Chúa Nhật 5 PS – Ngày 15-5-2022

Lm. Adrian McCaffery O.P.

Các bài đọc: Acts 14:21–27 • Ps 145:8–9, 10–11, 12–13 • Rev 21:1–5a • Jn 13:31–33a, 34–35  

bible.usccb.org/bible/readings/051522.cfm

 

Tại sao những gì người khác biết, những gì người khác thấy lại vô cùng quan trọng? Chúa Giê-su phán, “Căn cứ vào điều này mà mọi người nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là nếu các con yêu thương nhau.” Bởi vì tình yêu là thực tại căn bản; tình yêu là sinh hoạt duy nhất;  chúng ta đang sinh hoạt yêu thương hay là không yêu thương, đang yêu hay là không yêu. Thứ tình yêu này không phải là một cảm nghĩ, cũng chẳng phải một khung hình của tâm trí. Tình yêu định nghĩa chúng ta là ai, chúng ta nói gì, chúng ta làm gì. Chúa Kytô nói: “Nếu các con sống thực con người của mình, người ta sẽ nhận ra được tình yêu. Tình yêu sẽ không để ai còn nghi ngờ điều gì nữa.

 

Đối với nhiều người chúng ta, đúng hơn, vấn đề là từ “tình yêu” - chúng ta nghe từ tình yêu, rồi mọi hiểu lầm về một từ như vậy khiến chúng ta không chịu lắng nghe những gì Chúa Giê-su thực sự muốn nói. Vì vậy chúng ta hãy bỏ đi những hiểu lầm như thế ở đây. Chúng ta nên biết rằng “tình yêu”, theo cách sử dụng của Chúa Giê-su, là một từ có nghĩa là một quà tặng tự hiến khá hào hiệp, tức là cho người khác tất cả con người của mình trong mọi hoàn cảnh bất ngờ. Tôi nói đó là một sự cho đi anh hùng, phải, anh hùng vì nó rất đòi hỏi chính mình rất quảng đại một cách vô lý. Chính vì vậy Chúa phán, "Đây là cách người ta sẽ biết anh em là môn đ của Thầy." Đối với con mắt người đời, việc cho đi chính mình như vậy có vẻ như tàn nhẫn; một khi đã mang sẵn tính ích kỷ và thường chỉ nhìn thấy tính ích kỷ nơi người khác thôi, thì con mắt người ta sẽ bị sốc, bị vấp phạm khi nhận ra đó là sự tự hiến hoàn toàn chứ không phải chỉ là tính vị tha.

 

Khi Chúa Kytô phán, “Thầy ban cho anh em một điều răn mới: hãy yêu thương nhau”, thì đây là thứ tình yêu Chúa Giêsu muốn nói đến. Người không muốn nói bất cứ điều gì khác. Chúng ta nên đặc biệt để ý từ "yêu thương" chúng ta sử dụng thường mang ý nghĩa hạn hẹp hơn. Yêu thương không dễ đâu, nó thường rất đòi hỏi; nó đòi một nỗ lực anh hùng, một sức mạnh anh hùng, một lòng dũng cảm can trường thì mới thi hành được, mới sống được. Tình yêu cũng đòi chúng ta cuối cùng phải nhìn cuộc sống mình trong bối cảnh Thánh giá; đòi rằng mọi sự chỉ có ý nghĩa khi được sống theo sự tự hiến như vậy.

 

Chúng ta còn nhớ những lời khuyên “Thương người có mười bốn mối”. Như “Cho kẻ đói ăn,” “Cho kẻ rách rưới ăn mặc,” “Mở dạy kẻ mê muội,” “Yên ủi kẻ âu lo.” Đây không phải là những lời khuyên dành cho các Kytô hữu để sống vào thời xa xưa. Nhưng đây là các điều bắt buộc; là mệnh lệnh; là đặc tính của lối sống, lối yêu thương mà Chúa Kytô đang nói đến ở đây. Người không cho phép chúng ta thay thế bằng một cách nào khác. Hoặc chúng ta hoàn toàn phải trả giá và hiến mạng sống mình cho nhau trong sự tự hiến anh hùng liên lỉ, hay là chúng ta không yêu thương như Chúa Giêsu đã truyền dạy nữa. Hoặc chúng ta yêu thương với tính cách Kytô hữu, hay là chúng ta không còn là chính con người chúng ta nữa hay con người mà Chúa kêu gọi chúng ta phải trở thành.

 

Có thể một số người cho rằng một tình yêu như vậy là không tự nhiên đối với chúng ta, hoặc đối với hoàn cảnh chúng ta hiện đang sống. Có thể chúng ta thắc mắc: ai đạt được loại tình yêu cao thượng này? Phải chăng may ra chỉ có các thánh – có trời mới biếtchỉ các ngài mới có đức tính anh hùng ấy, mới có khả năng anh hùng ấy để tự hiến thật hết lòng, thật kiên định, thật trọn vẹn. Nhưng không tôi, nhất định là không có tôi đâu. Đó không phải là con người tôi. Mà ước gì tôi được như vậy!

 

Nhưng lý luận ấy là một sự lừa dối; đó là lời lừa dối của Ma quỷ, kẻ muốn chúng ta sống trong sự sai lầm chúng ta kém cỏi hơn những gì tôi hiện thời. Ma quỷ muốn biến tất cả những điều tốt Thiên Chúa đã dựng nên trở thành rẻ mạt; muốn hủy hoại và đánh giá thấp chúng, để người ta khinh thường giá trị của chúng. Giống như trong câu chuyện thời thơ ấu của Thánh Augustinô đã hoảng sợ khi nhìn các bạn của mình phá hủy cây lê; cậu bé nhận thấy Xa-tan đã có một lúc gợi lên trong lòng cậu một niềm vui bệnh hoạn khi nhìn thấy những vật tốt lành và có giá trị bị hủy hoại. Sự cám dỗ của ma quỷ đã làm cho cậu khiếp đảm, chẳng khác gì phung phí một cách bừa bãi những điều thật tốt lànhphong phú. Đúng vậy, ở đây tôi muốn nói về những điều có giá trị và cao quý, nhưng đó chỉ là so sánh mà thôi; vì sự giàu có của Thiên Chúa và sự tốt lành của muôn vật muôn loài còn vượt xa trí tưởng tượng và đo lường của chúng ta. Bạn và tôi  là những người có khả năng yêu thương – sở dĩ chúng ta có khả năng này đó là điều Thiên Chúa kêu gọi chúng ta hãy làm, đó là điều Người muốn chúng ta phải trở nên như vậy. "Thầy ban cho anh em một điều răn mới: anh em hãy yêu thương nhau." Chúa Giêsu chỉ có ý như vậy thôi, không hơn không kém!

 

Chuyển ngữ :JB. Đào Ngọc Điệp 

Nguồn: https://www.hprweb.com/

 

 


Suy Niệm Lời Chúa Năm C