêu mạnh
mẽ hơn, thánh thiện hơn là tình yêu đơn thuần (phileis), điều mà thánh Phêrô
dường như đã
hoàn toàn có thể lãnh hội được. Cùng với những ý nghĩa trên, Đức Bênêđíctô XVI còn giải thích rằng điều này
có nghĩa là Chúa Kytô rất muốn cộng tác với bất cứ điều gì chúng ta dâng hiến Người; nghĩa là Chúa muốn gặp gỡ chúng ta
trong bất cứ hoàn cảnh nào của chúng ta. Dĩ nhiên, có những người khác
không đồng ý với cách giải thích như thế. Họ nghĩ rằng các từ agapas và phileis có nghĩa tương đương như nhau, tức là
chúng được sử dụng thay thế cho nhau, có lẽ tùy theo cách viết văn. Cả hai từ đều có nghĩa là "tình yêu"; người ta
cho rằng chúng được sử dụng vì tính cách đa dạng
về văn phong mà
thôi.
Ít nhiều gì tôi cũng đã đọc những lời lẽ của Đức
Bênêđíctô XVI: dường như có một ý nghĩa phong phú được lồng vào đây. Tôi nghĩ
toàn bộ Phúc âm Gioan chuẩn bị cho chúng ta suy nghĩ như vậy; nếu chúng ta đọc
cẩn thận, chăm chú, đặt trái tim mình trong đôi tai, chúng ta sẽ nghe được điều
ấy. Bởi vì điều ấy – tức Phúc âm
của Gioan – chính là Phúc âm của Tình bạn.
“Thầy gọi anh em là bạn hữu. . . ”
"Anh
em là bạn hữu của Thầy…” “Không
có tình thương
nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình". Tình
bạn là một tình yêu rất cá nhân, mật thiết, bình đẳng, đặc biệt thấy trong phúc âm Gioan. Tình bạn làm cho một
người xa lạ trở nên người anh em hoặc chị em; nó biến người khác trở nên bản thân mình; nó kết hợp các linh hồn lại với nhau để giúp
nhau theo đuổi sự thánh thiện và hướng về Thiên Chúa, về sự sống, sự sống muôn đời với Chúa.
Sau khi đã uống nước từ
giếng sâu Kytô giáo của hai mươi thế kỷ qua, chúng
ta được nuôi dưỡng bởi thịt của thần học lành mạnh, và vì
thế chúng ta có khả năng vận dụng ngôn ngữ phong phú và được phát triển của nền thần học ấy tại bất cứ nơi nào có
thể. Agape, một thuật ngữ thần học, có
nghĩa là tình yêu Thiên Chúa; còn philia, hay tình bạn, dù tự nó là
một tình yêu tốt đẹp, nhưng lại tùy thuộc vào agape, tức tình yêu của Thiên
Chúa là
tình yêu cao cả hơn. Đây là cách mà nhiều nhà
thần học ngày nay đang sử dụng các thuật ngữ này.
Nhưng các
từ Hy Lạp trong phúc âm Gioan không nhất thiết phải mang tính cách thuật ngữ; có lẽ ta sẽ nói là chúng chỉ mang ý nghĩa thần học thôi, chứ không phải là mô thức hay
chuyên biệt.
Đối với bài Phúc âm
hôm nay, tôi đề nghị chúng ta không nên hiểu nó theo nghĩa chuyên môn.
Tôi không nghĩ rằng Chúa Kytô đang đối chiếu tương phản giữa tình yêu
con người với tình
yêu Thiên Chúa, hoặc tình bạn với lòng mến. Trái lại, tôi
nghĩ rằng qua suốt phúc âm của Gioan và đặc biệt ở phần cuối của Phúc âm, Chúa Giê-su muốn nói rằng
tình yêu Thiên Chúa là tình yêu rất cá nhân, bình đẳng. Philia
không lu mờ trước agape của Thiên
Chúa; trái
lại, agape, từ Hy Lạp
có nghĩa là tình yêu, dường như mang dáng dấp của philia, tình bạn. Agape,
theo Chúa Kytô hiểu, đã trở thành tình bạn sâu xa, phong
phú, mang
tính cách cá nhân và thân mật. Vậy thì trong phúc
âm Gioan, đó là cách chơi chữ của Chúa Giêsu: Chúa đã hòa lẫn philia vào agape; Chúa đã trộn cả
hai ý nghĩa vào với nhau; Chúa Giêsu nói
về tình yêu như là
thuộc cá nhân và mật thiết, và do đó lòng yêu mến Thiên
Chúa cũng là cá nhân và mật thiết.
Lòng yêu mến Thiên
Chúa: điều đó không trừu tượng. Và tôi nghĩ điều đáng nói là đối với
những
thái độ đạo đức mù quáng của chúng ta, lòng mến thường như mang vẻ lạnh
lùng, thiếu
máu, vô ngã. Tuy nhiên, lòng mến đâu phải là
thứ tình yêu vô ngã, trống không; nó
là một tình yêu hết mình, tình yêu đầy tràn bản thân mình. Sự khôn ngoan của Kytô giáo, sự khôn ngoan của Chúa Kytô,
cho rằng tình yêu, tình yêu đích thực, chẳng phải là tình yêu vô ngã hay vô cảm, nhưng là tình yêu đầy tràn con người
mình, nồng nhiệt, được thành hình do các nhân đức của con người.
Theo tư tưởng này, ở cuối phúc âm thánh Gioan,
Chúa Kytô có thể hỏi Phê-rô: “Phêrô, con có yêu mến Thầy
không?” Và Phêrô đã đáp lại hai lần rằng: “Thưa Thầy, có, dù con là bạn hữu của Thầy, và như Thầy đã
dạy con biết
yêu thương.” Và cuối cùng, lần thứ ba, Chúa Giê-su
hỏi Phêrô: “Vậy Phêrô, ngay cả Thầy là bạn hữu của con, thì con có yêu mến Thầy không?” Câu hỏi này
Chúa cũng đặt ra cho mỗi người chúng ta nữa. Liệu
chúng ta có yêu mến Chúa đủ trong sáng, đủ tha
thiết, để yêu mến Người ngay như một người
bạn của chúng ta, như Chúa đã dạy không? Tình
bạn của chúng ta có hết mình, hết linh hồn,
giống như Chúa Kytô không? Tình bạn của chúng ta, nếu là chân thật, đều có thể
cho chúng ta thấy thế nào là yêu mến Thiên Chúa, cũng như trong
hình ảnh Đức Ki-tô, Thiên Chúa có thể cho chúng ta thấy thế nào là yêu
thương như bạn hữu. Đây là chìa khóa ở phần
cuối phúc âm thánh Gioan: ý nghĩa của tình bạn theo phúc âm. Hãy yêu mến Chúa Kytô – thật
vậy – như là bạn hữu yêu quý nhất, thân thiết
nhất của chúng ta, nhưng hãy để tình yêu này dạy cho hết thảy tình
yêu của chúng ta biết đem lại hoa trái trọn vẹn hơn, đầy tràn bản thân mình hơn, giống như tình
yêu của Chúa Kytô và tình bạn nhân hậu của
Chúa Kytô vậy.
Chuyển ngữ :JB. Đào Ngọc
Điệp
Nguồn: https://www.hprweb.com/