Chúa Nhật 26 Thường
Niên, Năm C – Ngày 25-9-2022
Lm. Matthew Gonzalez
Các bài đọc: Am 6:1a, 4–7 • Ps 146:7, 8–9, 9–10 • 1
Tm 6:11–16 • Lk 16:19–31
bible.usccb.org/bible/readings/091822.cfm
Ngày 24 tháng 11 năm 2013,
Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành Tông Huấn Niềm Vui Của Tin Mừng, Evangelii Gaudium, đề cao trách nhiệm của con người là phải sống và chia sẻ sức sống cùng niềm vui của Tin Mừng. Đây là lời mời gọi của Chúa Giêsu,
Chúa chúng ta, gửi đến chúng ta. Tuy nhiên,
nhiều khi anh chị em và tôi có
thể cảm
thấy sức sống Tin Mừng mà chúng ta được kêu gọi để sống đã uể oải trong tâm hồn chúng ta. Chắc chắn, có những lúc
thật khó để sống đức tin Kytô giáo chúng ta, để sống cuộc sống linh hoạt nhờ lòng bác ái, đặc biệt trong một thế giới dường như quy hướng về chính mình. Thay vì tập trung vào những phương thức chúng ta có thể sử dụng của cải vật chất và các nguồn lực của mình để giúp người khác thoát khỏi bất cứ thứ nghèo đói nào họ phải đối mặt, thì chúng ta lại có xu hướng chú tâm vào mọi cách để leo lên được nấc thang danh vọng và tiện nghi.
Để nhấn mạnh vấn đề này,
Đức Thánh Cha đã chứng thực rằng:
Mối nguy lớn trên thế giới
hôm nay, một thế giới hầu như thấm nhiễm chủ nghĩa tiêu thụ, đó là cảm giác cô
đơn và lo lắng phát sinh từ một con tim tự mãn nhưng tham lam, sôi nổi chạy
theo những thú vui phù phiếm, và một lương tâm chai lỳ. Khi mà đời sống nội tâm
của chúng ta bị trói chặt trong những lợi ích và những mối quan tâm riêng của
nó, thì không còn chỗ cho người khác, không còn chỗ cho người nghèo. Tiếng nói
của Thiên Chúa không còn được nghe thấy, niềm vui an bình do tình yêu của Người không còn được cảm thấy, và ước muốn làm
điều thiện bị phai mờ. Đây chính là một mối nguy cho cả người tín hữu. Nhiều
người rơi vào mối nguy này, và kết cục là cảm giác bực bội, tức giận và chán nản.
Đó không phải là cách để chúng ta sống một đời sống xứng đáng và sung mãn; đó
không phải là ý muốn của Thiên Chúa đối với chúng ta, cũng không phải là đời sống
trong Thần Khí bắt nguồn từ trái tim của Đức Kitô phục sinh. (Đoạn 2, Tông Huấn Niềm vui của Tin
Mừng - Evangelii Gaudium, Lm. Đaminh Ngô Quang Tuyên - UB
LBTM/HĐGM.VN chuyển ngữ)
Cũng thế, các bài đọc Chủ Nhật hôm nay cho chúng ta thấy sự tự mãn của một tâm hồn tham lam đã đào sâu hố sâu ngăn cách giữa chúng ta và tha nhân như thế
nào, đặc biệt là những người đang thiếu thốn. Khi chúng ta khép mình lại và lấp
đầy bản thân, thì “ước muốn làm điều thiện của
chúng ta bị phai mờ.” và cuối cùng giống như người phú hộ kia, chúng ta sẽ phải hứng chịu sự cô đơn do lòng ích kỷ.
Trong
bài đọc thứ nhất trích sách ngôn sứ A-mốt, chúng ta gặp một A-mốt hăng say khuyên nhủ dân Israel hãy từ bỏ lối sống phóng túng và đừng quên lãng sứ mệnh của họ là dân được tuyển chọn. Thí dụ, A-mốt nói tiên tri vào một thời kỳ
cực thịnh dưới thời trị vì của vua Giê-rô-bô-am II (786 – 746
TCN) Tuy nhiên, tiếp theo thời cực thịnh của
Israel là sự tham nhũng. A-mốt kêu lên, “Khốn cho những kẻ sống yên ổn tại Xi-on! Chúng nằm dài trên giường
ngà, ngả ngớn trên trường kỷ, mà ăn những chiên non nhất
bầy, những bê béo nhất chuồng”(A-mốt 6: 1a, 4). Dường như thay vì dẫn Israel đến lòng quảng đại và phục vụ Thiên Chúa cùng tha nhân, thì sự dồi dào các nguồn tài nguyên lại đưa họ đến tình trạng phục vụ chính mình.
Hình ảnh
này về sự tự mãn của dân Israel là cao điểm trong dụ ngôn Người
Giàu có và La-gia-rô trong bài Tin Mừng Chúa Nhật này. Chỉ
cần tưởng tượng sự phồn vinh của ông nhà giàu kia. Hãy tưởng tượng không những sự dư thừa mà thôi, nhưng còn tưởng tượng ra sự lãng phí thực phẩm nữa. Trong cuộc sống, khoảng
cách giữa người giàu và La-gia-rô không phải là sự chênh lệch của cải vật chất,
mà là hố sâu lòng tự mãn. Khoảng cách giữa người giàu và La-gia-rô ngày càng
nới rộng do thiếu lòng bác ái. Cuộc sống của người giàu “bị ràng buộc vào những lợi ích của riêng nó. . . ” và " không còn chỗ cho người
nghèo."
Chúng ta
có thường thấy mình bị ám ảnh do
sức mạnh Lời Chúa chúng ta nghe trong Chủ nhật này không? Chúng ta có thường
thấy mình sống theo tính tự mãn do lòng tham lam không? Thực vậy, khi chúng ta chỉ để ý thỏa mãn nhu cầu của mình, chúng ta sẽ coi thường nhu cầu của người khác - chúng ta sẽ coi thường những Lazarus đang hiện diện giữa chúng ta.
Vậy,
chúng ta phải làm gì để chống lại sự chai lì của lương tâm do thái độ tự mãn? Tuần này qua Bài đọc thứ hai, thánh Phao-lô thách đố anh chị em và tôi như sau: “Hỡi con, hỡi người của Thiên
Chúa, hãy theo đuổi đức công chính, lòng đạo hạnh, đức tin, đức ái, đức nhẫn nại,
đức hiền lành. Con hãy chiến đấu trong cuộc chiến đấu chính nghĩa của đức tin ”(1 Ti-mô-thê 6:11). Hãy
ra sức chống lại lối sống dung túng của người giàu có và hãy
sống theo sức sống mạnh mẽ của Phúc âm. Có như vậy, chúng
ta mới đạt đến cuộc sống trọn vẹn chúng ta đang tìm kiếm!
Chuyển
ngữ :JB. Đào Ngọc Điệp
Nguồn: https://www.hprweb.com/