CHỦ NHẬT LỄ LÁ

8-4-2001

Nghe:
* Is 50,4-7:


Đức Chúa là Chúa Thượng đã cho tôi nói năng như một môn đệ, để tôi biết lựa lời nâng đỡ ai rã rời kiệt sức, Sáng sáng Người đánh thức, Người đánh thức tôi để tôi lằng tai nghe như một người môn đệ. Đức Chúa là Chúa Thượng đã mở tai tôi, còn tôi, tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui. Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ. Có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi, vì thế, tôi đã không hổ thẹn, vì thế tôi trơ mặt như đá. Tôi biết mình sẽ không phải thẹn thùng.

Pl 2, 6-11:

Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: "ĐỨC GIÊ-SU KI-TÔ LÀ CHÚA"


TIN MỪNG
Lc 22,14-23,56:

(Vì bài Tin Mừng hôm này rất dài, nên chỉ xin trích dẫn các tiểu đề như sau):
- Aên tiệc Vượt Qua (22,14-18),
- Đức Giê-su lập Phép Thánh Thể (22, 19-20),
- Đức Giê-su tiên báo Giu-đa sẽ nộp Thầy (22, 21-23),
- Kẻ làm đầu phải hầu thiên hạ (22, 24-27),
- Phần thưởng dành cho các Tông đồ (22, 28-30),
- Đức Giê-su tiên báo: Oâng Phê-rô sẽ chối Thầy, nhưng sẽ trở lại (22, 31-34),
- Giờ chiến đấu quyết liệt (22, 35-38),
- Tại núi Oâ-liu (22, 39-46),
- Đức Giê-su bị bắt (22, 47-53),
- Oâng Phêrô chối Thầy (22, 54-62),
- Đức Giê-su bị đánh đập (22, 63-65),
- Đức Giê-su ra trước Thượng Hội Đồng (22, 66-70),
- Đức Giê-su ra trước toà tổng trấn Phi-la-tô (23, 1-7),
- Đức Giê-su ra trước mặt vua Hê-rô-đê (23, 8-12),
- Đức Giê-su lại ra trước tòa tổng trấn Phi-la-tô (23, 13-25),
- Trên đường lên Núi Sọ (23, 26-32),
- Đức Giêsu chịu đóng đinh vào thập giá (23, 33-34),
- Đức Giê-su bị nhục mạ (23, 35-38),
- Người gian phi sám hối (23, 39-43),
- Đức Giê-su trút hơi thở cuối cùng (23, 44-46),
- Sau khi Đức Giê-su tắt thở (23, 47-49),
- Mai táng Đức Giê-si (23, 50-56).


Ngẫm:
Câu hỏi gợi ý:

Bài Thương Khó của Phụng Vụ Chúa Nhật Lễ Lá giúp chúng ta hiểu biết thêm về cách suy nghĩ và hành động của Thiên Chúa như thế nào?

Suy tư gợi ý:
1. Phân biệt điều chính điều phụ:

Thường thường người giáo dân chúng ta dễ bị lôi cuốn bởi những chi tiết bên ngoài, phụ thuộc và dễ gây cảm xúc của biến cố Tử Nạn của Đức Giê-su, mà ít quan tâm đến yếu tố trọng tâm và ít đi vào chiều sâu của biến cố, cũng là của Mầu Nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh của Con Một Thiên Chúa. Chúng ta thường dừng lại ở cảnh đón rước Chúa tưng bừng của dân chúng thành Giê-ru-sa-lem, cảnh cô đơn và đau khổ của Đức Giê-su trong cuộc Khổ Nạn.Tất cả những chi tiết, những quang cảnh ấy đều có giá trị nhưng điều quan trọng và đáng chúng ta chú ý nhất là Thiên Chúa Nhập Thể Làm Người nơi Đức Giê-su đã sống cuộc Khổ Nạn ấy như thế nào và tại sao Người lại chấp nhận cuộc Khổ Nạn ấy?

