Chúa Nhật 6 Phục Sinh
– Ngày 22 tháng 5, 2022
Lm.
Adrian McCaffery O.P.
Các bài đọc: Acts 15:1–2, 22–29 • Ps
67:2–3, 5, 6, 8 • Rev 21:10–14, 22–23 • Jn
14:23–29
bible.usccb.org/bible/readings/052222.cfm
Đấng Phù Trợ mà Chúa Giêsu nói ở đây vẫn ở giữa chúng ta ngay
cả lúc này. Ngài đang ở đây giữa chúng ta, hướng dẫn chúng ta, thúc giục chúng
ta, củng cố chúng ta để chúng ta ngày càng nên thánh
thiện hơn. Có lẽ không phải lúc nào chúng ta cũng cảm nhận được sự Hiện diện
này; nhưng chúng ta có thể đoan chắc về sự hiện diện ấy; đoan chắn
như chúng ta thường chắc chắn về bất cứ điều gì. Vì chính Chúa Kitô đã nói với
chúng ta như vậy.
Khi nghĩ về “Giáo Hội”, tâm trí chúng ta, mọi tưởng
tượng của chúng ta có lẽ có khuynh hướng chỉ nghĩ đó là một tập đoàn đàn ông, thường là những ông già đang cai trị
ở Rôma. Có thể lối suy nghĩ này vẫn còn thân thiện hơn nhiều lối suy nghĩ thời nay khi người ta nghe đến danh từ “Giáo Hội”. Có
lẽ người ta nhìn thấy qua từ này một tổ chức đầy dẫy
tham nhũng, gian dối, lạm dụng, tai tiếng. Thật là buồn không thể tưởng tượng
được; và thật đáng buồn chứ, bởi vì xét theo
nhiều khía cạnh, điều đó quả là chính xác. Nhưng ngay cả trong những trường hợp
như vậy, người ta
cũng chỉ nhìn thấy một phần; chỉ một phần rất nhỏ nhất mà thôi; họ
nhìn thấy một số người thực sự đục vẩn trên bình diện nhân loại của Mẹ Giáo Hội; đúng thế, người ta không nhìn tổng
thể Giáo hội hay Toàn thể Giáo hội. Có lẽ bản thân chúng ta – là những người
Công giáo – chúng ta cũng có khuynh hướng quên mất “Giáo hội” thực sự là gì;
một Giáo hội mang
ý nghĩa đầy
đủ. Có lẽ ngay chúng ta cũng thường chỉ
nhìn thấy một phần của Giáo Hội. Dĩ nhiên: nhìn một phần thì quá dễ
dàng; vì những vụ bê bối trong Giáo Hội sẽ bảo đảm cho cái nhìn ấy.
Đấng Bảo Trợ là Chúa
Thánh Thần nhắc nhở cho chúng ta biết “Giáo
hội” là gì. Tuy nhiên, Giáo hội rộng lớn hơn rất nhiều so với những gì
chúng ta thường tưởng tượng. Giáo hội trải dài giữa thời gian với vĩnh
cửu, và vì vậy Giáo
hội bao gồm mọi con cái dương gian và con cái trên trời, và trên
hết là Thiên Chúa Ba Ngôi. Vì vậy, ngay cả khi chúng ta nói rằng “Giáo
hội mang khuyết điểm
loài người”, thì chúng ta cũng phải nhớ
đến cả
những gì chúng ta đang thực sự nói ở đây. Chúng ta thường không
nói đến Giáo hội tổng thể; chúng ta chẳng nói gì đến chính Giáo hội, mà chỉ
nói về con cái của Giáo hội thôi. Thường những điều chúng
ta hay nói đến lại chỉ là nói về nhiều
người Công giáo hoặc Kytô hữu đang đi ngược lại, thậm
chí còn chống lại những giáo huấn thánh thiện của chính
Chúa Kitô, Đấng sáng lập không tì vết của Giáo
hội. Nhưng “Giáo Hội” thực sự còn vĩ đại hơn tất cả những
con người này cộng
lại cùng với các tội lỗi chồng chất của họ.
Nếu Chúa Kytô là Đấng thiết lập, thì Đấng Đấng Phù Trợ hoặc
Chúa Thánh Thần là Đấng duy trì Giáo Hội của chúng ta. Chúa
Thánh Thần nhắc nhở chúng ta, không chỉ về những chân lý trọng tâm của đức tin
chúng ta, tức
là những sự thật của Kytô giáo ngay từ thủa ban đầu, mà còn về
ý nghĩa cộng đoàn là gì, “Giáo hội” là gì, ngay cả hiện thời trong thế kỷ 21 này.
Chúa Giêsu phán: “Thầy để lại bình an cho
các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Thầy ban cho các con không như
thế gian ban tặng”. Người còn nói “Lòng các con đừng xao xuyến
và đừng sợ hãi”. Vậy còn lời nào hơn cho Giáo hội ngày nay nữa! Sự cám dỗ
thường rất
hay nhắm đến sự sợ hãi. Sợ mất mát, sợ đau khổ, sợ
kết quả không được mỹ mãn, sợ bị tẩy chay, sợ bị đày ải. Sợ như thế cũng là
điều dễ hiểu; bởi vì những điều này mang lại đau khổ và cô
đơn. Nhưng bất
chấp mọi biến động của thế giới này, sứ mệnh của chúng ta đã không thay đổi. Hai nghìn
năm qua vẫn không thay đổi. Hãy yêu mến Chúa Giê-su Kytô và vâng giữ lời Người,
như phúc âm đã khuyên dạy. Bao nhiêu thứ kinh
nghiệm bất tận của con người đòi hỏi phải có những lòng
dũng cảm mới, những
sáng tạo mới, nhưng chính sứ mạng thì vẫn đơn
giản thôi. Sứ mạng ấy bắt nguồn từ một cảm nghiệm về lòng yêu mến Thiên
Chúa; và do
lòng yêu mến này mới có sự Bình an: Bình an của phúc âm; thứ Bình an sẽ trở về với
chúng ta bất cứ khi nào chúng ta quay lại với lòng yêu mến như vậy.
Sự Bình An nói ở đây chỉ là tên gọi khác của Chúa Thánh Thần,
Đấng Bảo Trợ. Khi xin ơn Bình an,
bạn hãy cầu xin Đấng là chính sự Bình an;
bạn
hãy cầu xin Đấng Bảo Trợ là chính sự Bình an, để Người dạy chúng ta những gì
chúng ta cần biết và nhắc nhở chúng ta về những điều quan trọng nhất, gồm cả
đức tin của chúng ta nữa. Sau đó, xin Người gìn
giữ chúng ta khỏi những lo âu lo sợ hãi; cho tâm hồn
chúng ta reo vui trong Bình an; và trong chính Bình an này, chúng ta sẽ biết được chúng ta phải thể hiện
điều gì với tư cách là Giáo hội, đối với thời đại chúng
ta và
thế hệ chúng ta. Và cũng từ Bình an này, chúng ta được củng cố sức
mạnh; sức
mạnh để gánh vác thời đại và thế hệ này, gánh vác
tất cả vì Chúa Kytô.
Chuyển ngữ :JB. Đào Ngọc
Điệp
Nguồn: https://www.hprweb.com/