Chúa Nhật thứ 12 Thường Niên

(20-6-2004)

Nghiêm túc xác định lại Đức Giêsu là ai và sống đúng theo xác định ấy

ĐỌC LỜI CHÚA

·  Dcr 12,10-11.13,1: (10) Ta sẽ đổ ơn xuống cho nhà Đavít và dân cư Giêrusalem, giúp chúng biết sống đẹp lòng Ta và tha thiết cầu nguyện.

·  Gl 3,26-29: (27) Bất cứ ai trong anh em được thanh tẩy để thuộc về Đức Kitô, đều mặc lấy Đức Kitô.

 

·    TIN MỪNG: Lc 9,18-24

Ông Phêrô tuyên xưng Đức Giêsu

(18) Hôm ấy, Đức Giêsu cầu nguyện một mình. Các môn đệ cũng đó với Người, Người hỏi các ông rằng: «Dân chúng nói Thầy ai?» (19) Các ông thưa: «Họ bảo Thầy ông Gioan Tẩy Giả, nhưng kẻ thì bảo ông Êlia, kẻ khác lại cho một trong các ngôn sứ thời xưa đã sống lại». (20) Người lại hỏi: «Còn anh em, anh em bảo Thầy ai?» Ông Phêrô thưa: «Thầy Đấng Kitô của Thiên Chúa». (21)Nhưng Người nghiêm giọng truyền các ông không được nói điều ấy với ai.

 

Tiên báo cuộc Thương Khó và điều kiện để theo Đức Giêsu

(22) Người còn nói: «Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh loại bỏ, bị giết chết, ngày thứ ba sẽ trỗi dậy». (23) Rồi Đức Giêsu nói với mọi người: «Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày theo. (24) Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy».

CHIA SẺ

Câu hỏi gợi ý:

1. Đức Giêsu hỏi các môn đệ 2 câu: «Dân chúng nói Thầy là ai?» và «Còn anh em bảo Thầy là ai?». Trong hai câu ấy, câu nào quan trọng hơn? Tại sao?

2. Nếu Ngài hỏi ta câu thứ hai, ta sẽ trả lời thế nào, theo bài giáo lý ta đã học, hay theo tiếng nói từ sâu thẳm lòng ta? Tiếng nói ấy thế nào?

3.  Một khi đã xác định Ngài là ai đối với ta, nhưng ta lại sống như thể Ngài không phải là như vậy, thì ta là người thế nào?

4.  Nếu ta xác định Ngài là Thầy, còn ta là môn đệ theo Ngài, thì ta phải theo Ngài thế nào? Phải sống thế nào mới đúng là theo Ngài?

Suy tư gợi ý:

1. Hai loại hiểu biết về Đức Giêsu

Trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu hỏi các môn đệ hai câu về Ngài: «Dân chúng nói Thầy là ai?» và «Còn anh em bảo Thầy là ai?». Điều này gợi ý ta thấy: trong đời sống Kitô hữu, có hai thứ hiểu biết về Đức Giêsu:

– Một là những điều người khác nói về Ngài. Đó là những gì Giáo Hội dạy chúng ta về Đức Giêsu trong những bài giáo lý, trong những lớp thần học, trong những tác phẩm của các thần học gia. Ngoài ra, còn có những luồng dư luận khác về Ngài của người vô thần, của những tín đồ tôn giáo khác, v.v… Đây là thứ hiểu biết ở bên ngoài ta, cho dù chúng có thể ảnh hưởng gián tiếp đến suy nghĩ và hành động của ta.

– Hai là những gì chính bản thân ta nghĩ và cảm nghiệm về Ngài. Đây mới chính là điều quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ và sự dấn thân của ta đối với Đức Giêsu.

Nhiều khi ta biết rất Giáo Hội nói về Đức Giêsu, ta cũng tuyên xưng mạnh mẽ ra bên ngoài tất cả những Giáo Hội dạy. Nhưng trong thực tế, thể Đức Giêsu chưa đối với bản thân ta. Ngài vẫn như một ai đó xa lạ với ta, bên ngoài ta. Ta chưa cảm nghiệm được sự hiện diện hữu hiệu của Ngài trong ta. Giữa ta Ngài chưa một quan hệ thân thiết đầy tình nghĩa, chiếm nhiều đầu óc của ta, khả năng ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của ta, chi phối thúc đẩy ta hành động. Rất nhiều khi ta đến nhà thờ để gặp Ngài, rước Ngài vào tận trong thể ta, nhưng dường như giữa ta Ngài chẳng quan hệ chặt chẽ với nhau. Quan hệ giữa ta với Ngài nhiều khi chỉ mang tính hình thức. Sở như vậy bản thân ta vẫn chưa xác định được Ngài đối với ta.

