Chúa
Nhật IV Mùa Chay C
KHUÔN MẶT CỦA THIÊN
CHÚA
Lm Phêrô Trần Đình, Dalat
Dẫn nhập
Dụ ngôn này trước kia có tên là “người con hoang đàng”. Thực ra, nó
nhấn mạnh chủ yếu đến tình thương tha thứ của người cha. Và như vậy, thâm ý của
Tin mừng là muốn trình bày khuôn mặt của Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương
xót, để khi cảm nghiệm được điều này, họ biết trở về với Người.
Bài này trình bày hai điểm :
1/ Người Cha và đứa con hoang đàng;
2/ Người cha và đứa con cả.
I. Người cha và đứa con hoang đàng
Đoạn Tin mừng này cố ý trình bày khuôn mặt của người con hoang đàng để
làm nổi bật khuôn mặt của người cha.
1/
người con hoang đàng
được trình bày qua những nét sau đây :
- Xin chia gia tài. Theo luật Cựu ước, việc chia gia tài thông thường được đợi đến sau
khi người cha chết đi. Đàng này, người con út nằng nằng đòi chia ngay khi
cha nó còn sống. Điều này cho thấy nó chẳng coi luật lệ vào đâu.
- Trẩy đi phương xa. Nghĩa là nó sẵn sàng cắt đứt mọi liên hệ với Cha và anh cả, với
gia đình.
- Chăn heo.
Sau khi phung phí hết tài sản “với bọn điếm” (c. 30), nó phải đi ở đợ,
buộc phải đi chăn heo. Đối với người Do thái, chăn heo đồng nghĩa với bỏ
đạo, không còn là một phần tử của gia đình và của dân Thiên Chúa nữa. Đàng
khác số phận của nó giờ đây còn thua kém cả một con heo, vì nó thậm chí
thèm những thứ heo ăn.
- Trở về.
Nó quyết định trở về, chẳng phải do lòng thống hối cho bằng là đói. Nó
soạn sẵn một bài “diễn văn” để cầu xin lòng thương xót và tha thứ của
người cha : “Con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng là con
cha nữa”.
2/
Người cha
- Nó còn ở đàng xa, người cha đã trông thấy. Có lẽ người cha đã đêm ngày mong con trở
về. Lòng mẹ cha như trời như biển, chẳng thể lấy thước tấc nào mà đo được
!
- Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để. Cử
chỉ diễn tả một tình thương vô bờ bến.
- Mặc áo mới, xỏ nhẫn và xỏ dép vào chân nó. Đứa con hoang đàng trở về thân tàn ma dại từ
đầu đến chân. Nó không còn xứng là một con người, nói chi đến người làm
công trong nhà. Vậy mà tình thương của cha nó đã “phủ lấp” mọi tội của nó.
Khi ông sai mặc áo mới là ông muốn nó trở lại tình trạng cũ; khi ông sai
đeo nhẫn cho nó là ông muốn khôi phục quyền bính của một đứa con (x. St
41, 42), muốn coi nó như một đứa con; khi ông sai xỏ dép vào chân nó là
ông muốn xem nó như một người tự do, bởi vì người nô lệ không được mang
dép.
- Mở tiệc ăn mừng. Ăn tiệc là hình ảnh nói lên sự giao hoà và tha thứ, không còn muốn
nhắc đến quá khứ nữa, mà chỉ muốn nhìn vào hiện tại mà thôi. Tình thương
tha thứ của người cha vượt trên mọi lỗi lầm của đứa con, bởi vì đối với
ông, điều quan trọng hơn cả là “con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất
mà nay lại tìm thấy”. Một đồng bạc, một con chiên lạc tìm thấy mà còn mừng
rỡ, huống nữa là một con người, hình ảnh của Thiên Chúa !
II. Người cha và đứa con cả
Tin mừng đáng lẽ có thể kết thúc ở đây là được rồi, nhưng lại muốn
trình bày thêm hình ảnh người con cả như muốn cho thấy một đối ảnh về người
cha, về Thiên Chúa.
1/ Người con cả
- Nổi giận và không chịu vào nhà. Nghĩa là không muốn chia sẻ tâm tình của
người cha : sự tha thứ và niềm vui. Tin mừng Luca hữu ý khi dùng chữ
“không chịu vào”.
- Đã bao năm con hầu hạ và không trái lệnh. Anh ta tự mãn vì đã luôn sống theo lệnh cha.
Điều ấy tốt nhưng chưa đủ. Người thanh niên giàu có tuân giữ lề luật ngay
từ thuở còn thơ, nhưng Chúa nói anh còn “thiếu” một điều.
- Thằng con “của cha”. Khi thiếu sự tha thứ, lập tức ranh giới sẽ
được phân chia rạch ròi.
2/
Người cha
- Chạy ra năn nỉ. Oâng muốn niềm vui này phải là niềm vui chung của cả gia đình, chứ
không phải chỉ là của riêng ông.
- Em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất nay lại tìm thấy. Người con của cha cũng chính là người em của
anh, dẫu nó thế nào đi nữa. Lý do chính yếu là nó đã trở về, “còn sống”. Ở
đây nhắc nhớ tới câu chuyện Giacóp và Giuse ; “Giuse con ta còn sống. Thế
là đủ rồi” (St 45, 28).
Kết luận
Tin mừng Luca khi trình bày câu chuyện với ba nhân vật chẳng những là
để minh hoạ khuôn mặt Thiên Chúa giàu lòng thương xót và tha thứ, nhưng còn có
mục đích khác là để chúng ta tự vấn xem ta là ai trong ba khuôn mặt ấy.