Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Chay
(25-3-2001)
Nghe:
2 Cr
5, 17-21: Cho nên, phàm ai ở trong Đức Ki-tô đều là thụ tạo mới. Mọi sự đều
do bởi Thiên Chúa là Đấng đã nhờ Đức Kitô mà cho chúng ta được hòa giải với
Người, và trao cho chúng ta chức vụ hoà giải. Thật vậy trong Đức Ki-tô, Thiên
Chúa đã cho thế gian được hòa giải với Người. Người không còn chấp tội nhân
loại nữa, và giao cho chúng tôi công bố lời hòa giải. Vậy nhân danh Đức Ki-tô,
chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa. Đấng chẳng hề biết tội là
gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để
làm cho chúng ta nên công chính trong Người.
TIN
MỪNG: Lc 15, 1-3. 11-32
Dụ ngôn người cha nhân hậu
Khi ấy, cáùc người thu thuế và người tội
lỗi đều lui tới với Đức Giê-su để nghe Người giảng. Những người Pha-ri-siêu và
các kinh sư bèn xầm xì với nhau: Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với
chúng. Đức Giê-su mới kể cho họ dụ ngôn này:
Một người kia có hai con trai. Người con
thứ nói với cha rằng: Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng Và
người cha đã chia của cải cho hai con. Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất
cả rồi trẩy đi phương xa. Ơû đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của
mình.
Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại
xẩy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng
thiếu, nên phải đi ở đợ cho một người dân trong vùng; người này sai anh ta ra
đồng chăn heo. Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng
chẳng ai cho. Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: Biết bao nhiêu người làm công
cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói! Thôi, ta đứng lên,
đi về cùng cha và thưa với người: Thưa cha con thật đắc tội với Trời và với
cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho
cha vậy. Thế là anh ta đứng lên đi về cùng cha.
Anh ta còn ở đàng xa, thì người cha đã
trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để. Bấy
giờ người con nói rằng: Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng
còn đáng gọi là con cha nữa. Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: Mau đem
áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi
đi bắt con dê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! Vì con ta đây đã
chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy. Và họ bắt đầu ăn mừng.
Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài
đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhẩy múa, liền gọi một
người đầy tơ ra mà hỏi xem có chuyện gì. Người ấy trả lời: Em cậu đã về và cha
cậu đã làm thịt con dê béo, vì gặp lại cậu ấy mạnh khỏe. Người anh cả liền nổi
giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ. Cậu trả lời cha: Cha coi,
đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa
bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè. Còn thằng
con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm nay trở về,
thì cha lại giết bê béo ăn mừng.
Nhưng người cha nói với anh ta: Con à,
lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. Nhưng chúng
ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà
nay lại tìm thấy.
Ngẫm:
Câu hỏi gợi ý:
1. Dụ
ngôn trong Tin Mừng Luca 15, 11-32 khi thì được gọi là dụ ngôn người con hoang
đàng khi thì được gọi là dụ ngôn người cha nhân hậu. Tại sao vậy? Cách gọi nào
chính xác hơn?
2. Mỗi
nhân vật trong dụ ngôn trên nói với chúng ta điều gì?
Suy tư gợi ý:
1. Thật
ra trả lời câu hỏi (1) nêu trên chẳng có gì khó. Trước kia Giáo hội nhấn mạnh
nhiều hơn đến yếu tố thống hối, ăn năn, hoán cải của tội nhân thì gọi dụ ngôn
trên là dụ ngôn người con hoang đàng. Còn sau này và hiện nay vì Giáo Hội quan
tâm hơn đến chính Thiên Chúa nên gọi dụ ngôn trên là dụ ngôn người cha nhân
hậu. Cả hai cách gọi đều đúng và bổ túc cho nhau, như hai mặt của một vật. Một
đàng sự ăn năn sám hối của tội nhân chỉ cứu được người ấy nhờ vào lòng từ bi
thương xót vô bờ bến của Thiên Chúa là Cha nhân hậu. Đàng khác lòng thương xót
của Thiên Chúa chỉ đem lại kết quả nếu như các con cái hoang đàng của Chúa biết
sám hối tội lỗi của mình và ăn năn chừa cải.
Nhưng nếu chúng ta muốn nói chính xác hơn thì chúng
ta phải gọi dụ ngôn trên là dụ ngôn người cha nhâân hậu. Lý chứng là văn mạch
của Sách Tin Mừng đòi chúng ta phải gọi như thế. Thật vậy Lu-ca đã viết lời dẫn
nhập cho chương 15 (gồm ba dụ ngôn: con chiên bị mất, đồng bạc bị đánh mất và
người cha nhân hậu) như sau:
Cáùc người thu thuế và người tội lỗi đều lui tới
với Đức Giê-su để nghe Người giảng. Những người Pha-ri-sêu và các kinh sư bèn
xầm xì với nhau: Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng. Đức
Giê-su mới kể cho họ những dụ ngôn này. Khi viết như thế, Lu-ca muốn cho
những người Pha-ri-sêu và kinh sư và mọi người hiểu rằng: Thiên Chúa nhập thể
làm người nơi Đức Giê-su là Thiên Chúa đến trần gian để tìm kiếm những con
chiên lạc, những đồng tiền đã rơi vãi mất, những người con hoang đàng, tội lỗi,
yếu đuối, sa ngã.
2. Đã là
dụ ngôn thì bao giờ cũng bao hàm ý nghĩa giáo dục, răn dạy. Dụ ngôn người cha
nhân hậu cũng mang theo ý nghĩa giáo huấn, giáo dục như các dụ ngôn khác của
Sách Phúc Aâm. Vậy thì chúng ta học được gì ở dụ ngôn người cha nhân hậu này?