2. Đức Giê-su đã sống cuộc Khổ Nạn như thế nào?
Dựa vào Kinh Thánh Cựu và Tân Ước chúng ta thấy nổi bật những yếu tố sau đây:
2.1 Đức Giê-su đã biết trước cuộc khổ nạn, nghĩa là Người rất ý thức và tỉnh táo trước cuộc Khổ Nạn và đã chuẩn bị mọi việc chu đáo trước ngày xẩy ra biến cố trọng đại ấy:
a) Đức Giê-su đã loan báo ít nhất là ba lần biến cố Khổ Nạn và Phục Sinh của Người để chuẩn bị tâm hồn các Tông đồ biết đón nhận và hiểu được rằng biến cố ấy nằm trong Chương Trình của Thiên Chúa và có ý nghĩa Cứu Độ chúng sinh.
b) Đức Giê-su đã để lại một bài học sống động, cụ thể về tình thương yêu huynh đệ, về tinh thần và cung cách phục vụ lẫn nhau trong cộng đoàn, qua việc Người quì xuống rửa chân cho Nhóm Mười Hai
c) Đức Giê-su đã lập Phép Thánh Thể và Truyền Chức để duy tri sự hiện diện "bí tích" của Ngài giữa cộng đoàn môn đệ thay cho sự hiện diện thể lý. Sự hiện diện thể lý là sự hiện diện bằng xương bằng thịt mà giác quan chúng ta cảm nhận được. Còn sự hiện diện "bí tích" là sự hiện diện siêu hình nhưng có thật và chúng ta chỉ cảm nhận được bằng đời sống tâm linh và bằng Đức Tin mà thôi.
2.2 Đức Giê-su đã chấp nhận mọi Khổ Đau (thể xác, tinh thần, tâm linh) một cách bình tĩnh, can trường, khiêm hạ và vâng phục.
a) Đức Giê-su đi đầu Nhóm Tông Đồ ra đón đám quân lính được sai đến bắt Người.
b) Đức Giê-su không kêu than, van vỉ, không phản bội sứ mạng khi bị tra tấn, đánh đập, xí nhục, bị kết án và bị đóng đinh trên Cây Thập Tự.
c) Đức Giê-su phó thác xác hồn và sự nghiệp của Người vào tay Thiên Chúa Cha.

3. Tại sao Đức Giê-su lại chấp nhận cuộc Khổ Nạn ấy?
3.1 Trước hết vì Đức Giê-su vâng phục Thiên Chúa Cha.
3.2 Kế tiếp là vì Đức Giê-su phó thác tin tưởng vào Thiên Chúa Cha Quyền Năng và Thượïng Trí khi Thiên Chúa Cha để sự việc xẩy ra như vậy.
3.3 Và sau cùng là vì Đức Giê-su muốn thể hiện Sức Mạnh và Sự Điên Cuồng của Thiên Chúa là Tình Yêu (Deus Caritas est) khi chấp nhận là một tử tội, yếu đuối, hèn hạ trước mắt loài người.

NGUYỆN:
Lạy Thiên Chúa Cha là Đấng đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người cho thế gian (Ga 3, 16), chúng con cảm tạ, chúc tụng và ngợi khen Cha!
Lạy Chúa Giê-su Ki-tô là Đấng đã yêu thương những kẻ thuộc về Người và đã yêu thương họ đến cùng (Ga 13, 1), chúng ta cảm tạ, chúc tụng và ngợi khen Chúa!
Lạy Chúa Thánh Thần là Sức Mạnh và là Tình Yêu của Thiên Chúa, Đấng đã làm cho cuộc Khổ Nạn của Đức Giê-su có Sức Mạnh cứu độ chúng con, chúng con cảm tạ, chúc tụng và ngợi khen Chúa!


(Giê-rô-ni-mô Nguyễn Văn Nội)

 


Trở Về Mục Lục | Về Trang Nhà