Chúa Nhật III Mùa Vọng – Ngày 12 tháng 12, 2021

Lm. John Eckert

 

Các bài đọc: Xp 3: 14–18a • Is 12: 2–3, 4, 5–6 • Pl 4: 4–7 • Lc 3: 10–18   

bible.usccb.org/bible/readings/121221.cfm

 

Nếu bạn chưa nghe đầy đủ câu chuyện Đức Mẹ Gua-da-lu-pe hiện ra, tôi hết sức khuyên bạn hãy đọc trong kho tàng đức tin đó của chúng ta, vì những sự kiện gần 500 năm qua là viết cho chúng ta. Xin được tóm tắt ngắn gọn, sau một thời gian các nỗ lực truyền giáo để truyền bá đức tin ở miền Trung Mỹ không mấy thành công, Đức Mẹ đã hiện ra với Juan Diego, một người trở lại đạo khiêm tốnkhông nghi ngờ. Anh được Đức Mẹ cho biết phải đến gặp giám mục để xin ngài xây một thánh đường trên đồi Tepeyac, ngay bên ngoài Thành phố Mexico ngày nay. Dĩ nhiên, lúc đầu vị giám mục không tin người lao động khiêm nhường nàyngài đã đòi anh phải xin một dấu chỉ và Mẹ Maria đã ban cho anh ta.

Bỏ qua nhiều chi tiết liên quan đến dấu chỉ, có hai chi tiết tôi muốn tập trung vào Chủ nhật vui mừng hôm nay, cũng là Lễ Đức Mẹ Gua-da-lu-pe. Đầu tiên, Đức Mẹ dạy Juan Diego hãy lên đỉnh đồi Tepeyac; ở đó anh đã thấy những bông hoa hồng mà Mẹ Maria bảo anh mang về cho đức giám mục. Sự kiện này có vẻ không hữu lý cho lắm, vì lúc đó đang là tháng 12, mặt đất phủ đầy sương giá, và các cây hoa hồng ấy không phải là thổ sản vùng này ở Mễ Tây Cơ, giống như tại Tây Ban Nha là nơi vị giám mục sinh sống. Thứ hai, Mẹ Maria đã sắp xếp những bông hồng trên chiếc áo choàng của Juan Diego để anh mang đến cho vị giám mục. Áo choàng là một tấm vải kết hợp giữa dây thắt lưng đeo dụng cụ và một cái tạp dề. Đó là trang phục làm việc của một người lao động thấp hèn như Juan Diego. Và chính trên chiếc áo choàng lao động hàng ngày này, các bông hồng lạ lùng đã được mang đi cùng với hình ảnh Đức Mẹ Gua-da-lu-pe linh thiêng in trên đó, sau 500 năm vẫn còn đặt trong Vương cung thánh đường mang tên Mẹ ở thành phố Mexico.

Hôm nay tôi dài dòng kể lại câu truyện này không nhữngsự trùng hợp ngày lễ Đức Mẹ Gua-da-lu-pe với Chúa Nhật thứ ba Mùa Vọng, mà còn vì cách phép lạ lớn lao này đã xảy ra phù hợp với câu trả lời của Thánh Gio-an Tẩy Giả trước những câu hỏi trong bài Tin Mừng là "Vậy chúng tôi phải làm gì?" Giữa rất nhiều cách Đức Mẹ có thể tỏ mình ra cho đức giám mục, Mẹ đã chọn một anh lao động thấp hèn bộ quần áo lao động tầm thường để gây ấn tượng không những cho vị giám mục, mà cho cả thế giới nữa.

Thánh Gio-an Tẩy Giả không bảo những người đến hỏi ngài hôm nay rằng họ phải làm điều gì phi thường. Ngài không yêu cầu họ rời xa thế gian, đến nơi hoang địa, lấy châu chấu và mật ong rừng mà sống. Nhưng ngài bảo họ phải có lòng đạo đức, ngay tại nơi họ đang sống. Người thu thuế - đừng lấy nhiều hơn mức bạn phải thu. Những binh lính - đừng bắt nạt kẻ khác, hãy lương thiện và biết ơn. Về phần chúng ta - đừng tham lam và hãy chia sẻ những gì bạn có. Chẳng có điều nào trong những điều kể trên là rất khó hiểu và khó thực hiện, nhưng cũng không có nghĩa là dễ dàng đâu.

