Chúa Nhật 33 Mùa Thường Niên – Ngày 13 Tháng 11, 2022
Lm.
James Orr
Các bài đọc: Ml 3:19–20a • Tv 98:5–6, 7–8, 9 • 2 Tx 3:7–12 • Lc
21:5–19
bible.usccb.org/bible/readings/111322.cfm
Chắc nhiều người trong chúng ta vẫn còn nhớ khi sắp đến năm 2000, chúng ta lo sợ đủ thứ. Dựa vào kỹ thuật máy điện toán,
người ta sợ các máy tính không biết đổi ngày tháng khi bước qua năm 2000, bởi
vì ngày tháng được thiết kế trong máy tính chỉ cho đến hết năm 1999 mà thôi. Vì
vậy, các máy tính sẽ gây ra mọi thứ rắc rối từ kinh tế, cơ sở hạ tầng, lưu trữ
hồ sơ và những thứ bị lệ thuộc vào máy tính, tất cả sẽ ngừng hoạt động, bị xóa
sạch, được đưa về giai đoạn phá sản, và cứ thế tiếp tục. Ngày tàn kỹ thuật đang
khởi đầu.
Khi ấy có
những người coi ngày này là năm Đức Ki-tô Tái Lâm. Người ta đưa ra đủ các dấu chỉ và điềm lạ trích từ
Kinh thánh được cho là ám chỉ thời gian ấy đã được
tiên báo là 2000 năm nay ứng nghiệm. Đầu tiên, 2000 năm kể từ khi Chúa sinh ra khi
chúng ta đếm lịch đáng lẽ phải là năm
2001, bởi vì khi tu sĩ Dionysius Exiguus đếm các năm, số 0 đã không có nên
không có năm 0. Thầy dòng ấy bắt đầu với Số Một khiến cho năm 2001
thành năm thứ 2000. Nếu anh chị em không có gì thú vị hơn để làm, hãy thử đếm
các con số này. Quả đúng như vậy. Thứ đến, Thầy Dionysius đã mắc sai lầm khi
đếm lộn khoảng từ 4 đến 6 năm, cho nên năm thứ 2000 thực sự ở
đâu đó vào khoảng năm 1994 đến năm 1996. Tôi luôn tự hỏi tại sao người ta lại
chú trọng đến năm sinh của Chúa Giê-su chứ không phải năm Chúa Kytô chiến thắng
trên Thánh giá và Phục sinh. . . đó là một ý tưởng thôi.
Dù sao, tất cả những điều này đều dựa trên nền Thần học Cơ
bản Tin lành sai lầm gọi là thuyết Thiên
niên kỷ (Millennialism). Vào giữa những năm 1800, mục sư William Miller đã lục
lọi trong Kinh Thánh những câu phù hợp với ý tưởng của ông về ngày Chúa Kytô
Đến. Chẳng hạn, câu trích Thư thứ nhất Thê-xa-lô-ni-ca
(1Tx 4:17) nói rằng, “rồi đến
chúng ta, là những người đang sống, những người còn lại, chúng ta sẽ được đem
đi trên đám mây cùng với họ, để nghênh đón Chúa trên không trung….” Mục sư Miller
đã nắm lấy điều này và tạo ra giáo thuyết "Rapture"
nổi tiếng (Bất
chợt được đem đi).
Điều Mục sư không để ý là câu trước đó (1Thê-xa-lô-ni-ca
4:16) cho biết khi những điều ấy sẽ xảy ra, “thì chính Chúa sẽ từ trời ngự xuống
khi hiệu lệnh ban ra, khi tiếng tổng lãnh thiên thần và tiếng kèn của Thiên
Chúa vang lên, và những người đã chết trong Đức Ki-tô sẽ sống lại trước
tiên.” Vậy sự kiện
Phao-lô mô tả sẽ xảy sau khi Chúa Kytô Đến Lần Thứ Hai, chứ không
phải trước đó. Tìm và chọn câu Kinh Thánh phù hợp với những ý tưởng định sẵn
chắc chắn dẫn đến việc giải thích sai lầm. Vì
vậy, không có chuyện "Bất chợt được đem đi";
vì tất cả chúng ta sẽ phải chịu đựng những gì xảy ra trước khi Chúa Kytô Tái
Lâm.
Hầu hết các nhà thần học và mục sư Tin lành dòng chính vào
thời Miller cũng
như ngày nay đều coi thần học của mục sư Miller có lối giải
thích Kinh Thánh sai lầm. Chắc chắn, Giáo hội Công giáo lên án điều đó. Giáo hội
Công giáo không chủ trương bất kỳ
khái niệm bình dân nào về ngày Tận Thế và tất cả thần
học sai lầm của mục sư Miller. Nhưng Giáo hội chủ trương rằng
trong mọi thời đại, tất cả các dấu chỉ mà Sách Thánh nói đến đều
được ứng nghiệm ở mức độ ngày càng lớn hơn. Cuối cùng, các dấu chỉ đó sẽ được
hoàn tất theo đường lối thể hiện trọn vẹn thánh ý Thiên Chúa Cha và khi ấy Chúa Kytô
sẽ đến. Vậy, những dấu chỉ chúng ta nghe trong bài Phúc âm
hôm nay cho thấy cuộc Tái lâm của Chúa Kytô là điều chắc chắn. Những dấu hiệu
chúng ta thấy ngày nay cho biết chắc chắn là Người sẽ đến lần cuối. . . chỉ là
chưa phải lúc này thôi. Vì vậy, mỗi khi gặp một
ai đó cố thuyết phục anh chị em bằng các dấu hiệu cho thấy việc Chúa Kytô Đến,
anh chị em có
thể đồng ý. Nhưng chúng ta chỉ không đồng ý về khi nào
những việc đó xảy đến mà thôi.
Chuyển ngữ :JB. Đào Ngọc
Điệp
Nguồn: https://www.hprweb.com/