Nói một cách chi tiết hơn, chúng ta học được gì từ mỗi nhân vật của dụ ngôn: từ
người con thứ hoang đàng phung phá? từ người anh cả ghen tî và vụ lợi? từ người
cha khoan dung nhân hậu?
Người
con thứ hoang đàng phung phá rõ ràng là người không biết cách ăn ở, không biết
chu toàn đạo làm con, không biết giá trị của lao động và của cải. Anh chỉ biết
có ý riêng ngông cuồng và nông cạn của mình. Anh chỉ quan tâm đến sự thoả mãn
các bản năng tầm thường: ăn ngon, mặc đẹp, hưởng thụ thú vui bên những người
phụ nữ. Anh chỉ là một người con tầm thường. Chỉ khi anh không còn khả năng tự
thoả mãn các lạc thú, anh mới nghĩ tới cha anh. Việc anh quay về nhà cha cũng
do một động lực chẳng cao cả gì cho lắm, chẳng qua cũng chỉ vì miếng ăn mà
thôi. Giá như anh còn tiền còn của thì chắc chắn anh chưa nghĩ tới ngày quay
về. May mà anh còn nghĩ ra được (và sau này có dũng cảm nói ra bằng lời) răèng
anh làm như thế là lỗi với Trời và lỗi với cha anh.
Chúng ta có giống như anh con thứ hoang đàng này
không? Chúng ta có dám bắt chước anh mà quay trở về với cha trong tin tưởng và
khiêm tốn không?
Người
con cả tỏ ra bực bội khi biết cha mình đối xử hết sức ngược đời đối với
người em của anh: Thay vì trừng phạt, quở trách ông lại mở tiệc ăn mừng như
tưởng thưởng cho lỗi lầm tầy trời của người em hư thân mất nết của anh. Anh
thấy cách đối xử ấy không hợp lý tý nào. Và anh tuôn ra tất cả những gì vẫn âm
ỷ trong lòng anh từ bấy lâu nay: Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ
cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con
dê con để con ăn mừng với bạn bè. Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết
của cải của cha với bọn điếm nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng .
Thốt ra lời ấy, người con cả càng bộc lộ tấm lòng
hèn mọn, nhỏ hẹp, vụ lợi của mình. Anh cũng chỉ là người anh tầm thường chứ
chẳng hơn gì người em hoang đàng của anh.
Thờ phụng cha: anh chỉ mong được cha đền đáp, tưởng
thưởng một con dê béo, một con cừu non. Anh không cảm nghiệm được tình thương
bao la của cha là một phần thưởng mà không gì có thể so sánh được. Anh không
thấy hạnh phúc lớn lao được luôn ở bên cha: được yêu thương, chăm sóc, quan
phòng mọi sự.
Chúng ta có giống như anh con cả này không? Chúng
ta có quan tâm đến tình phụ tử thiêng liêng hay chúng ta chỉ để ý đến quyền lợi
vật chất khi chúng ta phụng sự cha?
Hình
ảnh trung tâm của dụ ngôn - cũng như của Tin Mừng Lu-ca - là hình ảnh của người
cha yêu thương, từ bi, nhân hậu. Người cha ấy yêu con đến nỗi đã làm cả điều mà
không người cha nào muốn làm là chia gia tài cho người con thứ để nó đi ăn chơi
phung phí. Tình yêu thương dường như đã làm mềm lòng người cha. Có thể nói
người ta đã trở nên mềm yếu vì thương con. Rồi sau khi người con thứ đã
bỏ nhà ra đi, thì chắc chắn một điều là lòng người cha luôn hướng về người con
vắng nhà, luôn thấp thỏm mong con trở về, luôn trông ngóng hình bóng con từ xa.
Hiểu người cha như thế chúng ta mới hiểu được câu này của Lu-ca: Anh ta còn
ở đàng xa, thì người cha đã trông thấy.
Nhưng người cha đâu chỉ yêu thương tha thứ cho một
mình người con thứ hoang đàng. Ông cũng hết sức nhẫn nại, dịu ngọt, nhân hậu
với người con cả, khi anh này tuy ở gần ông nhưng lại ở thật xa ông, khi anh
trọng một con cừu non hơn diễm phúc được luôn ở bên cha, khi anh không chia sẻ
được với cha niềm vui tìm lại được người con đã mất, khi anh ghen tî, so bì với
người em đang tan nát tâm hồn và đầy mặc cảm.
Chúng ta có khám phá và học thêm được chút gì về
Thiên Chúa là cha nhân hậu qua dụ ngôn và nhất là qua nhân vật người cha trong
dụ ngôn này không? Xót thương, nhân hậu không chỉ là một tình cảm mà nhất là
một thái độ, một cách sống, một cách hành động cụ thể.
Nguyện:
Lạy Thiên Chúa là Cha nhân hậu, chúng con cảm tạ
lòng thương bao la của Cha, chúng con xin cha thứ tha cho những tội lỗi, hèn
kém và thiếu sót của chúng con, nhất là tội. hay lỗi.). Xin cha ban cho chúng
con một tấm lòng rộng mở, quảng đại, biết thứ tha và chóng quên các xúc phạm,
thiếu sót của anh em chúng con, của vợ/chồng chúng con, của các con/cháu của
chúng con. Chúng con nài xin cha vì danh Đức Giê-su Ki-tô Con Cha, Chúa chúng
con. A-men.
(Giêrônimô Nguyễn Văn Nội)