Chúa Nhật 8 MTN Năm C – ngày 27 tháng 2, 2022

Lm. Llane Briese

Các bài đọc: Hc 27: 4–7 • Tv 92: 2–3, 13–14, 15–16• 1 Cr 15: 54–58 • Lk 6:39–45 

bible.usccb.org/bible/readings/022722.cfm

Chúng ta đang ở Chúa Nhật Thường Niên cuối cùng trước khi vào Thứ Tư Lễ Tro. Mùa Chay bắt đầu tuần này và cũng bắt đầu các truyền thống trong Mùa Chay như: từ bỏ mình, đi Đàng Thánh Giá, kiêng thịt thứ Sáu, chiến dịch chén gạo mùa Chay và hy vọng dành thời giờ thinh lặng để lắng nghe tiếng Chúa mời gọi chúng ta hãy nghỉ ngơi trong tình yêu của Người. Hằng năm chúng ta vẫn làm những việc này và đây là điều đã ăn sâu vào văn hóa Công giáo chúng ta: “Vậy trong Mùa Chay này bạn từ bỏ điều gì?”. Trên vô số phương tiện truyền thông xã hội Công giáo, có rất nhiều gợi ý cho bạn.

 

Tại sao lại ồn ào như vậy? Có hơi quá đáng không? Rồi rốt cuộc là tất cả chúng ta đều phải khốn khổ trong cơn đại dịch coronavirus, bất ổn chính trị, các thiên tai, chưa kể đến tất cả các thiệt hại cá nhân như kiệt quệ tài chính, công ăn việc làm bấp bênh, khủng hoảng gia đình và rất nhiều điều khác nữa. Chúng ta có thực sự cần phải sám hối hơn nữa không? Làm sáng tỏ vấn đề có thể giúp chúng ta hiểu: sám hối không phải là hình phạt tự áp đặt. Nó không giống như các chương trình bóng rổ đại học tự áp đặt các lệnh cấm sau mỗi mùa thi đấu với hy vọng (thường là vô ích) rằng việc kiểm soát thân thể họ sẽ quyết định không trừng phạt các cầu thủ thêm nữa. Mùa Chay không giống như Ủy ban NCAA (Hiệp Hội Cầu Thủ Đại Học Quốc Gia) về vi phạm kỷ luật. Trái lại, từ sám hối trong tiếng Anh xuất phát từ động từ Latinh “hối cải” (Mc 1: 15); đó là ý nghĩa về sự trở lại, dành chỗ cho Chúa trong cuộc sống ồn ào, bận rộn của chúng ta.

 

Những lời Thánh Phao-lô trong Bài đọc 2 hôm nay cho chúng ta biết lý do tại sao việc sám hối lại quan trọng. Khoảng một phần tư thế kỷ sau khi Chúa Giêsu chết và sống lại, vị Tông đồ Dân ngoại đã nhắn nhủ tín hữu Cô-rin-tô: Hãy kiên tâm bền chí, và càng ngày càng tích cực tham gia vào công việc của Chúa, vì biết rằng : trong Chúa, sự khó nhọc của anh em sẽ không trở nên vô ích ”. Ngài đưa ra ba lời khuyên “hãy kiên tâm”, “hãy bn chí” và “hãy càng ngày càng tích cực tham gia.” Thánh Phao-lô biết ngài muốn nói gì. Khi đi khắp miền Địa Trung Hải để mang Tin Mừng đến những vùng đất mới và bắt đầu xây dựng các giáo hội mới, ngài đã phải chịu đựng mọi khổ nhục. Thậm chí ngài còn kể ra các nỗi thống khổ đó cho tín hữu Cô-rin-tô biết, như bị tù tội, nổi loạn, đắm tàu, đánh đập, phơi mình trong giá lạnh, đó chỉ là một số ít được kể tên thôi (2 Cr 6: 3–10; 11: 25–27). Thánh Phao-lô tự nguyện chịu đựng tất cả những điều này, vì ngài khám phá ra rằng có điều gì đó còn tốt đẹp hơn nhiều so với những gì thế giới này ban phát. Trong chuyến viếng thăm Cô-rin-tô tiếp theo, thánh Phao-lô sẽ viết một bức thư khác, nhưng gửi cho tín hữu Rô-ma, trong đó ngài quả quyết rằng “ những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta” (Rm 8: 18). Đây là những lời mạnh mẽ, tràn trề hy vọng. Vậy chúng ta có chia sẻ viễn tượng của Thánh Phao-lô về vinh quang không?

 

Ba chỉ dẫn của Phao-lô viết cho tín hữu Cô-rin-tô rất phù hợp cho chúng ta ngày nay giống như khi ngài viết cho họ trước kia. Chúng cung cấp cho chúng ta một lộ trình thích hợp cho hành trình Mùa Chay của chúng ta: hãy kiên tâm, bền chí và tận tụy. Trong thế giới vật cht dư thừa của chúng ta hiện nay thừa thức ăn, đồ uống, giải trí, tin tức, lời nhắn gửi, bản ghi nhớ, những pha gây cấn về bóng rổ và mọi thứ khác làm tiêu tốn thời gi và làm nhụt đi các giác quan của chúng ta chúng ta cần lùi lại một bước để nhấn nút tắt đi mọi thứ, hầu nghe được tiếng Chúa để chúng ta có thể đáp lại một cách kiên quyết, bn chí và hết lòng. Chúng ta nghe tiếng Chúa trong bài Tin Mừng hôm nay nói về cây tốt phải sinh trái tốt, nhưng nếu muốn sinh trái tốt, trước hết chúng ta phải nhận được nguồn dinh dưỡng thiêng liêng thích hợp bằng cách nghe lời Chúa. Và mùa Chay là lúc làm điều đó.

 

Trước Thứ Tư Lễ Tro vài ngày, Chúa mời gọi chúng ta chuẩn bị cho cuộc hành trình thiêng liêng hằng năm kéo dài bốn mươi ngày này. Hãy tưởng tượng bạn đang tham gia một chuyến đi tham quan một thành phố mà bạn chưa bao giờ đến. Bạn sẽ đi bộ, vì vậy bất cứ thứ gì bạn muốn mang theo thì bạn phải mang nó suốt cả ngày. Do đó bạn phải quyết định những gì bạn thực sự cần và những gì nên bỏ lại phía sau. Mùa Chay là một hành trình. Vậy những gì cần đem theo với chúng ta, và những gì cần bỏ lại? Trong những ngày cuối cùng trước Thứ Tư Lễ Tro, chúng ta hãy đón nhận lời Chúa mời gọi phải bỏ lại tất cả những gì không cần thiết và hành trình tiến lên với đức tin, vì biết rằng ChúaĐấng đến với chúng ta trong Bí tích Thánh Thể này như Bánh cần cho cuộc hành trình – còn ban cho chúng ta một điều lớn lao hơn nữa, đó là cuộc sống vĩnh cửu. Trong bài đọc 2 hôm nay, thánh Tông đồ nói lên điều đó thật tuyệt vời: " Tử thần đã bị chôn vùi. Đây giờ chiến thắng !" Chính cái chết của Chúa đã chôn vùi sự chết trong chiến thắng ngay nơi ngôi mộ trống của Người. Chúng ta hãy mau mắn đến gặp Người đó.

 

 

Chuyển ngữ :JB. Đào Ngọc Điệp 

Nguồn: https://www.hprweb.com/

 


Suy Niệm Lời Chúa Năm C