Tuần trước, Thánh Gioan Tẩy Giả đã kêu gọi chúng ta sám hối; bây giờ chúng ta đã ăn năn, hi vọng đã đi xưng tội và được tha thứ những lỗi lầm ngăn cách chúng ta với Chúa và với nhau, câu hỏi bây giờ là của đám đông: " Vậy chúng tôi phải làm gì?" Hiểu rõ ý nghĩa việc Đức Mẹ đã sử dụng chiếc áo choàng của Thánh Juan Diego làm dấu hiệu, nên hãy để Mẹ sử dụng công việc hàng ngày của bạn để làm dấu chỉ. Bạn nhớ những cây hồng không thể mọc được trong sương giá chứ? Phải, đáng lẽ chúng ta không còn ngoan đạo và yêu thương nữa vào thời kỳ hậu Kytô giáo của những kẻ “vô tôn giáo”. Tuy nhiên thật kỳ diệu, chúng ta vẫn tiếp tục phá vỡ được băng giá. Đừng giữ những bông hồng đó ở nhà hay trong khuôn viên nhà thờ; nhưng hãy mang niềm vui lan tỏa đó vào nơi làm việc của bạn. Tôi không có ý bảo bạn nên hành động quá đáng và mù quáng (Pollyanna). Chúng ta không được kêu gọi trở thành những người lạc quan; nhưng chúng ta được kêu gọi trở thành những môn đệ tràn đầy hy vọng của Chúa Giêsu Kitô. Tôi có ý nói ngày nay thế giới cần nhiều hơn là chiếc áo choàng thứ hai và thức ăn dư thừa của chúng ta (mặc dù thế giới vẫn đang cần những thứ đó); thế giới cần niềm vui mà Thánh Phao-lô đã truyền dạy tín hữu Phi-líp-phê phải tham dự vào khi Ngài viết thư cho họ từ trong tù.

Lời nguyện nhập lễ hôm nay cầu xin Chúa “hướng niềm vui chúng con về chính nguồn hoan lạc của mầu nhiệm Giáng Sinh cao cả để tâm hồn chúng con hoàn toàn đổi mới, mà họp mừng ngày cứu độ đã gần kề.” Lời đó luôn biến lời khẩn cầu này thành một lời cầu xin vĩ đại. Tất cả chúng ta đều biết rằng chúng ta đang sống trong thời kỳ đầy thử thách, vì rất nhiều lý do nên tôi sẽ không đào sâu đây. Như cha Paul Mankowski đã phát biểu khi kết thúc một bản tóm tắt tuyệt vời về tình trạng của Giáo hội: “Tôi hoàn toàn không tìm thấy lý do gì để lạc quan, nhưng tôi có mọi lý do để hy vọng.” Bạn thân mến, theo mệnh lệnh của Thiên Chúa nhân từ và đầy lân ái, hoa hồng tiếp tục bng nở xuyên băng giá, những chiếc áo choàng ơn gọi của chúng ta tiếp tục được mang đi, và Đấng Thánh của Ít-ra-en vẫn ở giữa chúng ta.

Vậy chúng ta phải làm gì? Hãy xin Chúa cho chúng ta biết mang niềm vui cứu rỗi vào một thế giới đang khao khát, ngay cả khi thế giới chưa biết đến ơn cứu rỗi ấy. Điều này đòi hỏi lòng can đảm phát sinh từ niềm vui mãnh liệt không bắt nguồn từ thú vui chóng qua của mùa lễ, mà từ tình yêu bền vững của Con Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta, tình yêu chiến thắng tội lỗi và sự chết. Hãy cầu xin Con Thiên Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ Guadalupe, Thánh Gioan Tẩy Giả và Thánh Juan Diego đốt cháy đi trong bạn những rác rưởi ngăn cản bạn chia sẻ ngọn lửa đức tin của bạn và làm tan băng giá đang bóp nghẹt thời đại chúng ta.

 

Chuyển ngữ :JB. Đào Ngọc Điệp 

Nguồn: https://www.hprweb.com/

 


Suy Niệm Lời Chúa Năm C