Qua bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu hỏi ta: «Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?» Ngài muốn ta xác định lại chỗ đứng đích thực của Ngài trong tâm hồn ta, để từ đó xác định lại mối quan hệ giữa ta với Ngài.

2. «Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?»

Tại sao cần phải xác định như thế? Vì có xác định Ngài là gì đối với ta, và ta là gì đối với Ngài, ta mới hành xử với Ngài thích hợp với quan hệ đã xác định ấy. Tương tự như quan hệ của ta với một người nào đó: nếu ta xác định người ấy chẳng là gì đối với ta, thì ta đối xử với người ấy sao cũng được, chẳng cần phải tỏ ra nồng thắm hay tình nghĩa. Nhưng một khi đã xác định người ấy là cha mẹ ta, là vợ chồng hay người yêu ta, là con cái của ta, hay là ân nhân, bạn bè ta, thì ta phải đối xử sao cho xứng hợp với quan hệ của người ấy với ta. Không thể cư xử với cha mẹ hay người thân tương tự như với người dưng được.

Vì thế, một khi ta đã nhìn nhận Đức Giêsu là Chúa, là Thầy, là Đấng Cứu Thế, hay là Bạn, là Người Yêu… thì ta phải đối xử với Ngài đúng với những tư cách ấy của Ngài. Nếu nhìn nhận Ngài là Vua là Chúa thì đối với Ngài ta phải hành xử như một thần dân. Nếu nhìn nhận Ngài là Cha thì ta phải hành xử như một người con. Nếu coi Ngài như lẽ sống cuộc đời mình, thì ta phải sẵn sàng sống chết với Ngài… Nếu nhìn nhận một đằng, nhưng lại hành xử một đằng, thì sự nhìn nhận đó là giả dối.

3.  Đối xử cho xứng hợp với quan hệ đã xác định

Nếu đã coi nhau là người thân, mà khi hoạn nạn không giúp đỡ nhau, không thăm hỏi nhau, thì còn gì là thân nữa. Quan hệ thân tình kiểu đó chỉ là trên môi miệng. Cũng thế, một khi đã nhận Đức Giêsu là Cứu Chúa của mình, là Thầy của mình, và mình là môn đệ của Ngài, mà mình không sống hết mình với Ngài, thì sự nhìn nhận trên chỉ là môi mép.

Vì thế, chỉ sau khi hỏi các môn đệ mình: «Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?», và nghe các ông xác định: «Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa», Đức Giêsu mới cho các ông biết Ngài sẽ phải chịu đau khổ, bị loại bỏ, bị giết chết. Ngài nói thế để các ông có thời gian chuẩn bị tinh thần hầu khi sự việc xảy ra thì ứng xử cho phù hợp. Thế nhưng như chúng ta biết, khi Ngài lâm nạn, các ông đã bỏ trốn hết, riêng Phêrô thì chối Ngài.

Ngày nay, Đức Giêsu cũng hỏi ta câu đó: «Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?», để chúng ta xác định và hành xử theo xác định đó. Hiện nay, Ngài đang chịu đau khổ, bị loại bỏ và bị giết chết hằng ngày một cách thê thảm trong những con người đang đau khổ, bệnh hoạn, đang chịu bất công, áp bức chung quanh ta, trong xã hội và giáo hội ta đang sống. – Con mắt đức tin của ta có đủ sáng để nhận ra điều đó không? Ta đã, đang và sẽ làm gì cho Ngài một khi đã xác định Ngài là ai đối với ta? Nếu ta không cảm thấy mình phải làm gì cả, thì liệu xác định của ta có thật lòng không? Hay đó chỉ là một xác định bâng quơ, ngoài miệng, vô giá trị?

Khi ta đã xác định Ngài là Chúa, là Thầy, và ta là môn đệ theo Ngài, Ngài cho ta biết điều kiện để theo Ngài: «Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo». Ngài muốn ai theo Ngài thì phải thực hành đúng như vậy. Không thực hành như vậy thì không phải là theo Ngài đúng nghĩa.

