Chúa
Nhật II Mùa Chay C:
Chúa Giêsu Biến Hình
Lm Phêrô Trần
Đình, Dalat
Dẫn nhập
Mục đích của Mùa Chay là từng bước dẫn chúng ta đi vào mầu nhiệm Đức
Kitô để hiểu và sống, đúng như lời nguyện thánh lễ Chúa Nhật I : “Xin giúp
chúng con sống những ngày khắc khổ ấy để học biết Đức Kitô và dõi theo gương
Người”.
Bài này sẽ trình bày hai điểm :
1. Mầu nhiệm biến hình;
2. Những bài học rút ra.
I. Mầu nhiệm Đức Giêsu biến hình
1. Đây là một kinh nghiệm
thiêng liêng Đức Giêsu muốn chia sẻ với chúng ta.
Cuộc biến hình có lẽ đã xảy ra ban đêm (bằng chứng là các môn đệ của
Người đang “ngủ li bì”), khi Người đang chìm đắm trong cầu nguyện. Một chi tiết
nên được quan tâm.
Quả thật, những biến cố trọng đại trong cuộc đời Đức Giêsu luôn gắn
liền với sự cầu nguyện, như khi Người chịu phép rửa tại sông Giođan, khi tuyển
chọn các môn đệ, trước khi đi vào cuộc thương khó, hay khi hấp hối trên thập
giá.
2. Những biến đổi hình dáng bên ngoài không phải là những chi tiết
thánh sử chú ý cho bằng để nói lên sự vinh quang của Đức Giêsu. Vinh quang này
gắn liền vớiï đau khổ để cho thấy mầu nhiệm toàn vẹn của Người cũng như mục
đích của đạo Chúa không phải là đi tìm sự đau khổ. Thật vậy, đau khổ chỉ là con
đường tất yếu phải đi ngang qua mà thôi.
3. Hai ông Môisê và Eâlia xuất hiện rồi biến mất sau đó là để nói với
chúng ta rằng Đức Giêsu chính là niềm mong đợi của dân Do thái. Người là Đấng
Thiên Sai cứu thế. Từ nay, mọi sự phải tập trung vào Người. Tiếng của Chúa Cha
phán từ trời cũng không có mục đích nào khác hơn ngoài việc giới thiệu Đức
Giêsu là Chúa của đạo mới. Từ nay, theo đạo là theo Đức Giêsu và lắng nghe lời
của Người.
4. Hình ảnh ba môn đệ thân tín li bì trong giấc ngủ là để minh hoạ một
điều : con người “xác thịt” sẽ khó khăn trong việc đón nhận mầu nhiệm.
II. Những bài học được rút ra
1. Lời mời gọi biến hình. Thánh Luca không muốn kể một câu chuyện, cho
bằng muốn ta suy nghĩ, đặc biệt trong mùa chay. Đức Giêsu biến hình là hình ảnh
của mầu nhiệm phục sinh, hình ảnh của con người mai sau, như Thánh Phaolô nói : “chúng ta cũng sẽ được
sáng láng như Người”.
Thánh Luca đồng thời cũng muốn mời gọi ta bắt chước Chúa mà biến hình,
nghĩa là thay đổi đời sống tận căn. Bất cứ sự thay đổi nào cũng làm cho ta nên
xinh đẹp hơn, hấp dẫn hơn, như thể các môn đệ sau khi tỉnh dậy đã choáng ngợp,
ngất ngây trước hình ảnh Chúa biến hình và chỉ muốn cư ngụ mãi trên núi.
2. Nếu Đức Giêsu đã biến hình đang khi cầu nguyện thì dường như Thánh
Luca khi kể lại câu chuyện này cũng muốn nói với chúng ta hôm nay rằng : con
người muốn biến đổi thì phải cầu nguyện. Chính sự cầu nguyện có sức thay da đổi
thịt chúng ta như khi chúng ta hít khí trời vậy. Vả lại sự biến đổi nào mà lại
không cần đến ơn Chúa ?. Rất nhiều khi chúng ta không thay đổi được chỉ vì
thiếu sức mạnh của Chúa.
3. Đời sống đạo của chúng ta hôm nay là bước theo Đức Giêsu và lắng
nghe lời Người. Thánh sử Luca muốn nhấn mạnh điều này khi nói rằng đó là tiếng
nói của Chúa Cha, nghĩa là đó là một mệnh lệnh.
4. Tuy là một chi tiết phụ, nhưng Thánh Luca không quên kể lại cảnh ba
môn đệ thân tín chìm đắm trong “giấc ngủ li bì”, hình ảnh minh hoạ sự yếu đuối
của con người không thể đón nhận mầu nhiệm Đức Giêsu, nhất là mầu nhiệm khổ
nạn. Rồi đây, khi Chúa hấp hối trong vườn Cây Dầu, vẫn lại ba môn đệ này được
ghi nhận là đang ngủ : tinh thần thì mau mắn nhưng xác thịt lại nặng nề.
Kết luận
Mùa chay mời gọi ta “biến hình” như Đức Giêsu. Chính khi bản thân ta
được “biến hình” mà ta có thể nói : tôi
đã “học biết Đức Kitô và dõi theo gương Người” (Lời cầu nguyện Chúa Nhãt I mùa
chay).