Như vậy, nếu ta xác định mình là người theo Đức Giêsu

– mà lại không chịu từ bỏ bản thân, vẫn tiếp tục sống ích kỷ, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến chuyện vun vén mọi sự cho mình,

– mà không chịu dấn thân sống tinh thần yêu thương, là điều cốt tủy nhất trong sứ điệp của Ngài,

– mà không chấp nhận vác thập giá theo Ngài, lúc nào gặp khó khăn cũng than phiền, cũng đổ lỗi cho người khác, cũng muốn lánh nặng tìm nhẹ, tránh khổ tìm sướng,

thì việc xác định của ta chỉ là giả dối, việc theo Chúa của ta chỉ là trên danh nghĩa chứ không phải trên thực tế.

4.  Tâm lý bám víu, ham sướng sợ khổ của con người

Người Kitô hữu nào cũng tin Đức Giêsu Đấng Cứu Tinh, Con Thiên Chúa, muốn dấn thân theo Ngài. Nhưng điều kiện theo Ngài quả khó. Ngài đòi hỏi kẻ theo Ngài phải «từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày theo». Nhưng tâm của con người chúng ta muốn bám víu vào mọi sự mình có, mình thích, rất sợ phải từ bỏ chúng. Ta sợ rằng nếu không bám víu, không nắm chặt, không gắn vào những thứ ấy, ta sẽ mất hết. Ta giống như người nắm một vật quý trong tay theo hướng lòng bàn tay úp xuống dưới. Nếu không nắm lại thì vật quý ấy sẽ rơi xuống ngay tức khắc. thế, ta thấy cần phải nắm cho thật chặt. đối tượng ta muốn cầm nắm bảo vệ nhất chính bản thân ta. Ta sợ bản thân ta đau khổ, ta ham muốn được vinh quang, hạnh phúc.

Nhưng quả thật một sự rất nghịch trong cuộc đời, đó càng bám víu vào sự vật, của cải, tiền bạc, danh vọng, quyền lực, ta càng trở nên lệ cho chúng, bị chúng quay quắt, vật vã, hành hạ. Nhiều khi chúng bắt ta phải hành xử ngược với lương tâm, với chủ trương hướng thiện của ta. kết cuộc ta lún sâu vào tội lỗi đau khổ. Càng sợ hãi đau khổ thì ta càng nhạy cảm với đau khổ càng mồi ngon của đau khổ. Ta càng ham hạnh phúc thì hạnh phúc dường như càng tránh xa ta.

Tại sao vậy? Vì nguyên nhân làm phát sinh hạnh phúc chính là Thiên Chúa: hạnh phúc chỉ là kết quả. Ta thường chỉ nhắm đến kết quả mà không chú ý đến nguyên nhân. Ta giống như người muốn nấu cơm mà không biết cơm do cái gì biến thành. Ta chỉ chú ý đến việc nấu cơm, nên nhiều khi ta nấu cơm bằng cát, hay bằng một thứ gì khác không phải gạo, nên ta có chăm chỉ nấu cách mấy cũng không bao giờ thành cơm. Cũng vậy, tìm hạnh phúc hay sự sống mà không biết nguyên nhân phát sinh ra nó là Thiên Chúa thì sự tìm kiếm ấy vô ích. Còn ai tìm chính Thiên Chúa chứ không phải hạnh phúc, người ấy mới gặp được hạnh phúc. Để diễn tả chân lý ấy, Đức Giêsu nói: «Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy».

CẦU NGUYỆN

Lạy Cha, mang danh môn đệ Đức Giêsu, nhưng nhiều khi con chưa cảm nghiệm được Ngài ai. Con chỉ được học được nghe Giáo Hội nói Ngài Đấng Cứu Thế, con tuyên xưng mạnh mẽ rằng con tin điều đó. Nhưng nhiều khi con chỉ tin điều ấy như một kiến thức không ăn nhập đến đời sống thực tế của con. bản thân con chưa bao giờ xác định Ngài đối với con. Xin Cha hãy giúp con được cảm nghiệm thật sự về sự hiện diện sống động của Đức Giêsu trong tâm hồn con, thật sự xác tín Ngài chính lẽ sống của con. thế con mới thể dấn thân hết mình cho Ngài cho công cuộc của Ngài, để nhờ đó con tìm được sự sống hạnh phúc đích thực.                                                                                 

Joan Nguyễn Chính Kết


Trở Về Mục Lục | Về Trang Nhà